S 100% 1 Các bảng thống kê kết quả điểm kiểm tra và xử lí các số liệu

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN phát huy tích cực sáng tạo của học sinh trong chương cảm ứng điện từ lớp 11 bằng thí nghiệm tự làm (Trang 134 - 137)

1- Các bảng thống kê kết quả điểm kiểm tra và xử lí các số liệu

Trường Lớp Số HS HS đạt mức điểm Xi

30 em 1 2345678910

THPT 11C1 ThN 0 0 0 0 3 5 7 10 3 2

Tân Kỳ 11C2 ĐC 0 1 2 3 9 5 5 4 1 0

THPT 11A1 ThN 0 0 0 0 2 6 6 9 4 3

Lê Lợi 11A2 ĐC 0 0 3 4 8 5 6 4 1 0

Bảng 4: Bảng thống kê điểm số kiểm tra

Từ bảng tổng hợp cho ta các tham số thống kê và kết quả của các phép tính thống kê ở trên cho phép chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1- Điểm trung bình cộng kiểm tra ở các ThN cao hơn ở các lớp ĐC

2- Vẽ đường tích lũy của các lớp ĐC và đường tích lũy của các lớp ThN. Điều đó chứng tỏ HS ở các lớp ThN hiểu và nắm chắc chắn các kiến thức đã học hơn lớp ĐC.

3- Hệ số biến thiên các lớp ThN nhỏ hơn hệ số biến thiên các lớp ĐC. Điều đó chứng tỏ độ phân tán là nhỏ nghĩa là ở lớp ThN điểm số đạt được của HS trong lớp có tính đồng đều, mang tính đại trà do cách dạy học mang lại còn điểm số của các HS trong lớp ĐC dạt được tùy thuộc vào sự nổ lực nhận thức của từng cá nhân.

Vậy, việc tổ chức các tiến trình dạy học chương CƯĐT theo hướng phát triển hoạt động nhận thức tích cực, sáng tạo và góp phần nâng cao chất lượng kiến thức của HS bước đầu đã đem lại hiệu quả.

Thông qua việc phân tích diễn biến của quá trình dạy học tựng nội dung kiến thức ở các lớp ThN khi vận dụng mười tiến trình dạy học đã soạn thảo, trong đó có sử dụng năm TBTN thực tập đã được xây dựng và cùng với việc xử lý kết quả điểm bài kiểm tra trong quá trình TNSP ta có thể đưa ra một số kết luận như sau:

Các tiến trình dạy học các kiến thức thuộc CƯĐT đã được soạn thảo trong đó có sử dụng các TBTN thực tập được xây dựng theo hướng phát huy hoạt động nhận thức tích cực, sáng tạo của HS có tính khả thi cao. Tuy nhiên, các tiến trình đã soạn thảo cần bổ sung, chỉnh sửa hoàn thiện để cho phù hợp với các đối tượng HS. Các câu

hỏi, các vấn đề GV đưa ra yêu cầu HS tìm tòi, nghiên cứu cần được giới hạn rõ phạm vi.

Các TBTN thực tập xây dựng được đã tạo điều kiện tốt cho GV tổ chức được quá trình dạy học mà HS tham gia xây dựng kiến thức một cách rất tích cực.

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã đạt được một số kết quả như sau:

1- Thông qua quá trình điều tra thực tế, chúng tôi đã chỉ ra một cách có căn cứ về thực trạng dạy học chương CƯĐT ở lớp 11 nâng cao: Về phương pháp dạy học đa số GV vẫn sử dụng phương pháp thuyết trình và ít sử dụng TBTN, quá trình dạy học chưa tạo cơ hội để phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS; Về TBTN mặc dù đã được cung cấp nhưng TBTN còn thiếu cả về số lượng và chất lượng.

2- Chúng tôi đã nghiên cứu và vận dụng được kiểu dạy học giải quyết vấn đề dạy học các kiến thức Vật lý nói chung và chúng tôi đã vận dụng kiểu dạy học giải quyết vấn đề để dạy học kiến thức ứng dụng kỹ thuật của Vật lý. Các gia đoạn của quá trình dạy học các ứng dụng kỹ thuật đã được chúng tôi cụ thể hóa bằng hai sơ đồ tương ứng với hai con đường dạy học các ứng dụng kỹ thuật đã được đề xuất trước đó.

3 - Đã xây dựng được năm TBTN thực tập về CƯĐT. Quá trình xây dựng các TBTN đều tuân theo quy trình xây dựng và các yêu cầu đối với TBTN thực tập trong dạy học Vật lý ở trường phổ thông. Ngay trong quá trình xây dựng chúng tôi luôn chú đến việc sử dụng các TBTN để tiến hành các TN trong quá trình dạy học sao cho phát huy được hoạt động nhận thức tích cực, sáng tạo của HS.

4- Đã xây dựng được mười tiến trình dạy học các kiến thức thuộc chương CƯĐT theo kiểu dạy học giải quyết vấn đề, trong đó có sử dụng năm TBTN thực tập đã được xây dựng theo hướng phát triển hoạt động nhận thức tích cực, sáng tạo của HS.

5- Chúng tôi đã tiến hành dạy TNSP đối với mười tiến trình dạy học các kiến thức thuộc chương CƯĐT nêu trên ở 3 trường THPT tỉnh Nghệ An. Quá trình TNSP cho thấy, việc tổ chức dạy học theo các tiến trình dạy học đã soạn thảo trong đó có sử dụng các TBTN thực tập đem lại hiệu quả cao nhưng đòi hỏi phải có nhiều thời gian dành cho HS giải quyết vấn đề. Một phương án khắc phục về thời gian đó là GV phải có năng lực sư phạm, vốn kiến thức sâu sắc, kỹ năng TN và năm được các nguyên lý của các ứng dụng kỹ thuật để lôi cuốn được HS tham gia các bước của tiến trình dạy học một cách tích cực, sáng tạo.

Với các kết quả đạt được, quá trình nghiên cứu của đề tài đã giúp chúng tôi khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học: “Nếu xây dựng được các TBTN thực tập, đáp ứng được các yêu cầu đổi với TBTN thực tập và sử dụng chúng trong tiến trình dạy học được soạn thảo theo kiểu dạy học giải quyết vấn đề thì có thể phát

huy được tính tixhs cực, phát huy được năng lực sáng tạo và góp phần nâng cao chất lượng kiến thức của HS lớp 11 Ban khoa học tự nhiên về “Cảm ứng điện từ””.

Một số kiến nghị:

Cần phải xây dựng đầy đủ tiến trình dạy học các nội dung kiến thức vật lý ở trường phổ thông theo quan niệm của dạy học hiện đại, trong đó chú ý sử dụng kiểu dạy học giải quyết vấn đề. Tổ chức tập huấn cho tất cả các GV vật lý tập dượt giảng dạy theo các tiến trình đã được soạn thảo.

Cần thường xuyên bồi dưỡng khả năng sử dụng TN cho đội ngũ GV vật lý, ngoài việc nắm vững các kiến thức lý thuyết họ phải có năng lực TN thật sự, phải hiểu được sâu rộng, cập nhật kịp thời được các ứng dụng kỹ thuật phổ biến, hiện đại của vật lý trong đời sống và kỹ thuật.

Cần xây dựng các phòng học bộ môn, trong phòng học bộ môn của vật lý phải trang bị các TBTN một cách đầy đủ, có chất lượng và mang lại hiệu quả dạy học cao, đặc biệt chú trọng xây dựng TBTN thực tập.

Như vậy, sau khi làm đề tài này bản thân tôi đã đặt rất nhiều tâm huyết vào nó. Qua quá trình giảng dạy thực tế, tìm hiểu sách báo, trên mạng các về các kiến thức phương pháp dạy học và làm thí nghiệm dạy học để giảng dạy chương “Cảm ứng điện từ”, kiến thức của bản thân tôi sẽ được nâng cao, học sinh được phát huy tính sáng tạo và tích cực hơn trong học tập, điều đó giúp tôi thuận lợi trong quá trình giảng dạy. Qua kết quả áp dụng thực nghiệm đề tài tại ba cơ sở cho chất lượng qua điểm số của học sinh tham gia đã được nâng lên một cách rõ rệt. Mặt khác, đề tài này cũng giúp các em học sinh, giáo viên có một tài liệu tham khảo bổ ích trong quá trình học tập trong một thời gian ngắn và đã hiểu rõ các vấn đề rất khó về cảm ứng điện từ và ứng dụng của nó trong chương trình vật lý 11.

Tôi hy vọng sẽ nhận được những phản hồi từ các bạn đồng nghiệp, các em học sinh để tôi hoàn thiện đề tài này hơn cũng như dần hoàn thiện kiến thức của bản thân.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Tân Kỳ, ngày 28 tháng 03 năm 2019

Giáo viên

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN phát huy tích cực sáng tạo của học sinh trong chương cảm ứng điện từ lớp 11 bằng thí nghiệm tự làm (Trang 134 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)