6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP HOÀN
THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI BỆNH VIỆN MẮT TỈNH ĐẮK LẮK
3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước
Để các bệnh viện công lập nói chung và Bệnh viện Mắt tỉnh Đắk Lắk nói riêng có những bước phát triển theo những kế hoạch đã được xây dựng đòi hỏi phải có nguồn lực tài chính phù hợp. Nguồn lực tài chính của các bệnh viện công lập hiện nay chủ yếu bao gồm: Nguồn kinh phí được cấp từ NSNN, Viện phí, BHYT, viện trợ và một số nguồn tài chính khác có thể từ nhận viện trợ, đi vay… Hầu hết các nguồn lực tài chính này đều chịu sự tác động rất lớn từ các cơ chế, chính sách, các quy định pháp luật có liên quan do Nhà nước ban hành.
Vì vậy Nhà nước mà ở đây là các cơ quan chức năng, quản lý của Nhà nước cần phải tiếp tục xây dựng để hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách về y tế, đặc biệt là cơ chế tài chính và cơ chế quản lý tài chính của các bệnh viện công lập – loại hình đơn vị SNCT ngành y tế để phù hợp với nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Cần bổ sung các quy định thu chi phí vật tư y tế, điều chỉnh khung giá các dịch vụ kỹ thuật theo hướng giãn khung giá: giá tối thiểu về cơ bản sẽ không điều chỉnh, giá tối đa sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với mức độ đầu tư phát triển kỹ thuật, trang thiết bị của bệnh viện và phù hợp với tỷ lệ trượt
giá. Tuy nhiên mức thu viện phí cũng nên điều chỉnh từng bước phụ thuộc vào mức độ phát triển kinh tế và khả năng chi trả của người dân, cho phép thu mức viện phí thu đủ đối với các trường hợp khám chữa bệnh theo yêu cầu và sử dụng kỹ thuật cao.
Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần nghiên cứu đổi mới và hoàn thiện các chế độ chính sách về tiền lương, phụ cấp nghề, thu nhập của cán bộ y tế, hệ thống định mức tiêu chuẩn trong ngành y tế và xây dựng các định mức chi hợp lý phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của đất nước cũng như quy mô phát triển của ngành.