- Dễ dàng suy ra được trong trường hợp v hợp với b một góc thì biểu thức tính ec là:
3.2.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
Điều tra thăm dò tình hình dạy và học môn vật lý nói chung và chương CƯĐT nói riêng ở một số trường THPT trên địa bàn Tân Kỳ. Lựa chọn 3 trường THPT để TNSP. Được tiến hành TNSP tại 3 trường: Trường THPT Tân Kỳ, Tỉnh Nghệ An; Trường THPT Lê Lợi, Huyện Tân Kỳ, Tỉnh Nghệ An; Trường THPT Tân Kỳ 3, Huyện Tân Kỳ, Tỉnh Nghệ An.
Tại mỗi trường THPT chọn làm TNSP, tôi đã trao đổi với BGH và tổ trưởng tổ chuyên môn vật lý để lựa chọn 2 lớp có kết quả học tập tương đương nhau, chọn lớp thực nghiệm (ThN) và lớp đối chứng (ĐC), chọn GV giảng dạy, lập kế hoạch giảng dạy. Nội dung các tiến trình dạy học và các TBTN được sử dụng trong quá trình dạy học ở lớp ThN đã được tôi trao đổi kĩ với GV bắt đầu giảng dạy.
Trong mỗi vòng và trong từng trường THPT chọn làm TNSP, tôi đều thực hiện song song trên 2 lớp. 1 lớp GV tiến hành quá trình dạy học theo các tiến trình dạy học đã được soạn thảo gọi là lớp ThN. Lớp đối chứng GV tiến hành giảng dạy theo phương pháp dạy học thông thường (không sử dụng các tiến trình dạy học được soạn thảo)
Trước khi tiến hành mỗi tiết dạy ở lớp ThN, tôi đều trao đổi với GV trực tiếp giảng dạy về ý tưởng sư phạm và nội dung của tiến trình dạy học. Đặc biệt, chuẩn bị đầy đủ, kĩ lượng các TBTN và hướng dẫn: Lắp ghép, tiến hành từng thao tác TN phù hợp với dự kiến tiến trình dạy học đã soạn thảo.
Tôi phải dự giờ tất cả các tiết học ở lớp ThN lẫn lớp đối chứng, để theo dõi, nắm bắt mọi hoạt động của GV và học sinh trong từng tiết học.
Đối với các lớp ThN, sau mỗi tiết học kịp thời trao đổi với GV giảng dạy để rút kinh nghiệm, điều chỉnh những vấn đề GV chưa phù hợp với ý tưởng trong tiến trình dạy học đã soạn thảo, chỉnh sửa, bổ sung thêm vào tiến trình dạy học đã soạn thảo những chỗ chưa phù hợp khả năng tiếp thu kiến thức của các đối tượng học sinh. Theo dõi các biểu hiện của học sinh trong giờ học như: Thái độ tham gia học bài, có tham gia phát biều xây dựng bài, vận dụng các kiến thức đã biết cùng với lập luận logic để đề xuất được các dự đoán có sơ hở hay các phương án TN khả thi. Lắp ghép, tiên hành được các TN đó một cách thành thạo, ….Ghi nhận những suy nghĩ, những vướng mắc và những quan niệm sai lầm của học sinh.
Mặt khác, ở lớp ThN thì sau mỗi tiết học tôi cũng trao đổi trò chuyện và lấy ý kiến nhận xét của học sinh về: khả năng tiếp thu kiến thức, phương pháp truyền thụ kiến thức của GV, khả thi và ý nghĩa của các TN trong việc hỗ trợ xây dựng kiến thức.
Cuối mỗi vòng TNSP chúng tôi đều tiến hành kiểm tra cùng 1 đề trắc nghiệm cho các lớp ĐC và các lớp ThN.
Sau khi đã thu nhập đầy đử các số liệu, chúng tôi xử lý, phân tích, đánh giá kết quả của các bài kiểm tra bằng phương pháp thống kê mô tả và thống kê kiểm định.