Công tác lập dự toán chi NSNN huyện (quận)

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn quận sơn trà thành phố đà nẵng (Trang 35 - 37)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.1. Công tác lập dự toán chi NSNN huyện (quận)

a. Lập dự toán ngân sách

Lập dự toán ngân sách nhà nước là khâu đầu tiên và là giai đoạn khởi

đầu trong một quá trình ngân sách ở mỗi quốc gia.

b. Mục đích, yêu cầu của lập dự toán chi ngân sách nhà nước

Dự toán là khâu mở đầu của một chu trình NSNN. Những khoản chi một khi đã được ghi vào dự toán chi và đã được cơ quan quyền lực nhà nước xét duyệt được coi là chi tiêu pháp lệnh. Xét trên góc độ quản lý, số chi đã được ghi trong dự toán thể hiện sự cam kết của cơ quan chức năng quản lý tài chính nhà nước với các đơn vị thụ hưởng NSNN, từ đó nảy sinh nguyên tắc quản lý chi theo dự toán.

Việc quản lý quá trình lập dự toán chi ngân sách cấp thành phố do UBND thành phố, Phòng tài chính – Kế hoạch thành phố thực hiện.

- Mục đích cơ bản của việc lập dự toán chi ngân sách là nhằm bảo đảm

tính đúng đắn ngân sách trong kỳ kế hoạch, có căn cứ khoa học và căn cứ thực tiễn các chi tiêu thu, chi của ngân sách trong kỳ kế hoạch.

- Yêu cầu trong quá trình lập dự toán ngân sách phải đảm bảo:

+ Kế hoạch ngân sách nhà nước phải bám sát kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và có tác động tích cực đối với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội: Kế hoạch chi ngân sách chỉ mang tính hiện thực khi nó bám sát kế hoạch phát triển – xã hội, có tác động tích cực đến thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội,cũng chính là thực hiện kế hoạch ngân sách nhà nước. Trong điều kiện kinh tế thị trường, Nhà nước thực hiện kinh tế quản lý vĩ mô, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu mang tính định hướng. + Kế hoạch chi ngân sách nhà nước phải đảm bảo thực hiện đầy đủ và

đúng đắn các quan điểm của chính sách tài chính địa phương trong thời kỳ và yêu cầu của Luật ngân sách nhà nước. Hoạt động chi ngân sách nhà nước là nội dung cơ bản của chính sách tài chính. Do vậy, lập ngân sách nhà nước phải thể hiện được đầy đủ và đúng đắn các quan điểm chủ yếu của chính sách tài chính địa phương. Bên cạnh đó, chi ngân sách nhà nước hoạt động luôn phải tuân thủ các yêu cầu của Luật ngân sách nhà nước, nên ngay từ khâu lập ngân sách cũng phải thể hiện đầy đủ các yêu cầu của Luật ngân sách nhà nước như: Xác định phạm quy, mức độ của nội dung các khoản chi phân định chi giữa các cấp ngân sách, cân đối ngân sách nha nước.

c. Căn cứ lập dự toán chi NSNN

- Nhiệm vụ phát triển Kinh tế - Văn hóa – Xã hội đảm bảo quốc phòng,

An ninh của Đảng và Chính quyền địa phương trong năm kế hoạch và những năm tiếp theo.

- Lập dự toán chi ngân sách nhà nước phải dựa trên kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong năm kế hoạch. Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội là cơ sở, căn cứ để đảm bảo các nguồn chi cho ngân sách nhà nước. Đồng thời, cũng là nơi sử dụng các khoản chi tiêu của ngân sách nhà nước. - Lập dự toán chi ngân sách ngân sách nhà nước phải tính đến kết quả

phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch ngân sách của các năm trước,đặc biệt là của năm báo cáo.

- Lập ngân sách nhà nước phải dựa trên các chính sách, chế độ, tiêu

chuẩn định mức cụ thể về chi tài chính nhà nước. Lập chi ngân sách nhà nước là xây dựng các chi tiêu chi cho năm kế hoạch, các chỉ tiêu đó chỉ có thể được xây dựng sát, đúng, ngoài ra dựa vào căn cứ nói trên phải đặc biệt tuân thủ theo các chế độ, tiêu chuẩn, định mức thu chi tài chính nhà nước thông qua hệ thống pháp luật và các văn bản pháp lý khác của nhà nước.

nhóm mục chi hay cho mỗi đối tượng cụ thể. Nhờ đó cơ quan tài chính mới có căn cứ để lập các phương án phân bổ ngân sách, kiểm tra, giám sát quá trình chấp hành, thẩm tra phê duyệt quyết toán kinh phí của các đơn vị thụ hưởng. Đồng thời dựa vào đinh mức chi mà các ngành, các cấp, các đơn vị mới có căn cứ pháp lý để triển khai các ngành, các cấp, các đơn vị mới có căn cứ pháp lý để triển khai các công việc cụ thể của quá trình quản lý, sử dụng kinh phí tại đơn vị mình theo đúng chế độ.

d. Phương pháp lập dự toán chi NSNN

Có 2 phương pháp phổ biến được áp dụng trong lập dự toán chi NSNN là : phương pháp phân bổ từ trên xuống và phương pháp lập từ cơ sở, tổng hợp từ dưới lên.

- Phương pháp phân bổ từ trên xuống

Phương pháp này được thể hiện chủ yếu là nhà nước trung ương dụa vào các căn cứ nhất định sẽ xác định tổng số chi của NSNN trong kỳ kế hoạch.

Phương pháp này có ưu điểm là nhanh, gọn, đảm bảo được các yêu cầu của Nhà nước trung ương.

- Phương pháp lập dự toán từ cơ sở, tổng hợp từ dưới lên

Nội dung chính của phương pháp này là các nội dung chi của NSNN sẽ được tiến hành lập từ những đơn vị cơ sở thấp nhất, sau đó được tổng hợp lên các cấp, các ngành.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn quận sơn trà thành phố đà nẵng (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)