6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội Đà Nẵng đến năm 2020
2020
Phương hướng phát triển KTXH thành phố Đà Nẵng đến năm 2020
được đề ra như sau: Xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm kinh tế - văn hoá - xã hội lớn của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; là trung tâm công nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ; là thành phố đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ bản trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020. Xây dựng Đà Nẵng trở thành thành phố cảng biển, là đầu mối giao thông quan trọng trên tất cả các lĩnh vực như đường biển, đường hàng không,
đường sắt, đường bộ và về trung chuyển và vận tải trong nước và quốc tế, là cửa ngõ chính ra biển của các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên.
Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế của Đà Nẵng đến năm 2020:
- Cơ cấu kinh tế: chuyển đổi theo hướng dịch vụ - công nghiệp, xây dựng - nông nghiệp. Dự kiến cơ cấu kinh tế của thành phố đến năm 2020 là: dịch vụ: 55,6%, công nghiệp và xây dựng: 42,8%; nông nghiệp: 1,6%.
- Tăng trưởng kinh tế: duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế 12 - 13%/năm. - Lao động ngành công nghiệp chiếm khoảng 38-40% tổng số lao động có việc làm.
- Tỷ trọng GDP của thành phố chiếm khoảng 2,8% GDP cả nước.
- Kim ngạch xuất khẩu thời kỳ 2011 - 2020 tăng bình quân 19 - 20%/năm.
- Tỷ trọng thu ngân sách so với GDP đạt từ 35 - 36%. - Tốc độđổi mới công nghệ bình quân hàng năm đạt 25%.
Các mũi trọng điểm trong phát triển kinh tế:
Công nghiệp:
- Đến năm 2020: tốc độ tăng bình quân GDP công nghiệp - xây dựng giai đoạn 2011 - 2015 là 12,2% và giai đoạn 2016 - 2020 là 12,3%. Tỷ trọng GDP công nghiệp - xây dựng trong tổng GDP của thành phố năm 2015 là 45,4% và năm 2020 là 42,8%.
- Công nghiệp được phát triển theo hướng tập trung đến những ngành hàng, sản phẩm sử dụng hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, có hàm lượng chất xám cao. Bên cạnh đó, coi trọng phát triển công nghiệp phụ trợ, tư liệu sản xuất, các mặt hàng xuất khẩu.
- Phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực, các ngành công nghiệp mũi nhọn có khả năng cạnh tranh trên thị trường dựa vào lợi thế so sánh của thành phố.
- Phát triển khu công nghệ cao; khuyến khích các DN tăng cường đầu tư công nghệ tiên tiến và tự động hóa, áp dụng hệ thống quản lý theo các tiêu chuẩn quốc tế.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng cho sản xuất. Xây dựng riêng các KCN cho phát triển CNTT, khu công nghệ cao. Quy hoạch và phát triển các cụm công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn các xã phía tây huyện Hòa Vang, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư, góp phần giải quyết việc làm cho lao động thành phố, khai thác và tận dụng nguồn vốn, khả năng về kỹ thuật và quản lý trong nhân dân.
Thương mại, dịch vụ:
- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng các ngành khu vực dịch vụ cao hơn tăng trưởng chung nền kinh tế thành phố, giai đoạn 2011 - 2015 tăng 13,5%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 tăng 14%/năm, tỷ trọng khu vực dịch vụ trong cơ cấu
kinh tế thành phố đến năm 2015 chiếm 52,2%, năm 2020 đạt 55,6% tổng GDP của thành phố.
- Thương mại: xây dựng ngành thương mại phát triển vững mạnh, có hệ
thống kết cấu hạ tầng tương đối hiện đại. Dự kiến tăng trưởng thời kỳ 2011 - 2015 đạt 12,2%/năm, thời kỳ 2016 - 2020 đạt 14,1%.
- Xây dựng Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm thương mại, du lịch, dịch vụ lớn của Việt Nam. Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn, có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của thành phố.
- Tiếp tục đầu tư xây dựng, phát triển hạ tầng du lịch một cách đồng bộ, kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước, hình thành các trung tâm du lịch biển quốc tế.
- Xây dựng các sản phẩm du lịch làng văn hóa dân tộc đặc thù, phục hồi các thiết chế làng văn hóa dân; Tổ chức các sự kiện và lễ hội văn hóa – lịch sử – du lịch truyền thống của địa phương theo định kỳ.
- Phát triển thương mại để Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm thương mại lớn của Việt Nam nhằm thực hiện chức năng giao dịch bán buôn, giao thương hàng hóa của khu vực.
- Chuyển đổi mạnh cơ cấu xuất khẩu, tăng tỷ trọng hàng chế biến, đặc biệt tăng tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm dịch vụ. Tập trung đầu tư phát triển các nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: thủy hải sản, may mặc, da giày, xăm lốp ô tô, đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ, thiết bịđiện, linh kiện điện tử.
Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản:
- GDP ngành nông nghiệp bình quân giai đoạn 2001 - 2010 đạt 4 - 5%/năm, giai đoạn 2011 - 2020 đạt 4,8%/năm.
- Cơ cấu kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp đến hết năm 2010 là: thuỷ sản 69,5%, nông nghiệp 26,8%, lâm nghiệp 3,7% và đến năm 2020 là: thuỷ sản 73,3%, nông nghiệp 23,5%, lâm nghiệp 3,2%.
- Phát triển kinh tế nông thôn bền vững theo hướng đa ngành nghề, có GTGT cao, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế
nông thôn.
- Trong sản xuất nông nghiệp giảm tỷ trọng sản xuất lương thực, tăng tỷ trọng thực phẩm trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp, cơ giới hóa và
ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.
- Xây dựng Đà Nẵng để trở thành trung tâm nghề cá mạnh của khu vực.
Đẩy mạnh khai thác hải sản xa bờ, phát triển nhanh số lượng tàu cá công suất lớn và cải hoán nâng cấp tàu cá công nhỏđể ra khơi. Xây dựng các tổ hợp tác nghề cá cùng hỗ trợ khai thác trên biển.
- Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng chủ yếu là nuôi công nghiệp
đi đôi với quản lý môi trường nuôi, đảm bảo sản phẩm sạch đáp ứng yêu cầu chế biến xuất khẩu. Đẩy mạnh chế biến thủy sản xuất khẩu, tập trung đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ cao, phát triển thêm các nhà máy chế biến.
3.1.2. Chiến lược phát triển Ngành Hải quan đến năm 2020
a. Quan điểm
Chiến lược phát triển Hải quan Việt Nam đến năm 2020 được quán triệt theo các quan điểm sau:
Thứ nhất, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước; tuân thủ các quy định của pháp luật, phù hợp với định hướng phát triển KTXH của đất nước và chương trình cải cách nền hành chính; thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Thứ hai, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại đồng thời tăng cường quản lý nhà nước về Hải quan theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, lấy cải cách, hiện đại hóa làm cơ sở, tập trung đầu tư để hiện
đại hóa Hải quan tại các vùng, địa bàn trọng điểm, đồng thời có tính đến sự
đại hóa chung của Hải quan Việt Nam. Kết hợp phát huy nội lực là chính với tranh thủ sự hỗ trợ bên ngoài để phát triển nhanh, bền vững.
Thứ tư, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của các Bộ, ngành, địa phương mà trong đó ngành Hải quan là nòng cốt và trên cơ sở
giám sát, thực hiện của cộng đồng DN và nhân dân.
b. Mục tiêu chiến lược Về mục tiêu tổng quát:
- Xây dựng Hải quan Việt Nam hiện đại, có cơ chế, chính sách đầy đủ, minh bạch, thủ tục Hải quan đơn giản, hài hòa đạt chuẩn mực quốc tế, trên nền tảng ứng dụng CNTT, xử lý dữ liệu tập trung và áp dụng rộng rãi phương thức QLRR, đạt trình độ tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực
Đông Nam Á.
- Xây dựng lực lượng Hải quan đạt trình độ chuyên nghiệp, chuyên sâu có trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả góp phần tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại hợp pháp, phát triển du lịch, thu hút đầu tư nước ngoài, đảm bảo an ninh quốc gia, an toàn xã hội, bảo vệ
lợi ích của nhà nước, quyền và nghĩa vụ hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Về mục tiêu chủ yếu:
- Về thể chế: xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật Hải quan theo hướng hiện đại, đồng bộ, tuân thủ chủ trương về cải cách thủ tục hành chính và các chuẩn mực, cam kết quốc tế; xây dựng hệ thống pháp luật Hải quan hiện đại bao gồm đầy đủ các quy định về: thủ tục Hải quan, chế độ quản lý Hải quan và các cơ chế tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, các quy định về quản lý thuế, kiểm soát biên giới, chế tài, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, quy định quyền hạn của cơ quan Hải quan tương xứng với trách nhiệm thực thi pháp luật Hải quan, pháp luật thuế và pháp luật khác có liên quan.
- Về công tác nghiệp vụ Hải quan: phấn đấu đến năm 2020, về cơ bản các thủ tục và chế độ quản lý Hải quan phải đơn giản, hiệu quả, hài hòa và tuân thủ các chuẩn mực, thông lệ quốc tế; thủ tục Hải quan chủ yếu được thực hiện bằng phương thức điện tử tại các địa bàn trọng điểm; thực hiện việc trao
đổi thông tin trước khi hàng đến, thanh toán, quản lý các giấy phép bằng phương thức điện tử; thực hiện cơ chế DN ưu tiên đặc biệt về thủ tục và an ninh theo các chuẩn mực của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO); áp dụng phương pháp QLRR một cách hệ thống trong các khâu nghiệp vụ Hải quan. Từ năm 2012, từng bước xử lý dữ liệu thông quan tập trung tại cấp Cục Hải quan; thực hiện cơ chế một cửa Hải quan quốc gia và tham gia cơ chế một cửa ASEAN.
Nâng cao trình độ, năng lực quản lý thuế ngang tầm với các nước trong khu vực. Đảm bảo quản lý thuế công bằng, minh bạch, khả thi, hiệu quả, phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Nâng cao tính tự giác tuân thủ pháp luật của NNT, đảm bảo lợi ích quốc gia, hạn chế những thách thức, bất lợi phát sinh trong quá trình hội nhập. Đảm bảo nguồn thu của NSNN.
Tổ chức thực hiện và nâng cao chất lượng công tác nghiệp vụ cơ bản và phòng, chống có trọng điểm, hiệu quả hoạt động buôn lậu, vận chuyển các mặt hàng cấm qua biên giới. Triển khai thực hiện các cam kết quốc tế trong công tác phòng, chống khủng bố, rửa tiền, thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
và hợp tác Hải quan về kiểm soát chung. Thực hiện việc áp dụng các hàng rào kỹ thuật theo quy định của pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Đến năm 2020, hoạt động kiểm tra sau thông quan đạt trình độ chuyên nghiệp, chuyên sâu, hiệu quả, dựa trên phương pháp QLRR với quy trình nghiệp vụ được chuẩn hóa trên cơ sở ứng dụng CNTT kết hợp với các biện pháp chế tài, xử lý nghiêm minh.
- Về tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực: xây dựng tổ chức bộ máy Hải quan hiện đại và theo nguyên tắc tập trung thống nhất, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển KTXH và tăng cường sự quản lý của Nhà nước, góp phần giữ gìn an ninh, an toàn quốc gia. Xây dựng lực lượng Hải quan có trình
độ chuyên nghiệp, hoạt động minh bạch, liêm chính, có hiệu lực, thích ứng nhanh với những thay đổi của môi trường, công nghệ và yêu cầu của tiến trình hội nhập quốc tế.
- Về ứng dụng CNTT: xây dựng hệ thống CNTT Hải quan hiện đại trên nền tảng tập trung hóa xử lý dữ liệu, tích hợp đầy đủ các chức năng, xử lý hồ
sơ Hải quan điện tử, manifest điện tử, thanh toán điện tử, giấy phép điện tử;
đảm bảo hệ thống CNTT đạt tiêu chuẩn an ninh, an toàn cao (24/24 và 24/7) và quản lý theo hướng dịch vụ; xây dựng cổng thông tin điện tử kết nối, trao
đổi thông tin với các cơ quan liên quan, thực hiện cơ chế Hải quan một cửa quốc gia và một cửa khu vực ASEAN.
Đảm bảo tính đầy đủ, chính xác, kịp thời của số liệu thống kê nhà nước về Hải quan làm cơ sở cho việc theo dõi, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình xuất khẩu, nhập khẩu và các hoạt động khác phục vụ kịp thời cho công tác hoạch định, chỉđạo, điều hành về các chính sách kinh tế, thương mại và thuế
của các cơ quan nhà nước.
Một số chỉ tiêu cụ thể và lộ trình thực hiện:
- Thực hiện thủ tục Hải quan điện tử: đến 2015 có 100% các Cục Hải quan, 100% các Chi cục Hải quan tại các địa bàn trọng điểm (cảng biển, cảng hàng không, CK đường bộ quốc tế, các khu kinh tế trọng điểm), 60% các loại hình Hải quan cơ bản, 70% kim ngạch XNK, 60% DN thực hiện thủ tục Hải quan điện tử.
Đến 2020 có 100% các Cục Hải quan, 100% các Chi cục Hải quan, 100% các loại hình Hải quan cơ bản, 90% kim ngạch XNK, 80% DN thực hiện thủ tục Hải quan điện tử.
- Thời gian thông quan hàng hóa đến 2015 bằng với mức trung bình của các nước tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á tại thời điểm 2010 và đến 2020 phấn đấu bằng với mức của các nước tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á tại cùng thời điểm.
- Tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa đến 2015 là dưới 10% và đến 2020 phấn đấu đạt dưới 7%.
- Tỷ lệ các giấy phép XNK thực hiện trong cơ chế một cửa Hải quan quốc gia đến 2015 là 50% và đến 2020 là 90%.
- Tập trung hóa xử lý dữ liệu điện tử của hệ thống thông quan Hải quan vào năm 2015.
3.1.3. Phương hướng quản lý thuế XNK trên địa bàn thành phốĐà Nẵng
a. Quản lý thuế XNK gắn liền với cải cách, hiện đại hóa Ngành Hải quan nói chung
Quản lý thuế XNK được biết là một trong những nhiệm vụ chủ chốt của Ngành Hải quan. Việc đổi mới quản lý thuế XNK phải căn cứ vào những quy trình, quy định và hệ thống mới của Ngành. Từ đó, việc điều chỉnh bộ
máy, cơ chế quản lý, quy trình nghiệp vụ... cần phải phù hợp với hệ thống mới của Ngành Hải quan. Một số mục tiêu cải cách, hiện đại hóa Hải quan nói chung được đặt ra trong thời gian tới như sau:
- Cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính về Hải quan, công tác quản lý thuế XNK luôn được đặt lên hàng đầu, nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho NKHQ, NNT trong hoạt động XNK trên địa bàn.
- Thực hiện tốt công tác giám sát quản lý Hải quan, giải quyết kịp thời vướng mắc, thông quan nhanh chóng hàng hóa XNK.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật Hải quan, pháp luật thuế XNK; hỗ trợ cho NKHQ, NNT phục vụ tốt cho đầu tư tại địa bàn phát triển.
- Tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, kiểm soát địa bàn, đối tượng trọng điểm, mặt hàng nhạy cảm; nâng cao chất lượng công tác thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ Hải quan, QLRR và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật Hải quan, pháp luật thuế.
- Đẩy mạnh và triển khai các biện pháp nhằm xây dựng lực lượng Hải quan trong sạch vững mạnh. Thực hiện tốt công tác TCCB đạt hiệu quả cao, môi trường làm việc thuận lợi, hấp dẫn tạo điều kiện thu hút, phát triển nguồn nhân lực chuyên sâu, chuyên nghiệp. Chất lượng CBCC luôn được nâng cao