Phân loại chi NSNN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn quận sơn trà thành phố đà nẵng (Trang 25 - 28)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.1.2.Phân loại chi NSNN

Tùy theo yêu cầu của việc phân tích, đánh giá và quản lý NSNN trong từng thời kỳ người ta có thể phân chia các khoản chi NSNN theo tiêu thức khác nhau. Theo tính chất kinh tế, chi NSNN được chia ra các nội dung:

a. Chi đầu tư phát triển kinh tế

Một trong các chức năng quan trọng của nhà nước là chức năng tổ chức kinh tế. Chức năng này trong cơ chế thị trường được thể hiện bằng vai trò của nhà nước trong quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Ngân sách nhà nước với các vai trò của nó được coi là một công cụ quan trọng trong việc thực hiện chức năng nói trên của nhà nước.

Chi phát triển đầu tư là những khoản chi mang tính chất tích lũy phục vụ cho quá trình tái sản xuất mở rộng gắn với việc cơ sở hạ tầng nhằm tạo ra môi trường và điều kiện thuận lợi cho việc bỏ vốn đầu tư của các doanh nghiệp vào các lĩnh vực cần thiết, phù hợp với mục tiêu của nền kinh tế. Nói khác đi, việc chi cho đầu tư phát triển của NSNN nhằm mục đích tạo ra sự khởi động ban đầu, kích thích quá trình vận động các nguồn vốn trong xã hội để hướng tới sự tăng trưởng.

Chi đầu tư phát triển được cấp phát chủ yếu từ ngân sách trung ương và một số bộ phận đáng kể của ngân sách địa phương và bao gồm các khoản chi sau đây:

- Chi đầu tư xây dựng cơ bản: Là khoản chi tài chính nhà nước được

đầu tư cho các công trình thuộc kết cấu hạ tầng (cầu cống, bến cảng, sân bay, hệ thống thủy lợi..), các công trình kinh tế có tính chất chiến lược , các công

trình và dự án phát triển văn hóa xã hội trọng điểm, phúc lợi công cộng nhằm hình thành thế cân đối cho nền kinh tế , tạo ra tiền đề kích thích quá trình vận động vốn của doanh nghiệp và tư nhân nhằm tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.

- Chi đầu tư xây dựng cơ bản có tầm quan trọng trong việc tạo ra cơ sở

vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế và xã hội, góp phần hình thành cơ cấu kinh tế theo định hướng nhà nước, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển và nâng cao lao động sản xuất xã hội.

- Chi đầu tư và hỗ trợ vốn doanh nghiệp nhà nước: là khoản chi gắn

liền với sự can thiệp nhà nước vào lĩnh vực kinh tế. Với khản chi này, một mặt nhà nước bảo đảm đầu tư vào một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh cần thiết tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế xã hội , mặt khác nhằm hình thành một cơ cấu kinh tế hợp lý.

Trong nền kinh tế thị trường, tổng công ty và doanh nghiệp nhà nước được hình thành và tồn tại trong các ngành, các lĩnh vực then chốt như khai thác tài nguyên thiên nhiên, năng lượng, các ngành công nghiệp cơ bản, an ninh quốc phòng, các ngành phục vụ lợi ích công cộng.. Với sự hoạt động của loại hình doanh nghiệp nhà nước đòi hỏi ngân sách nhà nước phải cấp vốn đầu tư ban đầu và hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp nhà nước, khoản chi này h́nh thành nên vốn cố định và vốn lưu động của doanh nghiệp nhà nước .

- Chi góp vốn cổ phần, vốn liên doanh vào doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của nhà nước : trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, các công ty cổ phần được hình thành thông qua quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp quốc gia hoặc thành lập mới. Các doanh nghiệp liên doanh được thành lập trên cơ sở liên doanh, liên kết giữa các tổ chức kinh tế với nhau. Các doanh nghiệp này tham gia vào nhiều lĩnh vực hoạt động kinh tế kể cả ở những lĩnh vực có vị trí trọng yếu ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế. Trong

điều kiện đó, đòi hỏi nhà nước với vai trò quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế phải tham gia vào các lĩnh vực thiết yếu đó bằng việc mua cổ phần của các công ty hoặc góp vốn liên doanh theo một tỷ lệ nhất định, tùy theo tính chất quan trọng của từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh đối với nền kinh tế, nhằm thực hiện hướng dẫn, kiểm soát hoặc khống chế hoạt động của các doanh nghiệp này đi theo hướng phát triển có lợi cho nền kinh tế.

- Chi cho các quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia và các quỹ hỗ trợ phát triển:

Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia và quỹ hỗ trợ phát triển quốc gia là những tổ chức tài chính có tư cách pháp nhân, thực hiện chức năng huy động vốn và tiếp nhận các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước để cho vay đối với các chương trình, dự án phát triển thuộc các ngành nghề thuộc diện ưu đãi và các vùng khó khăn theo quy định của chính phủ. Trong quá trình thành và hoạt động của các quỹ này được ngân sách nhà nước cấp vốn điều lệ ban đầu và bổ sung vốn hàng năm để thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Chi dự trữ nhà nước : Dự trữ quốc gia cho phép duy trì sự cân đối và

ổn định trong phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động của nền kinh tế và trong những trường hợp nhất định cho phép ngăn chặn, bù đắp các tổn thất bất ngờ xảy ra đối với nền kinh tế xã hội. Trong nền kinh tế thị trường hoạt động của các quy luật kinh tế có thể dẫn đến những biến động phức tạp không có lợi cho nền kinh tế hoặc xảy ra thiên tai đòi hỏi phải có một khoản dự trữ giúp nhà nước điều tiết thị trường, khắc phục hậu quả.

b. Chi tiêu dùng thường xuyên

Là những khoản chi không có trong khu vực đầu tư và có tính chất thường xuyên để tài trợ cho hoạt động của các cơ quan nhà nước nhằm duy trì đời sống quốc gia. Về nguyên tắc, các khoản chi này thường được tài trợ bằng các khoản thu không mang tính chất hoàn trả của ngân sách nhà nước. Chi

thườn xuyên gồm có: chi về chủ quyền quốc gia, chi phí liên quan đến sự điều hành và duy trì hoạt động của các cơ quan nhà nước để thực hiện những nhiệm vụ được giao phó, chi phí do sự can thiệp của nhà nước vào các hoạt động kinh doanh văn hóa xã hội để cải thiện đời sống nhân dân.

c. Chi trả nợ gốc tiền chính phủ vay

+ Trả nợ trong nước: Là những khoản nợ mà trước đây nhà nước đã vay các tầng lớp dân cư, các tổ chức kinh tế và các tổ chức khác bằng cách phát hành các loại chứng khoán nhà nước như tín phiếu kho bạc, trái phiếu quốc gia.

+ Trả nợ nước ngoài: Là các khoản nợ mà nhà nước vay chính phủ nước ngoài, các doanh nghiệp và các tổ chức tiền tệ quốc tế.

Hàng năm số chi trả nợ của nhà nước được bố trí theo một tỷ lệ nhất định trong tổng số chi của ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo khả năng trả nợ đúng hạn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn quận sơn trà thành phố đà nẵng (Trang 25 - 28)