Đặc điểm quản lý chi của Bệnh viện Mắt tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kế toán tại bệnh viện mắt tỉnh đăk lăk (Trang 46 - 59)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN MẮT TỈNH ĐẮK LẮK

2.1.4. Đặc điểm quản lý chi của Bệnh viện Mắt tỉnh Đắk Lắk

Bao gồm 2 khoản chi: Chi thường xuyên và chi không thường xuyên Chi thường xuyên bao gồm: tiền lương, tiền cơng, các khoản trích nộp theo lương; các khoản trích nộp BHYT, BHXH, KPCĐ theo quy định; chi phí thanh toán phẫu thuật thủ thuật, tiền trực; dịch vụ cơng cộng; văn phịng phẩm; các khoản chi nghiệp vụ; sửa chữa thường xuyên TSCĐ và các khoản chi khác theo quy định

chức; chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, chi thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nước đặt hàng; chi đầu tư XDCB, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn TSCĐ thực hiện các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Các khoản chi được chi từ các nguồn NSNN và thu sự nghiệp.

a. Chi tiền lương và thu nhập

1. Quỹ lương và thu nhập

* Quỹ tiền lương và thu nhập của đơn vị được sử dụng từ:

Nguồn kinh phí hoạt động gồm: nguồn NSNN cấp để chi tiền lương, tiền công các khoản phụ cấp theo lương của cán bộ, viên chức của đơn vị theo quy định của Nghị định số 94/2006/NĐ-CP ngày 14/12/2006 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn hiện hành về lương phụ cấp

Quỹ tiền lương kế hoạch được xác định theo quy định tại Thơng tư số 25/2002/TT-BTC ngày 21/3/2002 của BộTài chính, trong đó: hệ số lương cấp bậc bình qn theo quy định Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ; Hệ số phụ cấp lương gồm các khoản phụ cấp chức vụ, khu vực, độc hại và phụ cấp ưu đãi ngành.

Quỹ tiền lương thực hiện từ nguồn kinh phí hoạt động và quỹ tiền lương từ hoạt động cung cấp dịch vụ. Tùy theo kết quả nguồn thu viện phí và thu nhập dịch vụ. Tổng quỹ lương thục hiện được tính khơng q 01 lần (trong đó 01 lần lương hiện hưởng từ nguồn NSNN và tăng thêm không quá 01 lần) so với mức tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

+ Trường hợp quỹ lương thực hiện thấp hơn lương kế hoạch, chênh lêch thấp hơn đó được bù đắp từ quỹ dự phịng ổn định thu nhập.

+ Trường hợp quỹ lương thực hiện cao hơn quỹ lương kế hoạch, chênh lệch cao hơn đó chuyển qua quỹ dự phòng ổn định thu nhập.

* Phương án tiền lương:

(1) do nhà nước quy định cho số lao động trong biến chế và lao động hợp đồng từ 01 năm trở lên, sau đó phân chia theo hệ số điều chỉnh tăng thêm cho người lao động. Hệ số điều chỉnh tăng thêm của từng người lao động theo nguyên tắc người nào có hiệu quả cơng tác cao, đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi thì được hưởng nhiều hơn.

Phần tăng thêm được tính như sau:

Lương tăng thêm = (HHHV + PCCV + HSTN) * KQBB * STTH * ĐTCNVC

- Học hàm học vị (HHHV) được tính cụ thể như sau: Lao động phổ thông 1,00; sơ cấp 1,05; trung cấp 1,10; cao đẳng 1,15; đại học 1,20; bác sỹ sơ bộ 1,25; bác sỹ CKI (hoặc tương đương) 1,30; bác sỹ CKII (hoặc tương đương) 1,35

- Phụ cấp chức vụ (PCCV) hưởng 50% PCCV được hưởng

- Hệ số thâm niên (HSTN) năm thực hiện trừ năm đóng bảo hiểm và được tính cụ thể: dưới 5 năm 0,05; từ 6 đến 10 năm 0,10; từ 11 đến 15 năm 0,15l từ 16 đến 20 năm 0,20; từ 21 đến 25 năm 0,25; từ 26 đến 30 0,30; 31 năm trở lên 0,35.

- Kết quả bình bầu (KQBB) do Hội đồng thi đua của đơn vị chấm theo ABC, quy định theo hệ số A = 1,0; B = 0,7; C = 0,2.

- Số tháng thực hiện (STTH) là kết quả thực tế cống hiến làm việc theo bảng chấm công (cán bộ, nhân viên nghỉ phép vẫn được tính, riêng trường hợp nghỉ ốm đau, thai sản và đi học hơn 3 tháng chi được tính 30%).

- Đối tượng cơng nhân viên chức (ĐTCNVC) được tính cụ thể như sau: Biên chế chính thức 100%; Hợp đồng NĐ 68 (sau 1 năm) 70%; Hợp đồng lần đầu (thử việc), hợp đồng đợi thi công chức và hợp đồng của đơn vị 0%.

Phần tiền lương cố định và phụ cấp lương được chi trả một lần hàng tháng. Chi lương cơ bản theo ngạch bậc cho tất cả cán bộ, viên chức theo mức

tối thiểu chung theo quy định hiện hành. Chi phụ cấp lương gồm phụ cấp chức vụ, khu vực, độc hại và các loại phụ cấp khác theo chế độ Nhà nước quy định hiện hành.

Hàng tháng, hoặc quý căn cứ vào số thu viện phí, số tiết kiệm chi thường xuyên và số thu thực hiện của hoạt động cung ứng dịch vụ, số tiền lương được chia thêm cho cán bộ, viên chức theo chức danh cấp bậc công việc thực tế. Chênh lệch phần lương bổ sung tối đa giữa người có tiền lương cao nhất và thấp nhất là 1,5 đến 2,5 lần.

Hàng năm, đơn vị dành một khoản kinh phí tối đa 5% tổng quỹ lương để chi khen thưởng lao động có sáng kiến, cải biến, lao động giỏi kỹ thuật cao.... Đem lại hiệu quả cao trong công tác, mức tiền thưởng do hội đồng thi đua của đơn vị quyết định.

2. Chi làm thêm giờ

Người lao động phải làm thêm trong ngày thường, ngày nghỉ hàng tuần, lễ, tết thì được bố trí nghỉ bù những ngày tiếp theo, nếu khơng được nghỉ bù thì sẽ được thanh toán tiền thêm giờ theo quy định của Nhà nước.

3. Chi phí bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật

Chế độ bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật thực hiện theo Thông tư liên tịch số 13/2015/TTLT-BLĐTBXH-BYT về việc hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại. Đơn vị thực hiện mua đường, sữa... và cấp phát hiện vật theo tiêu chuẩn độc hại quy định cho cán bộ, viên chức.

4. Các khoản phải nộp theo lương

Chi phí đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí cơng đồn được tính, trích trên tiền lương theo chế độ quy định hiện hành của Nhà nước.

BHTN, 2% KPCĐ) và khấu trừ 11,5% (trong đó 8% BHXH, 1,5% BHYT, 1% BHTN và 1% KPCĐ) trên tiền lương và các khoản phụ cấp phải trả người lao động theo chế độ quy định.

5. Phúc lợi tập thể

Trợ cấp khó khăn đột xuất: chế độ khó khăn đột xuất được áp dụng cho những trường hợp người lao động của đơn vị gặp khó khăn đặc biệt được Giám đốc thống nhất cùng cơng đồn xem xét quyết định nhưng không quá 2 lần/người/năm. Tiền trợ cấp khó khăn đột xuất được tính vào quỹ cơng đồn hoặc quỹ phúc lợi của đơn vị.

6. Phụ cấp tiền tàu xe đi phép

Thực hiện theo Thông tư 141/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng làm việc tỏng các cơ quan Nhà nước và ĐVSN công lập cơ quan sẽ khơng thanh tốn.

b. Chi quản lý hành chính

Bệnh viện Mắt có các khoản chi thanh tốn dịch vụ công cộng, chi vật tư văn phịng, chi thơng tin tun truyền liên lạc được thanh toán theo khối lược thực tế sử dụng trên tinh thần tiết kiệm, đơn giá theo quy định của bên nhà cung cấp.

- Chi hội nghị hội thảo: Tùy theo tính chất của từng hội nghị, hội thảo quyết định mức chi như sau: Chi hội nghị sơ kết, tổng kết, tập huấn, hội thảo và các chi phí khác liên quan đến hội nghị thanh tốn theo các quy định hiện hành của Nhà nước theo Quyết định số 48/2007/QĐ-UBND ngày 06/12/2007 của UBND tỉnh Đắk Lắk.

- Chi cơng tác phí

Phụ cấp cơng tác phí trong nước được thực hiện theo Nghị định số 27/2010/NĐ-HĐND ngày 10/12/2010 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Đắk Lắk;

riêng cán bộ công chức được giao nhiệm vụ làm cơng tác tài chính kế tốn giao dịch với kho bạc - ngân hàng, văn thư - thủ quỹ giao dịch với kho bạc - ngân hàng và bưu điện được khoán với mức 200.000đ/tháng.

c. Chi hoạt động sự nghiệp

1. Chế độ phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật.

Chế độ phụ cấp phẫu thuật và thủ thuật được chi theo Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tường Chính phủ về việc Quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và phụ cấp chống dịch. Trong đó: kíp phẫu thuật, thủ thuật hưởng 80% còn 20% chi đều cho tất cả các công nhân viên trong tồn đơn vị. Khơng áp dụng cho phẫu thuật, thủ thuật theo đề án 1816 và khám chữa bệnh theo yêu cầu.

2. Phụ cấp đặc thù của ngành y tế

Chi theo Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tường Chính phủ về việc Quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và phục cấp chống dịch.

Chế độ phục cấp thường trực 16/24 đối với ngày thường, 24/24 đối với ngày nghỉ hàng tuần và lễ tết (không kèm theo tiền ăn 15.000đ/người/phiên trực).

Chi mức 65.000đ/người/phiên trực 24/24 ngày đi làm. Mức phụ cấp vào ngày nghỉ hàng tuần bằng 1,3 lần so với ngày trực thường và ngày lễ tết bằng 1,8 lần ngày trực thường. Nhưng theo tình hình thực tế giám đốc duyết.

3. Chi cho nghiệp vụ chuyên môn

Biểu mẫu, giấy khám chữa bệnh, đồ vải, quấn áo cho bệnh nhân, chăn màn, giường chiếu vật tư tiêu hao, thuốc, trang phục bảo hộ lao động tránh tình trạng lãng phí, bừa bãi gây ảnh hưởng đến kinh phí của đơn vị, cụ thể:

- Vật tư hóa chất sử dụng cho công tác xét nghiệm, khoa xét nghiệm xây dựng định mức tiêu hao vật tư, hóa chất cho từng chủng loại xét nghiệm, phòng Kế hoạch nghiệp vụ và Kế tốn tài chính duyệt định mức, trình Giám đốc phê duyệt và thực hiện viẹc cấp phát theo số lượng được duỵet. Khi nhận vật tư, hóa chất xét nghiệm lần sau phải quyết toán số lượng vật tư xét nghiệm nhận sử dụng kỳ trước.

- Đối với thuốc thuộc Chương trình mục tiêu y tế quốc gia nhận từ các viện chuyên khoa đầu ngành được phân phối lại cho các huyện, khi nhận thuốc lần sau nhất thiết phải có báo cáo quyết tốn lần trước, hàng quý lập báo cao quyết toán với cấp trên theo quy định hiện hành.

Các khoản chi khác về nghiệp vụ chuyên môn y tế sẽ được phòng kế hoạch nghiệp vụ và kế tốn tài chính xem xét trình Giám đốc duyệt chi.

d. Chi mua sắm TSCĐ và sửa chữa lớn

1. Chi mua sắm TSCĐ

Việc chi mua sắm TSCĐ được thực hiện theo quyết định tại các văn bản hiện hành của Nhà nước (có thành lập hội đồng khoa học kỹ thuật, hội đồng khảo giá và hội đồng nghiệm thu)

Đối với TSCĐ mua sắm bằng kinh phí NSNN cấp thì phải chấp hành đúng dự toán được cơ quan chủ quản phê duyệt

Đối với TSCĐ đầu tư, mua sắm bằng nguồn vốn kinh doanh hoặc quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp hoặc vốn vay để phục vụ cho hoạt động dịch vụ thì Giám đốc phê duyệt đầu tư, mua sắm.

Những TSCĐ thuộc đối tượng phải đấu thầu thì việc đấu thầu thực hiện theo quy chế đầu thầu (Luật đấu thầu hiện hành)

Những TSCĐ không thực hiện mua sắm theo phương thức thì việc đấu thầu thực hiện theo chào hàng cạnh tranh: phải có ít nhất 03 báo giá của 03 nhà cung cấp độc lập để lựa chọn.

2. Chi sửa chữa thường xuyên TSCĐ

Khi TSCĐ hư hỏng, các khoa, phòng sử dụng, quản lý TSCĐ phải làm giấy báo hỏng gửi phịng Tổ chức hành chính để tổng hợp u cầu trình lãnh đạo xem xét.

Việc sửa chữa thường xuyên TSCĐ thực hiện theo quy định tại các văn bản hiện hành của Nhà nước.

3. Chứng từ thanh toán mua sắm, sửa chữa TSCĐ

Để thanh tốn việc mua sắm, sửa chữa TSCĐ cần có các chứng từ: Dự tốn mua sắm, sữa chữa; Hợp đồng kinh tế; Biên bản bàn giao TSCĐ (nếu mua sắm); Biên bản sửa chữa TSCĐ; Hóa đơn của bên cung cấp; Thanh lý hợp đồng kinh tế.

e. Chi hoạt động dịch vụ

1. Chi phí nguyên liệu, vật liệu cơng cụ, dụng cụ

Các chi phí ngun liệu, nhiên liệu, vật liệu, năng lượng, hàng hóa sử dụng vào các hoạt động sự nghiệp và các hoạt động được tính theo định mức itêu hao của nhà nước và giá trị thực tế xuất kho.

Mức tiêu hao vật tư, công cụ hợp lý:

- Đơn vị phải căn cứ vào mức tiêu hao vật tư và tình hình đặc thù cụ thể của đơn vị để xây dựng và han hành hệ thống định mức vật tư của đơn vị.

- Các loại vật tư, công cụ phải được cơ quản quản lý chặt chẽ theo các định mức tiêu hao của Nhà nước đã ban hành (nếu có) trong các khâu: dự trữ, cấp phát và thanh quyết toán.

- Báo cáo quyết tốn vật tư, cơng cụ phải thể hiện rõ những nội dung chủ yếu sau: Mức tiêu hao vật tư, công cụ phải thể hiện của năm báo cáo so với định mức tiêu hao thực tế kỳ trước đối với dịch vụ; Tổng mức tiêu hao và tổng mức chênh lệch; Phân tích, đánh giá tình hình quản lý và sử dụng các loại vật tư, xác định rõ nguyên nhân tăng/giảm so với định kỳ và thực tế kỳ

trước, kiến nghị biện pháp xử lý...

Giá vật tư, công cụ dùng để hạch tốn và xác định chi phí là giá thực tế, bao gồm:

- Giá vật tư, công cụ dụng cụ mua ngoài gồm: giá mua, các loại thuế khơng được hồn lại, trừ (-) các khoản chiết khâu thương mại, giảm giá hàng mua (nếu có). Nếu là vật tư, cơng cụ tự nhập khẩu bằng ngoại tệ thì quy đổi ra tiền Việt Nam theo tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh. Các khoản chi phí vận chuyển, bốc xếp, phí bảo quản trong q trình mua hàng và các chi phí khác liên quan trực tiếp vật tư, công cụ mua vào được tính và hạch tốn trực tiếp vào tài khoản liên quan đến việc sử dụng vật tư, công cụ (TK 241, TK 661, TK 631)

- Giá vật tư tự chế gồm: giá vật tư thực tế xuất kho cộng (+) chi phí thực tế phát sinh trong q trình tự chế.

- Giá các loại vật tư, cơng cụ và chi phí gia cơng chế biến, vận chuyển, bảo quản, thu mua....nói trên phải ghi trên hóa đơn, chứng từ theo chế độ quy định.

Giá vật tư, công cụ xuất kho bằng (=) giá vật tư, công cụ nhập kho. 2. Chi phí khấu hao TSCĐ sử dụng cho hoạt động dịch vụ

Việc tính, trích khấu hao TSCĐ được thực hiện theo quy trình tại Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Nhà nước.

Đối với TSCĐ đầu tư, mua sắm bằng nguồn kinh phí NSNN cấp sử dụng cho hoạt động dịch vụ thì tồn bộ số tiền khấu hao TSCĐ để lại đơn vị và bổ sung vào quỹ đầu tư và phát triển sự nghiệp.Toàn bộ số tiền khấu hao TSCĐ được hạch tốn vào chi phí hoạt động dịch vụ. Trường hợp đặc biệt,

Giám đốc có thể quyết định áp dụng tỷ lệ khấu hao cao hơn quy định nhằm thu hồi kịp thời, nhưng phải đảm bảo có tích lũy.

Đơn vị khơng được tính khấu hao đối với những TSCĐ đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn tiếp tục sử dụng vào hoạt động dịch vụ.

Khi trích khấu hao TSCĐ cần chú ý các nội dung sau:

- Việc trích hoặc thơi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kế toán tại bệnh viện mắt tỉnh đăk lăk (Trang 46 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)