6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN
3.2.1. Hoàn thiện công tác quản lý tài chính bệnh viện
Nghị định 43/2006/NĐ-CP và Nghị định 16/2015/NĐ-CP ra đời vừa tạo cơ hội đồng thời cũng là thách thức đối với tất cả các bệnh viện công lập - những đơn vị SNCT trong ngành y tế; đặc biệt sẽ có tác động đến công tác khám chữa bệnh.Việc bệnh viện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính sẽ tạo điều kiện thuận lợi để bệnh viện chủ động huy động các nguồn lực tài chính và chủ động về công tác tổ chức, chuyên môn nhằm phát huy tối đa khả năng sử dụng nguồn lực một cách có hiệu quả trong quá trình thực hiện. Để thực hiện được điều này, bệnh viện Mắt tỉnh Đắk Lắk cần thiết chủ động xây dựng và hoàn thiện cơ chế, quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính, cụ thể:
- Về hoàn thiện quy trình lập, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí: Hàng năm, việc lập dự toán phải căn cứ trên cơ sở nhu cầu và số liệu của các năm trước, đồng thời phải dựa trên cơ sở các chỉ tiêu môn chuyên của các
Khoa, phòng như hiệu suất sử dụng giường bệnh, số lượng bệnh nhân, các chỉ tiêu về số lượng các xét nghiệm, định mức tiêu hao hoá chất, nguyên vật liệu, thuốc..; xem xét các số liệu chi quyết toán như điện, nước, xăng xe, sửa chữa trang thiết bị, trụ sở... để dự kiến kinh phí cho năm sau sát với nhu cầu chi tiêu thực tế tại bệnh viện. Việc thực hiện dự toán phải tuân thủ theo kế hoạch đã được Sở Y tế duyệt và trên cơ sở dự toán Sở Y tế giao, Bệnh viện tiến hành giao dự toán chi tiết đến tận các Khoa, Phòng để thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện dự toán và quyết toán kinh phí theo kế hoạch được giao.
- Về hoàn thiện quy trình quản lý thu, chi: Tăng cường quản lý các nguồn thu, tập trung nguồn thu về phòng TCKT quản lý; Phòng TCKT cử cán bộ xuống tận các khoa phòng để tổ chức thu, khuyến khích áp dụng phần mềm trong quản lý các nguồn thu. Tăng cường giám sát chi tiêu, việc chi tiêu phải theo nội dung trong kế hoạch đã được duyệt, tăng cường kiểm soát trước khi chi, trong quá trình thực hiện và sau khi chi. Các nội dung thu, chi phải được ghi đầy đủ vào trong quy chế chi tiêu nội bộ của bệnh viện.
- Về các giải pháp tăng thu, tiết kiệm chi:
Quản lý nguồn thu chặt chẽ, khuyến khích thu theo quy định và đúng cơ chế chính sách. Việc thu hút các nguồn lực tài chính và quản lý các nguồn lực này cần thực hiện hợp lý, có hiệu quả: với các nguồn lực hiện có của bệnh viện Mắt tỉnh Đắk Lắk như: Nguồn NSNN, thu viện phí và BHYT, Viện trợ và một số khoản thu khác trong đó Nguồn Viện phí, BHYT và nguồn NSNN là những nguồn lực chính.
Yêu cầu đặt ra với đơn vị hiện nay đó là việc phải thu hút được thêm các nguồn lực tài chính khác, có thể thông qua các hình thức như: vay vốn từ các tổ chức tín dụng bên ngoài; huy động vốn góp từ các cán bộ viên chức, người lao động trong bệnh viện, hoặc bệnh viện thực hiện các hoạt động liên
doanh liên kết với các tổ chức cá nhân bên ngoài bệnh viện: đặt các máy móc thiết bị y tế tại bệnh viện, phối hợp mở bệnh viện, phòng khám theo yêu cầu ở các địa phương... Bệnh viện có thể đầu tư tổ chức các hoạt động dịch vụ tại đơn vị mình như thành lập một số trung tâm, tổ chức trực thuộc để thực hiện cung cấp các hoạt động dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu có chất lượng cao vừa để đáp ứng nhu cầu của xã hội và đảm bảo thưc hiện tự chủ tài chính trong bệnh viện.
Bên cạnh việc thu hút các nguồn lực tài chính qua nhiều hình thức thì việc quản lý các nguồn lực tài chính đã thu được phải được tập trung vào một đầu mối đó là là Phòng tài chính kế toán của bệnh viện.
Nghiên cứu các giải pháp để tiết kiệm chi: tiết kiệm điện, nước, xăng xe, văn phòng phẩm (khoán chi) để tăng thu nhập cho người lao động vì đối với đơn vị chi phí điện, nước, vệ sinh, văn phòng phẩm chiếm tỷ trọng trong cơ cấu chi tiêu khá lớn.
Việc hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ và các định mức chi: Quy chế chi tiêu nội bộ cần được xây dựng trên cơ sở dân chủ, công khai và chi tiết, rõ ràng. Đối với các khoản chi chưa có trong quy định của Nhà nước, bệnh viện cần xây dựng nội dung và định mức chi để quy định trong quy chế nội bộ, khuyến khích khoán chi đến tận các khoa, phòng; Xây dựng các định mức tiêu hao hoá chất, thuốc, máu, dịch truyền, nguyên vật liệu .... để làm cơ sở quản lý.