- Thành lập/chấm dứt tổ hợp tác
2.2.1.2. Về cải cách thủ tục hành chính
Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành các quyết định công bố bộ TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của 20 đơn vị cấp sở với 1.183 TTHC, thực hiện tại cấp huyện với 265 TTHC và thực hiện tại cấp xã với 147 TTHC; thành lập Phòng Kiểm soát TTHC trực thuộc Văn phòng UBND thành phố; tổ chức hội nghị triển khai và tập huấn nghiệp vụ kiểm soát TTHC; ban hành Quy chế phối hợp công bố, công khai TTHC. Trên cơ sở kế hoạch kiểm soát TTHC, tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị và các đơn vị cấp dưới trực thuộc của sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã, các phường đã giao nhiệm vụ cho một công chức chuyên môn làm đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát TTHC và tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính. Các thông tin về TTHC phải được các cơ quan, đơn vị công khai đầy đủ, thường xuyên, rõ ràng, đúng địa chỉ, dễ tiếp cận, dễ khai thác sử dụng bằng các hình thức phong phú, thiết thực, thích hợp và có hiệu quả. Thực hiện đồng bộ, nâng cao chất lượng, hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND cấp xã.
Theo báo cáo của Bộ Nội vụ sau 4 năm thực hiện Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22.6.2007, tuyệt đại bộ phận các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương đã triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Trong đó, ở cấp xã đã có 10.754/11.111 đơn vị, cấp huyện có 686/ 697 đơn
vị, cấp tỉnh có 1.106/1.252 đơn vị. Việc triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông được các địa phương áp dụng trong công việc và TTHC liên quan trực tiếp tới cá nhân và tổ chức như đất đai, đăng ký kinh doanh, hộ tịch, lao động, thương binh và xã hội, xây dựng, công chứng, chứng thực, thuế, hải quan… Báo cáo của các địa phương cho thấy, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã thực hiện theo cơ chế một cửa với hơn 100 TTHC tập trung ở 5 - 9 lĩnh vực như công chứng, chứng thực, tư pháp - hộ tịch, chính sách xã hội, xây dựng, địa chính, giải quyết việc làm...