Phát triển kinh tế du lịch để tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành nghề khác như: giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, điện lực, y tế,

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế du lịch của tỉnh thanh hóa (Trang 88 - 93)

nghề khác như: giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, điện lực, y tế, môi trường, nghề thủ công mỹ nghệ … cùng phát triển, tạo nên sự phát triển cân đối, hài hoà trong bức tranh chung của nền kinh tế tỉnh nhà.

3.3. Phương hướng phát triển kinh tế du lịch Thanh Hoá

* Phát triển các loaị hình du lịch, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch

Căn cứ vào đặc điểm tài nguyên du lịch, căn cứ vào nhu cầu các thị

trường du lịch trọng điểm và các điều kiện về cơ sở vật chất - kỹ thuật, trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá định hướng phát triển các loại hình du lịch chủ yếu sau:

- Du lịch nghỉ dưỡng biển, vui chơi giải trí

- Du lịch thăm quan nghiên cứu các hệ sinh thái điển hình, đa dạng sinh

học

- Du lịch thăm quan, nghiên cứu các giá trị văn hoá Việt Nam - Du lịch hành hương lễ hội

Trong các loại hình du lịch trên, ngành kinh tế du lịch Thanh Hoá ưu tiên tập trung khai thác và phát triển du lịch sinh thái nhằm đạt mục tiêu phát triển du lịch một cách bền vững.

truyền thống; đối với từng vùng du lịch phải tạo ra được sản phẩm du lịch đặc thù và phải kết hợp với nước ngoài và các vùng trong nước, tạo thêm khả năng tiêu thụ sản phẩm du lịch Thanh Hoá.

Tạo sản phẩm du lịch đặc trưng, độc đáo, giầu bản sắc dân tộc đặc biệt là các sản phẩm du lịch mang tính truyền thống văn hoá, lịch sử, nghệ thuật, phong tục tập quán của địa phương như văn hoá Đông Sơn - núi Đọ, điệu hò Sông Mã … để tạo ưu thế cạnh tranh, thu hút khách, chiếm lĩnh và mở rộng thị trường.

Tạo sản phẩm du lịch chuyên đề như: du lịch bồi dưỡng sức khoẻ, nghỉ mát biển Sầm Sơn, Hải Tiến; du lịch hang động Hàm Rồng, Từ Thức; du lịch cho người ham thích làng nghề truyền thống, du lịch hội nghị, sinh hoạt văn hoá truyền thống dân tộc, sinh vật cảnh …

Tăng cường chất lượng dịch vụ du lịch trên cả ba góc độ: thái độ phục vụ, tính đa dạng, tiện nghi của hàng hoá dịch vụ và khả năng sẵn sàng phục vụ đón tiếp khách.

Phát triển các loại hình du lịch mới như du lịch chơi golf, thể thao, câu cá, … nhằm đa dạng hoá các sản phẩm du lịch và khai thác triệt để tiềm năng thế mạnh của địa phương; đồng thời, cần phải hợp tác chặt chẽ với các tỉnh lân cận trong vùng du lịch Bắc Bộ mà đặc biệt là Hà Nội, Hải Phòng … để thiết kế các tour du lịch liên tỉnh nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch ở những vùng lãnh thổ này. Thực hiện tốt điều đó sẽ cho phép ngành du lịch Thanh Hoá sẽ phát triển một cách mạnh mẽ với sản phẩm du lịch phong phú và đa dạng.

* Tổ chức không gian du lịch:

Để du lịch Thanh Hoá trở thành trọng điểm du lịch quốc gia, phương

hướng của ngành du lịch Thanh Hoá là xây dựng và phát triển các điểm du lịch, khu du lịch và đô thị du lịch như sau:

- Tổ chức điểm du lịch:

+ Bãi biển Sầm Sơn

+ Vườn quốc gia Bến En + Khu di tích Lam Kinh + Đền Bà Triệu

+ Thành Nhà Hồ (Tây Đô)

+ Hàm Rồng

- Tổ chức khu du lịch:

+ Khu du lịch nghỉ dưỡng biển Sầm Sơn

+ Khu du lịch tổng hợp văn hoá - sinh thái Hàm Rồng + Khu du lịch văn hoá lịch sử và sinh thái Lam Kinh + Khu du lịch văn hoá lịch sử thành Nhà Hồ

+ Khu du lịch sinh thái Bến En

+ Khu du lịch sinh thái Pùluông

- Đô thị du lịch:

+ Đô thị du lịch biển Sầm Sơn - Phát triển các tuyến du lịch:

+ Tuyến du lịch nội tỉnh :

Tuyến du lịch đường bộ:

Hệ thống tuyến du lịch đường bộ được xác định dựa trên hệ thống

giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh như quốc lộ 1A, quốc lộ 217, 47, 45, đường Hồ Chí Minh, các tỉnh lộ … và sự phân bố các tài nguyên du lịch tương ứng. Hệ thống này gồm:

Tuyến du lịch thành phố Thanh Hoá - Sầm Sơn - thành phố Thanh Hoá Tuyến du lịch thành phố Thanh Hoá - Quảng Xương - Nông Cống - Bến

Tuyến du lịch thành phố Thanh Hoá - Lam Kinh - thành phố Thanh Hoá

Tuyến du lịch thành phố Thanh Hoá - Bến En - Lam Kinh - thành phố

Thanh Hoá

Tuyến du lịch thành phố Thanh Hoá - Lam Kinh - Cẩm Thuỷ - Vĩnh

Lộc - thành phố Thanh Hoá

Tuyến du lịch thành phố Thanh Hoá - Nga Sơn

Sầm Sơn - thành phố Thanh Hoá - Lam Kinh - suối cá Cẩm Lương

(Cẩm Thuỷ) - thành Nhà Hồ (Vĩnh Lộc) - Sầm Sơn

Tuyến du lịch thành phố Thanh Hoá - Vĩnh Lộc - Cẩm Thuỷ - Bá

Thước

Tuyến du lịch thành phố Thanh Hoá - Tĩnh Gia - Hòn Mê (đường bộ

và đường thuỷ)

Tuyến du lịch đường sông: Tuyến du lịch dọc sông Mã

Tuyến du lịch dọc sông Chu

Tuyến du lịch đường sắt:

Du lịch Thanh Hoá có thể khai thác tuyến du lịch đường sắt theo tuyến đường sắt Bắc Nam.

+ Tuyến du lịch liên tỉnh:

Tuyến du lịch đường bộ:

Thanh Hoá - Ninh Bình - Hà Nam - Hà Tây - Hà Nội theo quốc lộ 1A Thanh Hoá - Nghệ An - Hà Tĩnh - các tỉnh miền Trung Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Nam Bộ dọc theo quốc lộ 1A

Thanh Hoá - các tỉnh phía Nam, phía Bắc dọc theo đường Hồ Chí Minh Thanh Hoá - Hoà Bình - các tỉnh Tây Bắc (quốc lộ 47, 15A)

Thanh Hoá - Thường Xuân - Bát Mọt (Lào) - các nước trong khu vực (quốc lộ 217)

Thanh Hoá - Bá Thước - Na Mèo - Sầm Nưa (Lào) - các nước trong khu vực (quốc lộ 217)

Tuyến du lịch đường sắt:

Thanh hoá - Hà Nội - và các tỉnh miền núi phía Bắc

Thanh Hoá - Vinh - và các tỉnh phía Nam

3.4. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch đến năm 2020 của tỉnh Thanh Hóa tỉnh Thanh Hóa

3.4.1. Tổ chức bộ máy và cơ chế chính sách

Trong những năm qua, ngành kinh tế du lịch Thanh Hoá đã gặt hái được những thành công đáng kể, có được điều đó một trong những nguyên nhân là nhờ vào sự đổi mới cơ chế quản lý và bộ máy tổ chức của các ngành, các cấp trong tỉnh. Tuy nhiên, để thực hiện thành công chiến lược phát triển du lịch 2010 - 2020 đưa ngành kinh tế du lịch Thanh Hoá trở thành trọng điểm du lịch quốc gia, cần tiếp tực đẩy mạnh việc kiện toàn tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý tương ứng với chức năng, nhiệm vụ của một ngành kinh tế mũi nhọn. Muốn vậy, cần thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau:

* Kiện toàn tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý du lịch, quản lý tài nguyên du lịch trên địa bàn của cấp huyện tương ứng với chức năng, nhiệm vụ của một ngành kinh tế quan trọng nhằm nâng cao năng lực quản lý về du lịch. Thực hiện đẩy mạnh cải cách hành chính, phân cấp và đơn giản hoá các thủ tục liên quan đến khách du lịch và doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

* Xúc tiến thực hiện các dự án quy hoạch trực tiếp ở những khu, điểm du lịch trọng điểm. Đối với những khu, điểm du lịch đã có quy hoạch phù

dự án đầu tư cụ thể. Coi trọng công tác quản lý và triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch. Thực hiện quản lý chặt chẽ lãnh thổ được quy hoạch, thiết lập mối quan hệ mật thiết giữa du lịch trên địa bàn với du lịch các địa phương vùng phụ cận, nhằm tạo ra được những sản phẩm du lịch mới có sức hấp dẫn lớn đối với du khách, tạo ra sự thúc đẩy tương hỗ nhằm phát triển du lịch địa bàn và các tỉnh trong vùng. Xây dựng kế hoạch cụ thể để giữ gìn trật tự và vệ sinh môi trường tại các điểm thăm quan du lịch.

* Ban hành cơ chế chính sách, khuyến khích, ưu đãi đối với các nhà

đầu tư xây dựng các khu, điểm du lịch quy mô lớn, với những sản phẩm chất lượng cao, thuộc địa bàn phát triển trọng điểm du lịch quốc gia. Tổ chức phát triển không gian du lịch của tỉnh, trên cơ sở xác định các tuyến, cụm, điểm du lịch hợp lý. Trong các cụm du lịch của tỉnh, phải xác định điểm du lịch trọng tâm và các điểm du lịch vệ tinh; đồng thời, cần tạo ra mối liên kết về du lịch giữa các doanh nghiệp, giữa các tỉnh lân cận, nhằm tạo sự hỗ trợ, bổ sung lẫn nhau trong hoạt động du lịch.

* Tiếp tực hoàn thiện cơ chế chính sách đối với việc phát triển du lịch:

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế du lịch của tỉnh thanh hóa (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w