6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.2. Phương pháp, nguyên tắc và yêu cầu của công tác kế toán trong
trong các đơn vị sự nghiệp có thu
a. Phương pháp kế toán trong đơn vị sự nghiệp có thu
- Kế toán trên cơ sở dồn tích: yêu cầu mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của các đơn vị SNCT liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí được ghi sổ kế toán và thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền.
- Kế toán trên cơ sở tiền mặt: phương pháp kế toán dựa trên cơ sở Thực thu - Thực chi tiền. Phương pháp kế toán trên cơ sở tiền mặt là phương pháp đơn giản hơn phương pháp kế toán trên cơ sở dồn tích, theo phương pháp này, thu nhập và chi phí được ghi nhận khi thực nhận tiền và thực chi tiền.
Ngược lại với kế toán trên cơ sở đồn tích, kế toán trên cơ sở tiền mặt thường được áp dụng đối với các đơn vị hành chính nhà nước hoặc các ĐVSN có hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ, doanh thu ít, hoạt động chủ yếu dựa trên các luồng tiền ra vào, đặc biệt là các ĐVSN không liên quan đến hàng
tồn kho. Theo phương pháp này, thu nhập có thể được ghi nhận vào năm tài chính sau, trong khi chi phí này giá vốn đã có thể được ghi nhận trước tại thời điểm thanh toán. Do vậy, nó mới bảo đảm được nguyên tắc thận trọng trong kế toán cũng như thận trọng trong kinh doanh.
b. Nguyên tắc công tác kế toán trong đơn vị sự nghiệp có thu
Để kế toán thực sự trở thành một công cụ đắc lực trong việc quản lý hoạt động tài chính của đơn vị, cần phải tuân thủ một số nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc hoạt động liên tục: nguyên tắc này yêu cầu việc ghi chép kế toán luôn đặt trên giả thiết là đơn vị sẽ tiếp tục hoạt động liên tục vô thời hạn hoặc ít nhất không bị giải thể trong tương lai gần.
- Nguyên tắc thước đo tiền tệ: nguyên tắc này, tất cả các đối tượng kế toàn phải được tính toán xác định giá trị bằng tiền để ghi sổ.
- Nguyên tắc kỳ kế toán: là việc phân chia hoạt động của đơn vị thành nhiều phân đoạn thời gian, gọi là kỳ kế toán để lập báo cáo tài chính phục vụ cho việc phân tích đánh giá hoạt động của đơn vị.
- Nguyên tắc giá phí: là việc tính toán tài sản, công nợ, chi phí doanh thu phải dự trên giá trị thực tế tại thời điểm phát sinh.
- Nguyên tắc ghi nhận doanh thu: nguyên tắc này đòi hỏi sự ghi nhận doanh thu phải bảo đảm thống nhất, làm cơ sở cho việc xác định lợi nhuận được đúng đắn.
- Nguyên tắc phù hợp: việc tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị SNCT phải phù hợp với từng cấp dự toán (Cấp I, II, III), phù hợp với quy mô hoạt động và khối lượng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của đơn vị.
- Nguyên tắc khách quan: theo nguyên tắc này, tài liệu do kế toán cung cấp phải mang tính khách quan và có thể kiểm tra được.
- Nguyên tắc nhất quán: theo nguyên tắc này, tất cả các khái niệm, các nguyên tắc, các chuẩn mực và các tính toán trong quá trình kế toán phải được
thực hiện trên cơ sở nhất quán từ kỳ này sang kỳ khác.
- Nguyên tắc công khai: nguyên tắc này yêu cầu công khai đầy đủ tất cả các số liệu và sự việc có liên quan đến tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Nguyên tắc thận trọng: khi có nhiều giải pháp để lựa chọn thì hãy lựa chọn giải pháp ít có ảnh hưởng và số liệu phản ánh tài sản cần bảo đảm không quá giá phí của nó.
- Nguyên tắc trọng yếu: chỉ chú trọng đến những vấn đề mang tính quyết định đến bản chất của các báo cáo tài chính, không quan tâm đến các yếu tố có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính.