6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.2. Công tác chấp hành quản lý chi ngân sách nhà nước
Trên cơ sở nguồn thu, việc phân bổ ngân sách được căn cứ vào các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tùng lĩnh vực. Chi ngân sách từng bước được cơ cấu theo hướng tiết kiệm, hiệu quả, giảm bao cấp trong sử dụng ngân sách, góp phần thực thi tốt Luật NSNN.
Bảng 2.10. Chi ngân sách quận Sơn Trà giai đoạn 2010 – 2014 phân theo nội dung kinh tế
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT Nội dung kinh tế 2010 2011 2012 2013 2014
Chi cân đối ngân sách 242,653 256,678 276,428 291,51 325,56 1 Chi đầu tư phát triển 56,676 60,564 63,897 67,231 68,65
Trong đó: Chi đầu tư XDCB
52,225 56,024 60,762 62,907 63,46
2 Chi trả nợ tiền vay, lãi, phí
STT Nội dung kinh tế 2010 2011 2012 2013 2014
3 Chi thường xuyên 63,245 67,265 71,879 73,903 75,267 4 Chi bổ sung quỹ dự trữ
tài chính
140 140 140 140 140
5 Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới
52,567 54,129 56,892 62,198 63,279
6 Chi cho các đơn vị dự toán phường
840 870 945 1,015 1,361
7 Chi chuyển nguồn cho năm sau
11,579 13,019 14,902 16,013 17,282
8 Chi nộp cho ngân sách cấp trên
357 580 780 905 962
(Nguồn: Sở tài chính, Kho bạc Nhà nước quận Sơn Trà)
Chi NSNN theo nội dung kinh tế và kết cấu nguồn chi giai đoạn từ 2010-2014, thì chi thường xuyên chiếm tỷ trọng cao nhất là 351,559 triệu đồng chiếm 32,56% trong chi cân đối ngân sách trên địa bàn, và tăng dần đều trong các năm, đặc biệt tăng mạnh trong giai đoạn 2013 – 2014. Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới giai đoạn 2010-2014 chiếm vị trí thứ hai trong chi ngân sách tại địa bàn quận. Chi đầu tư chiếm vị trí thứ ba trong chi ngân sách quận, giai đoạn 2010 – 2014 là 317.018 triệu đồng, nội dung chi này tăng mạnh trong hai năm 2012 và 2013.
Nhìn chung chi ngân sách trên địa bàn quận Sơn Trà giai đoạn 2010-2014 tăng đều là phù hợp với nhu cầu chi và tiến trình phát triển kinh tế xã hội của quận.
a. Về quản lý chi sự nghiệp giáo dục đào tạo quận Sơn Trà
Hệ thống giáo dục quận Ngũ Hành Sơn từ 2010 – 2014 cho thấy, ngân sách vốn đã nhỏ bé lại dàn trải từ các trường mầm non đến trường THCS. Đối với chi sự nghiệp giáo dục đào tạo thì chi tăng cao hơn so với dự toán là do bổ
sung tăng lương, sửa chữa chống xuống cấp trường học…và cũng là khoản chi chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi thường xuyên.
Bảng 2.11. Tình hình chi cho sự nghiệp giáo dục đào tạo Sơn Trà.
Đơn vị tính: Tỷ đồng, %
Năm 2010 2011 2012 2013 2014
Tổng chi GDĐT (tỷ đồng) 32,6 38,42 51,7 60,06 64,39 Tỷ lệ chi GDĐT chiếm trong
tổng chi thường xuyên (%)
32,98 28,48 33,05 34,2 36,78
Tỷ lệ chi GDĐT chiếm trong tổng chi NS quận (%)
23,06 20,95 26,48 25,6 28,23
Tỷ lệ chi GDĐT chiếm trong tổng GTSX (%)
8,53 8,23 9,7 10.78 11,45
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch quận, Niêm giám thống kê quận)
Tỷ trọng các khoản chi này tương đối cao, đạt bình quân là 9,31%/GTSX/năm. Tuy nhiên, xét về mặt tương đối thì khoản chi ngân sách cho giáo dục quận Sơn Trà lại có chiều hướng tăng trong giai đoạn hiện nay. Với chủ trương tăng cường tự chủ cùng với sự phát triển về quy mô và tỷ trọng chi sự nghiệp giáo dục đào tạo trong thời gian qua đã góp phần đem lại một số thành tựu nhất định trong hệ thống giáo dục của quận, cụ thể là:
- Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, đặc biệt là các trường tiểu học:
- Đời sống của giáo viên được quan tâm hơn qua các bước cải cách chế độ tiền lương; đặc biệt là địa phương đã thực hiện chính sách đãi cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục,…
- Hoàn thành chương trình xóa mù chữ theo đúng mục tiêu Nghị quyết Trung ương 2 đề ra đồng thời đang thực hiện triễn khai chương trình phổ cập tiểu học và cả trong nước.
được triển khai mạnh mẽ nhằm mục đích xây dựng cộng đồng trách nhiệm của tất cả các tầng lớp dân cư, mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng về nhân tài vật lực trong xã hội để phát triến sự nghiệp giáo dục. Chủ trương này xét trên một góc độ nhất định đã góp phần giảm áp lực cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo, từ đó tạo điều kiện để Nhà nước thực hiện những chương trình trọng điểm của ngành giáo dục như: xóa mù chữ, phổ cập tiểu học, tăng quy mô chi về đào tạo và tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ ngành giáo dục, cải cách chính sách lương, phụ cấp.
Mặc dù có những chuyển biến tích cực và đóng góp nhất định cho việc phát triển sự nghiệp giáo dục – đào tạo trong thời gian qua, tuy nhiên thực trạng quản lý chi sự nghiệp giáo dục – đào tạo hiện đang tồn tại một số vấn đề cần giải quyết.
- Thứ nhất, phân bổ ngân sách cho giáo dục – đào tạo chưa hợp lý.
Hiện nay, định mức phân bổ ngân sách cho giáo dục được căn cứ theo dân số nhằm mục đích tạo sự cân bằng về nhịp độ phát triển giữa các quận, huyện, phường, xã, ngoài ra các định mức khác cũng được vận dụng như tỷ lệ học sinh/giáo viên, tỷ lệ lương và ngoài lương. Có thể nói cách phân bổ ngân sách cho giáo dujctheo yêu cầu chỉ tiêu căn cứ trên dân số hiện nay có ưu điểm là đơn giản cho việc tính toán và phân bổ. Tuy nhiên, cơ chế phân bố như trên hiện đang phát sinh những hạn chế đó là:
- Định mức phân bố căn cứ theo dân số là một chỉ tiêu mang tính ước lượng khó chính xác vì tình trạng di dân quận ở quận hiện nay là khá phổ biến, từ đó tạo ra sự thiếu minh bạch trong quá trình phân bổ.
- Không kích thích được địa phương quản lý số lượng người đi học một cách hiệu quả bởi lẽ trường hợp số lượng trẻ em trong độ tuổi đến trường của địan phương có tăng lên hoặc giảm đi thì cũng không ảnh hưởng tới nguồn tài chính đã được phân bổ.
- Thứ hai, chế độ tiền lương hiện hành vẫn chưa đáp ứng mục tiêu nâng
cao đời sống vật chất cho đội ngũ giáo viên.
Mặc dù thời gian qua tiền lương đã có cãi cách theo thời điểm 1993 – 1997 -2000, đặt biệt là năm 2006 áp dụng chế độ tiền lương mới, trong đó quy định tại hệ số lương cho cán bộ viên chức, sau đó mức lương tối thiểu lần lượt được tăng lên trong các năm 2009 (540.000 triệu đồng); 2010 (650.000 đồng); 2011 (730.000 đồng); 2012 ( 830.000 đồng); 2014 (1.050.000 đồng). Tuy nhiên, chế độ tiền lương hiện vẫn chưa là nguồn sống chủ yếu cho những người hưởng lương từ NSNN nói chung và đội ngũ nhân viên nói riêng. Bình quân hiện nay lương giáo viên trên địa bàn quận đạt dưới 4.000 USD/năm. Từ đó, những hiện tượng giáo viên phải nghĩ dạy hoặc phải làm những công việc khác để tăng thu nhập, không còn thời gian chuyên tâm vào công tác giản dạy và nâng cao trình độ…diễn ra khá phổ biến trong ngành giáo dục.
b. Về quản lý chi sự nghiệp y tế quận Sơn Trà
Sự nghiệp y tế đóng vai trò hết sức quan trọng trong khám chữa bệnh và thực hiện các chiến lược chăm sóc sức khoẻ ban đầu mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra, cho nên phần lớn nguồn tài chính của các đơn vị sự nghiệp y tế thuộc nguồn ngân sách Nhà nước. Trong thời gian qua chi NSNN cho sự nghiệp y tế được sử dụng vào các hoạt động chủ yếu sau:
- Cấp phát chi phí cho các hoạt động phòng chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm.
- Thực hiện các chương trình trọng điểm của ngành y tế.
- Chi về khám chữa bệnh cho những đối tượng đặc biệt, chi thực hiện
các biện pháp hỗ trợ người nghèo, hộ gia đình chính sách : khám và chữa bệnh miễm phí, cấp thẻ bảo hiểm y tế…
- Chi về tăng cường cơ sở vật chất khám và chữa bệnh cho các trạm y
Bảng 2.12. Tình hình chi sự nghiệp y tế giai đoạn 2010 - 2014
Đơn vị tính: Tỷ đồng, %
Năm 2010 2011 2012 2013 2014
Tổng chi y tế (tỷ đồng) 5,322 6,907 19,087 21,05 23,38 Tỷ lệ chi y tế chiếm trong
tổng chi thường xuyên (%)
5,38 5,12 12,2 13,7 14,78
Tỷ lệ chi y tế chiếm trong tổng chi NS (%)
3,86 3,77 9,78 10,5 11,58
Tỷ lệ chi y tế chiếm trong tổng GTSX (%)
1,39 1,48 3,58 4,2 5,3
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch quận – Niêm giám thống kê quận)
Tỷ lệ chi cho y tế hàng năm chiếm trong tổng giá trị sản xuất biến đổi không đáng kể. Chi sự nghiệp y tế chiếm bình quân 2,02% trong tổng giá trị sản xuất quận giai đoạn 2006 – 2009 và 3,01% từ 2010 – 2014. Tuy nhiên tỷ lệ chi y tế chiếm trong tổng chi nhân sách cũng như lĩnh vực giáo dục đào tạo, tỷ trọng khoản chi này trong các năm trở lại đây có xu hướng không thay đổi so vơi trước đây. Giai đoạn 2010 – 2014 tỷ trọng chi y tế chiếm trong tổng chi ngân sách quận là 9,86% . Đặc biệt năm 2012 do thay đổi cơ chế nên khoản chi tiền bảo hiểm y tế cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi được ghi vào chi sự nhiệp y tế nên riêng năm 2012 tỷ trọng chi y tế chiếm trong tổng chi ngân sách quận là 9.78%.
Hiện nay, với chủ trương xã hội hóa các hoạt động sự nghiệp trong đó có
các hoạt động của ngành y tế không nằm ngoài mục đích nâng cao chất lượng hoạt động khám chữa bệnh và năng suất lao động của cán bộ ngành y, tăng cường trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật cho một nền y học hiện đại và đặc biệt là tạo điều kiện mở rộng mạng lưới y tế. Trong những năm qua, quận Sơn Trà tiếp tục tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, góp phần nâng cao năng lực chuẩn đoán, điểu trị.
Tuy nhiên, hiện nay chi ngân sách cho lĩnh vực y tế còn thấp, nó chỉ chiếm khoảng 25% so với chi cho sự nghiệp giáo dục. Mặc dù đã có những đóng góp nhất định cho sự phát triển của hoạt động y tế trong đời sống xã hội, tuy nhiên, quản lý chi sự nghiệp y tế quận vẫn còn một số tồn tại:
- Thứ nhất, chi còn dàn trải, không trọng điểm, từ đó tính hiệu quả không cao đặc biệt là những khoản chi ngân sách cấp bệnh viện, trạm y tế tại các phường. Điều này đã dẫn đến trình trạng quá tải cho bệnh viện thành phố, do người dân thiếu tin tướng vào chất lượng phục vụ tại các cơ sở y tế tại quận. - Thứ hai, mặc dù tính cách tiền lương đã được cải cách từng bước đối với hoạt động sự nghiệp trong đó có ngành y tế, song vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đảm bảo mức thu nhập thỏa đáng, đặc biệt là chế độ trợ cấp bồi dưỡng cho đội ngũ nhân viên làm việc trong các bệnh viện còn thấp như: trực đêm, trực ca mổ… đã dẫn đến những tiêu cực phí trong ngành y tế đang một gia tăng làm ảnh hưởng không nhỏ đến y tế của ngành.
Với cơ chế dàn trải chi ngân sách từ tuyến cơ sở đến tuyến thành phố nên không thể còn nguồn đề cải thiện chất lượng y tế. Nên chăng thay thế cách bố trí chi dàn trải như vậy bằng cách tăng cường đầu tư tuyến cơ sở và khu vực y tế dự phòng, dành ngân sách đầu tư trang thiết bị hiện đại khám chữa bệnh và chi trả tiền lương cho cao cho bác sỹ giỏi cho một số bệnh viện trọng điểm như bệnh viện thành phố và một vài bệnh viện tuyến quận, huyện.
c. Về quản lý chi sự nghiệp văn hóa – thể thao - du lịch quận Sơn Trà
Các khoản chi này nhằm nâng cao đời sống tinh thần, tạo điều kiện phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức và sức khỏe cho mỗi công dân. Trong thời gian qua cùng với quy mô chi NSNN tăng lên thì khoản chi cho sự nghiệp văn hóa – thể thao – du lịch cũng không ngừng được cải thiện, đã góp phần cho sự nghiệp văn hóa thể thao, du lịch ở quận Sơn Trà. Ngoài ra, giúp các cơ quan quản lý nhà nước nắm được số tiền mà nhà nước chi cho
lĩnh vực văn hoá và thể thao, từ đó có các chính sách phát triển sự nghiệp văn hoá và thể thao trong hiện tại và tương lai, đáp ứng với yêu cầu công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Trên cơ sở cơ cấu chi của từng loại hình kinh tế tham gia trong tổng số, mà nhà nước có chính sách phù hợp huy động các loại hình kinh tế tham gia sự nghiệp văn hoá và thể thao, tạo tiền đề cho xã hội phát triển toàn diện. Là căn cứ quan trọng để tính một số chỉ tiêu kinh tế tổng hợp trong SNA theo ngành, thành phần kinh tế.
Hình 2.2. Cơ cấu chi sự nghiệp, văn hóa – thể thao – du lịch quận Sơn Trà (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch quận, Niêm giám thống kê quận)
Bên cạnh những thành tựu đạt được chi sự nghiệp văn hóa- thể thao trong thời gian qua có một số hạn chế như:
- Nhiều dự án chi có quy mô lớn xong hiệu quả chưa cao, các chương trình văn hóa nghệ thuật, chương trình khuyến nông, phổ biến kiến thức trong đời sống KT-XH… chưa được đầu tư đúng mức nhằm nâng cao đời sống tinh thần của người dân địa phương.
- Phân bổ các khoản chi cho sự nghiệp văn hóa, thể thao còn thấp mang tính dàn trải cùng với sự kiểm soát không sâu sát nên dễ dẫn đến hiện tượng thất thoát nguồn kinh phí.