Chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn quận sơn trà thành phố đà nẵng (Trang 37 - 39)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.2.Chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước

a. Chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước

Là thực hiện dự toán ngân sách nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hay nói cách khác là thực hiện các chỉ tiêu chi tài chính trong dự toán ngân sách nhà nước.

b. Mục tiêu của chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước

- Biến các chỉ tiêu chi ghi trong kế hoạch ngân sách năm từ khả năng,

dự kiến thành hiện thực.

- Thông qua chấp hành dự toán chi NSNN có thể tiến hành kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức về kinh tế, tài chính của nhà nước.

c. Nội dung chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước

- Phân bổ và giao dự toán chi NS huyện (quận)

Căn cứ Quyết định của UBND thành phố và giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách, Phòng tài chính Kế hoạch quận có trách nhiệm tham mưu cho UBND huyện, quận thực hiện phương án phân bổ ngân sách cấp huyện và mức phân bổ cho ngân sách cấp dưới.

Nội dung cơ bản của cho thường xuyên: Chi cho các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ, văn hóa – thông tin, phát thanh truyền hình, thể dục thể thao, đảm bảo xã hội; Chi cho các hoạt động sự nghiệp kinh tế của Nhà nước; Chi hoạt động môi trường; Chi cho hoạt động hành chính nhà nước; Chi cho An ninh – quốc phòng và chi khác ngân sách.

Nội dung cơ bản của chi đầu tư phát triển: Việc cấp phát thanh toán vốn đầu tư và xây dựng cơ bản phải đảm bảo đúng mục đích, đúng kế hoạch; Cấp phát đầu tư xây dựng cơ bản chỉ được thực hiện theo đúng mức độ thực tế hoàn thành kế hoạch, trong phạm vi gia dự toán được duyệt .

Sau khi được các cơ quan tài chính thống nhất, thủ trưởng cơ quan, đơn vị phân bổ ngân sách quyết định giao dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc.

- Chi trả, thanh toán bằng hình thức chi lệnh tiền

+ Chi cho các doanh nghiệp các tổ chức kinh tế - xã hội không có quan hệ thường xuyên với ngân sách.

+ Chi cho vay, trả nợ trong và ngoài nước

+ Chi bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới.

- Chi ứng trước dự toán

+ Các dự án, công trình quốc gia và công trình XDCB.

+ Một số nhiệm vụ quan trọng cấp bách phải thực hiện theo chế độ.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn quận sơn trà thành phố đà nẵng (Trang 37 - 39)