Xây dựng chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức phường

Một phần của tài liệu cải cách hành chính tại ủy ban nhân dân phường thuộc thành phố hà nội (qua thực tiễn tại ủy ban nhân dân phường thổ quan - quận đống đa - thành phố hà nội) (Trang 80 - 86)

- Thành lập/chấm dứt tổ hợp tác

3.2.3.6.Xây dựng chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức phường

2 Chưa qua đào tạo 8.93 74,63 65.80 80,9 19.438 55,

3.2.3.6.Xây dựng chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức phường

đảm bảo vừa đúng cơ cấu, vừa có thể chọn được những người có đầy đủ phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực và khả năng thực hiện nhiệm vụ; tổ chức tuyển dụng các chức danh chuyên môn phải đảm bảo công khai, dân chủ, khách quan, công bằng, đúng tiêu chuẩn đối với từng chức danh nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức phường. Việc tuyển dụng và bổ nhiệm vào một chức vụ quản lý đòi hỏi người cán bộ, công chức phải qua đào tạo và có văn bằng chứng chỉ nhất định; hiểu biết pháp luật, kiến thức QLNN và có năng lực quản lý về lĩnh vực đó; áp dụng hình thức thi tuyển cạnh tranh đối với công chức, thi tuyển và xét tuyển đối với viên chức, thi tuyển đối với chức danh lãnh đạo được bổ nhiệm lần đầu.

Để bố trí, sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ, công chức phường cần chú ý những đặc điểm sau: Công chức chuyên môn nghiệp vụ là những công chức làm việc không theo nhiệm kỳ, cần phải được sử dụng ổn định, lâu dài; họ cần phải được đào tạo cơ bản về văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ và giải quyết chế độ, chính sách xứng đáng và công bằng.

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện đồng bộ hệ tiêu chí các tiêu chuẩn định lượng và định tính làm thước đo đánh giá năng lực, phẩm chất của cán bộ, công chức và hiệu quả hoạt động công vụ ở phường. Để xây dựng và áp dụng thống nhất, cần dựa trên cơ sở nền tảng tiêu chuẩn về nghĩa vụ, trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức theo quy định tại các điều 8, 9 và 10 Luật Cán bộ, công chức năm 2008. Nhằm tạo hành lang pháp lý cần thiết cho xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức phường, cần phải nhanh chóng xây dựng, ban hành các văn bản pháp quy để cụ thể hóa từng nội dung của việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức phường.

3.2.3.6. Xây dựng chế độ chính sách đối với cán bộ,công chức phường công chức phường

Kết hợp cơ chế chức danh công chức và nâng bậc lương không theo thời gian theo định kỳ mà quy định theo đánh giá xếp loại công chức; nghiên cứu cơ chế riêng của chính quyền phường bên cạnh cơ chế trả lương hiện hành về việc trả lương theo chức danh, nhiệm vụ; theo chức vụ hoặc theo thành tích công tác. Về chế độ tiền lương: Do đặc điểm của đội ngũ cán bộ, công chức phường, không nên chỉ quy định cứng một nguồn thu nhập là tiền lương mà cần phải được bổ sung điều chỉnh bằng việc trích từ các hoạt động kinh tế công, các khoản tiết kiệm chi phí thường xuyên theo cơ chế khoán thu, chi ngân sách và tự chủ tài chính ở phường; khuyến khích cán bộ, công chức thực hiện việc kiêm nhiệm công việc gắn với chế độ phụ cấp; hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với cán bộ, công chức cơ sở; giải quyết những tồn đọng về bảo hiểm xã hội đối với cán bộ phường.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Ủy ban nhân dân phường với vị trí là cấp hành chính trực tiếp tiếp xúc với dân đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố niềm tin của nhân dân về Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Vì vậy, cần phải tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của UBND phường để vận hành trong sự thống nhất của bộ máy hành chính nhà nước. Đồng thời, phát huy được tính tích cực chủ động của cấp chính quyền cơ sở nói chung, chính quyền phường nói riêng. Vấn đề đổi mới chính quyền phường hiện nay được đặc biệt quan tâm với việc thí điểm không tổ chức HĐND ở huyện, quận và phường nhằm tìm ra mô hình tổ chức chính quyền phù hợp. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có lời giải đáp thỏa đáng. Do đó, cần có một tầm nhìn chiến lược đối với cải cách bộ máy hành chính phường; việc thiết kế bộ máy chính quyền đô thị nói chung, chính quyền phường nói riêng cần đảm bảo chức năng nhiệm vụ quản lý phù hợp với đặc điểm và nhu cầu của từng cộng đồng dân cư ở đô thị. Thực hiện chế độ thủ trưởng hành chính trong CQHC phường, phân cấp giữa các cấp chính quyền ở đô

thị nhằm phát huy được tính năng động, sáng tạo, tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của CQHC phường; phân cấp, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm giữa các cơ quan, giữa các cấp chính quyền ở đô thị, giữa tập thể và người đứng đầu cơ quan; đảm bảo kỷ luật, kỷ cương và nâng cao hiệu quả, hiệu lực QLNN

KẾT LUẬN

UBND Ủy ban nhân dân phường có một vị trí quan trọng trong hệ thống chính quyền cấp cơ sở, là "cánh tay nối dài", chỗ dựa quan trọng của hệ thống chính trị và chính quyền cơ sở nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn hiện nay. Trong mọi điều kiện, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định phải chú trọng và không ngừng nâng cao chính sách đãi ngộ, tạo động lực để cán bộ, công chức cấp xã yên tâm làm việc, coi việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là nhiệm vụ cấp bách trong xây dựng và củng cố chính quyền. Đặc biệt, trong bối cảnh sửa đổi Hiến pháp 1992 đang được đặt ra cùng quá trình cải cách chính quyền địa phương theo hướng phân định rõ chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn thì hoạt động của UBND phường là một khâu cốt yếu liên quan đến nội dung cải cách của chính quyền đô thị nhằm làm cho hoạt động ở đô thị thực chất hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao hơn của người dân đô thị đặc biệt là ở Thủ đô Hà Nội.

Căn cứ vào yêu cầu khách quan, tính tất yếu của xu hướng CCHC nhà nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, luận văn đã lập luận và phân tích những vấn đề cơ bản liên quan đến CCHC tại UBND phường, thực trạng và những vấn đề đặt ra. Từ đó, xác định các phương hướng cơ bản để thực hiện CCHC tại địa bàn thủ đô trong giai đoạn tiếp theo trên cơ sở những thành quả cải cách quan trọng sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới.

Ủy ban nhân dânUBND phường là CQHC nhà nước cơ sở ở đô thị. Vì vậy, UBND phường mang trong mình một số đặc thù của chính quyền đô thị. Đổi mới chính quyền đô thị nói chung, chính quyền phường, UBND phường nói riêng được Đảng và Nhà nước ta xác định là những bước đi quan trọng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước. Đổi mới tổ chức và

hoạt động của chính quyền phường, UBND phường, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của chính quyền phường, UBND phường đòi hỏi trước hết phải phân định rõ ràng, rành mạch chức năng và thẩm quyền của chính quyền phường và UBND phường; tiến hành phân cấp mạnh và rõ hơn cho các cấp chính quyền địa phương, UBND phường là một cấp hành chính của chính quyền đô thị.

Trên cơ sở tổng kết 10 năm CCHC giai đoạn 2001 - 2010 và việc ban hành Chương trình Tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 đặt ra mục tiêu, nhiệm vụ tiếp tục cải cách nền hành chính nhà nước nói chung và cải cách bộ máy chính quyền đô thị, chính quyền phường, UBND phường nói riêng. Trong đó, cấp thiết cần xây dựng bộ máy chính quyền phường, UBND phường tinh gọn, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ phân định rõ trách nhiệm giữa các cơ quan, các cấp chính quyền ở đô thị. Trong giai đoạn mới, chính quyền phường, UBND phường - cấp hành chính trực tiếp với dân phải tiếp tục được đổi mới, nâng cao lên một tầm mức mới, để vận hành trong sự thống nhất của bộ máy hành chính nhà nước ở đô thị, thực hiện tốt cơ chế quyền lực thuộc về nhân dân, mặt khác phát huy được tính tích cực chủ động của chính quyền phường, UBND phường ở đô thị. Do vậy, đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền đô thị, chính quyền phường, UBND phường cần phải tập trung toàn diện và đồng bộ trên cả bốn lĩnh vực của CCHC nói chung: Cải cách thể chế; cải cách tổ chức bộ máy; đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách tài chính công góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, củng cố và phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, tạo quyền chủ động trong quản lý hành chính của CQHC phường. Đồng thời làm rõ trách nhiệm của các cấp trong hệ thống hành chính; tiến hành rà soát, xác định thật rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của CQHC phường để loại bỏ những chồng chéo trùng lặp giữa các CQHC với nhau ở đô thị và phân định rõ ràng, cụ thể hơn về tổ chức, thẩm quyền và trách nhiệm giữa CQHC phường và CQHC xã, thị trấn trong hệ thống bộ máy

hành chính nhà nước; hoàn thiện khung pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương, trong đó có chính quyền phường; đổi mới cơ chế phân cấp và ủy quyền quản lý hành chính nhà nước giữa CQHC cấp trên và CQHC phường; đổi mới tổ chức của CQHC phường; xác định lại thẩm quyền, quyền hạn của CQHC phường; nâng cao chất lượng tuyển dụng, quản lý, sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức phường; tăng cường và đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức phường, đồng thời hiện đại hóa cơ sở vật chất, kỹ thuật để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền đô thị.

Một phần của tài liệu cải cách hành chính tại ủy ban nhân dân phường thuộc thành phố hà nội (qua thực tiễn tại ủy ban nhân dân phường thổ quan - quận đống đa - thành phố hà nội) (Trang 80 - 86)