Nghĩa của quản lý chi NSNN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn quận sơn trà thành phố đà nẵng (Trang 28 - 30)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.1.3.nghĩa của quản lý chi NSNN

- Phản ánh qui mô và hiện trạng chi tiêu của nhà nước cho đầu tư phát

triển, cho các sự nghiệp kinh tế xã hội và bổ sung quỹ dự trữ tài chính. Chi NSNN là nguồn lực tài chính nhằm bảo đảm và duy trì sự hoạt động bình thường của hệ thống chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương. Hoạt động bộ máy chính quyền các cấp, không chỉ nhằm mục đích thống nhất quản lý các hoạt động của nền kinh tế quốc dân mà còn nhằm đảm bảo sự ổn định về chính trị: một trong những nhân tố có vai trò quyết định đến sự thành bại của công cuộc cải cách kinh tế.

- Phản ánh tầm quan trọng của các lĩnh vực chi tiêu, quy mô và vị trí

của từng khoản chi trong tổng chi NSNN. Phải xây dựng được các định mức, tiêu chuẩn chi tiêu phù hợp với từng đối tượng hay tính chất công việc; đồng thời phải có tính thực tiễn cao.

- Phải thiết lập được các hình thức cấp phát đa dạng và lựa chọn hình thức cấp phát áp dụng cho mỗi loại hình đơn vị, hay yêu cầu quản lý của từng nhóm mục chi một cách phù hợp. - Biết lựa chọn ưu tiên cho các loại hoạt động hoặc theo các nhóm mục chi sao cho tổng số chi có giới hạn nhưng khối lượng công việc, công trình xây dựng vẫn hoàn thành và đạt chất lương cao. Để đạt được điều này, đòi hỏi phải có các phương án phân phối và sử dụng kinh phí khác nhau. Trên cơ sở đó mà lựa chọn phương án tối ưu nhất. - Giúp điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế. Chi NSNN có

tác động nhất định đến việc thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế. Trường hợp chi vượt thu quá sẽ dẫn đến lạm phát. Vì vậy, để kiềm chế lạm phát phải khống chế tiêu dùng của Chính phủ, đặc biệt đối với những nước đang phát triển, nơi lạm phát thường ở mức độ cao.

- Góp phần ổn định thị trường, chống lạm phát, bình ổn giá cả thị

trường hàng hóa. Trái với quan điểm “Ngân sách tiêu dùng” hoặc “Ngân sách cai trị” có quy mô vừa phải, đủ đảm bảo chi thường xuyên, chi quốc phòng, an ninh là quan điểm ủng hộ Nhà nước sử dụng Ngân sách can thiệp vào kinh tế. Nhà nước cần phải tác động vào quá trình phát triển kinh tế, dù đó là kinh tế kế hoạch hoá tập trung hay kinh tế thị trường. Với ý nghĩa đó, tiềm lực tài chính của Nhà nước phải đủ mạnh đảm bảo triển khai các biện pháp can thiệp kinh tế. Quy mô thu, chi NSNN phải đủ lớn bảo đảm cho Nhà nước chủ động thực hiện các chính sách tài khóa nới lỏng (hoặc thắt chặt), thực hiện kích cầu đầu tư, tiêu dùng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Trong thực tế, việc thúc đẩy tăng trưởng, ổn định, điều tiết kinh tế vĩ mô của một Ngân sách phát triển đã được nhận thức, vận dụng rất khác nhau tuỳ thuộc quan niệm của mỗi Nhà nước, tuỳ theo bối cảnh kinh tế ở mỗi thời kỳ và đã trải qua nhiều thăng trầm quan trọng. Nổi bật là hiện tượng đề cao quá mức vai trò công cụ điều tiết kinh tế của NSNN tại các Nhà nước XHCN

trước thập kỷ 90 và các Nhà nước TBCN trước thập kỷ 70.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn quận sơn trà thành phố đà nẵng (Trang 28 - 30)