Quản lý thông tin NKHQ, NNT

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện quản lý thuế xuất nhập khẩu tại thành phố đà nẵng (Trang 72 - 76)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.4. Quản lý thông tin NKHQ, NNT

Gắn liền với tiến trình cải cách, phát triển, hiện đại hóa nhằm đáp ứng và tạo nền tảng cho các hoạt động nghiệp vụ hải quan nói chung và công tác quản lý thuế XNK nói riêng thì công tác thu thập và quản lý thông tin NKHQ,

NNT là một yêu cầu tất yếu. Cơ quan hải quan thực hiện việc theo dõi, tổng hợp, phân tích, đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của NNT. Từ đó, phân loại ĐTNT để có những ứng xử phù hợp với từng trường hợp; chỉ tập trung vào quản lý các đối tượng có nhiều khả năng vi phạm pháp luật thuế, tránh thất thu NSNN đồng thời áp dụng biện pháp ưu tiên, giảm phiền hà cho

đối tượng chấp hành tốt pháp pháp luật thuế. Để làm được điều đó, cơ quan Hải quan cần thu thập thông tin, dữ liệu liên quan đến NNT; xây dựng bộ tiêu chí quản lý thuế, đánh giá việc tuân thủ pháp luật thuế của NNT, đồng thời đề

ra các biện pháp quản lý phù hợp. Bên cạnh đó, cơ quan hải quan phải quản lý, ứng dụng hệ thống thông tin nghiệp vụ trong công tác đánh giá các rủi ro về thuế, mức độ tuân thủ pháp luật của NNT, lựa chọn được các đối tượng kiểm tra, thanh tra thuế. Theo quy định của Luật quản lý thuế thì trách nhiệm cung cấp thông tin về NNT cho cơ quan quản lý thuế của các chủ thể là NNT, các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Để tăng cường công tác quản lý thông tin NKHQ, NNT trên địa bàn; trong những năm qua, Cục Hải quan TP Đà Nẵng đã triển khai rất nhiều phần mềm quản lý; và đến nay các phần mềm đó đã liên kết dữ liệu hỗ trợ lẫn nhau nhằm phục vụ tốt công tác quản lý; Đồng thời phân công nhiệm vụ thu thập, quản lý thông tin NKHQ, NNT của các đơn vị nghiệp vụ trực thuộc và các

đơn vị tham mưu thuộc Cục Hải quan TP Đà Nẵng cụ thể nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý.

Phòng QLRR (QLRR): là đầu mối, quản lý phần mềm QLRR Riskman 2; đây là phần mềm đã được liên kết dữ liệu với Cục thuế để nhận các dữ liệu về NNT (mã số thuế, địa chỉ, loại hình DN ...) mà Cục thuế đã thu thập. Phòng QLRR có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, phân công công tác thu thập thông tin NNT; xây dựng bộ tiêu chí quản lý thuế, đánh giá việc tuân thủ pháp luật thuế của NNT; đề xuất, áp dụng các biện pháp quản lý thuế.

Phòng Thuế XNK: là đầu mối, quản lý phần mềm kế toán thuế tập trung; phần mềm quản lý giá tính thuế; quản lý tất cả các dữ liệu về thuế tại

đơn vị; quản lý các thông tin về thuế XNK và chấp hành pháp luật thuế trên

địa bàn.

Phòng CBL&XLVP: quản lý phần mềm xử lý vi phạm về hải quan và về thuế; quản lý tất cả thông tin về xử lý vi phạm của các DN trên địa bàn; cung cấp thông tin về DN chấp hành tốt hay không.

Các Chi cục Hải quan CK, ngoài CK: là đơn vị thực hiện tất cả các nhiệm vụ quản lý thuế, là đơn vị trực tiếp cùng với Phòng QLRR thực hiện nhiệm vụ thu thập thông tin NKHQ, NNT; Tuy nhiên, hiện nay việc thu thập thông tin còn nhiều vướng mắc, không thật sự hiệu quả, còn mang tính chất hình thức; không hỗ trợ nhiều cho công tác quản lý thuế. Bên cạnh đó, không có bất cứ chế tài nào áp dụng đối với các trường hợp không thực hiện việc cung cấp thông tin cho cơ quan Hải quan nên rất nhiều trường hợp nhận được văn bản đề nghị của cơ quan Hải quan nhưng không thực hiện hoặc chỉ thực hiện cho có, hình thức, không mang lại kết quả như mong muốn.

2.2.5. Quản lý nợ thuế XNK

Quản lý nợ thuế là một trong những chức năng quan trọng của công tác quản lý thuế của cơ quan quản lý thuế nói chung và cơ quan Hải quan nói riêng. Thực hiện tốt quản lý nợ thuế góp phần nâng cao tính tuân thủ của NNT và là chỉ tiêu đánh giá chất lượng công tác quản lý thuế của CQT, tỷ lệ

số nợ thuế trên tổng thu càng thấp thể hiện mức độ chấp hành nghĩa vụ nộp thuế đúng hạn của NNT. Tình hình nợ thuế chuyên thu từ hoạt động XNK trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ năm 2010-2014 được thể hiện tại bảng 2.12.

Bảng 2.12. Tình hình nợ thuế chuyên thu (thu NSNN) từ hoạt động XNK năm 2010-2014

ĐVT: triệu đồng

Năm

Nợ trong hạn Nợ quá hạn Nợ cưỡng chế

Tổng nợ Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2010 108.872,73 65,82 34.540,04 20,88 21.989,90 13,29 165.402,66 2011 198.190,62 68,43 7.806,00 2,70 83.617,55 28,87 289.614,17 2012 115.398,83 56,87 7.727,12 3,81 79.783,62 39,32 202.909,57 2013 15.811,72 16,54 1.850,67 1,94 77.911,57 81,52 95.573,96 2014 -17.842,12 - 1.087,50 - 18.609,97 - 1.855,35 (Nguồn: Cục Hải quan TP Đà Nẵng)

Qua bảng số liệu cho thấy tình hình quản lý nợ thuế tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng đã đạt nhiều kết quả tốt trong những năm gần đây; đặc biệt là công tác thu hồi nợ và xử lý nợ đọng thuế. Nợ trong hạn giảm mạnh từ

108.872,73 triệu đồng năm 2010 xuống còn -17.842,12 triệu đồng năm 2014;

điều này có nghĩa là năm 2014, không có nợ thuế trong hạn tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng, số liệu âm có nghĩa là còn 17.842,12 triệu đồng Cục Hải quan phải hoàn trả cho NNT. Nguyên nhân không còn nợ thuế trong hạn là do Luật Quản lý thuế sửa đổi, bổ sung quy định không cho ân hạn thuế (trừ trường hợp được bảo lãnh), các tờ khai được nộp thuế ngay trước khi thông quan. Nợ

quá hạn và nợ cưỡng chế (nợ quá hạn quá 90 ngày) cũng giảm; trong đó nợ

cưỡng chế năm 2014 giảm còn 18.609,97 triệu đồng bằng 24% nợ cưỡng chế

năm 2013. Để đạt được kết quả này, trong công tác đôn đốc, xử lý nợ thuế, Cục Hải quan TP Đà Nẵng đã thành lập Ban thu hồi nợ thuế do một đồng chí Phó Cục trưởng trực tiếp chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành

viên. Xây dựng kế hoạch thu hồi nợ, thường xuyên theo dõi, đôn đốc thực hiện theo kế hoạch. Ban thu hồi nợ thuế đã phối hợp với các Chi cục tăng cường áp dụng các biện pháp đôn đốc xử lý nợ đối với các DN nợ quá hạn; hướng dẫn các Chi cục phân loại nợ thuế, xác định các khoản nợ có khả năng thu và có kế hoạch xử lý thu hồi nợ đối với các khoản nợ này. Đối với những khoản nợ trên 10 năm chờ xóa, Cục tập hợp hồ sơ theo hướng dẫn để báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết. Đối với các khoản nợ của DNNN đã có Quyết

định giải thể, Cục đã có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phốđề nghị cung cấp Quyết định giải thể hoặc có xác nhận giải thể đối với các DN này, để

hoàn thiện hồ sơ báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét xóa nợ theo quy định. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng (Công an, Cục thuế, Sở Kế

hoạch Đầu tư...) trong việc thu thập thông tin thu hồi nợ. Đối với nợ cưỡng chế Cục còn áp dụng các biện pháp như xác minh thông tin tài khoản tiền gửi của DN tại ngân hàng để áp dụng biện pháp cưỡng chế trích tài khoản tiền gửi nộp NSNN hay thực hiện phối hợp với cơ quan thuế thực hiện việc bù trừ nợ

thuế qua hoàn thuế GTGT theo quyết định số 2404/QĐ-BTC ngày 27/9/2012 của Bộ Tài chính.

Tuy nhiên, hiện nay công tác thu hồi nợ thuế đối với số nợ quá hạn cưỡng chế vẫn còn gặp nhiều khó khăn, một số DN nợ quá hạn cưỡng chế đã ngừng hoạt động, chủ DN đã mất tích. Vì vậy, cơ quan Hải quan thiếu thông tin để áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo trình tự.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện quản lý thuế xuất nhập khẩu tại thành phố đà nẵng (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)