- Thành lập/chấm dứt tổ hợp tác
2 Chưa qua đào tạo 8.93 74,63 65.80 80,9 19.438 55,
3.2.1.2. Cải cách thể chế về văn hóa công sở tại phường
Việc thực thi văn hóa công sở không chỉ mang lại ý nghĩa thiết thực trong việc xây dựng lề lối, tác phong, phong cách ứng xử văn hóa chuẩn mực của cán bộ công chức Nhà nước, nhất là cán bộ công chức chính quyền phường - nơi hàng ngày tiếp xúc, gặp gỡ, giải quyết công việc của các tổ chức và cá nhân. Song, việc thực hiện văn hóa công sở, nhất là ở cấp chính quyền cơ sở vẫn còn nhiều vấn đề cần được quan tâm. Các quy định về quy chế dân chủ, quy chế văn hóa công sở, quy chế làm việc và các quy định về cải cách TTHC đã được triển khai thực hiện. Qua thực tế, những thái độ, phong cách ứng xử tốt được dư luận trong nhân dân đồng tình như việc công khai số điện thoại di động và điện thoại bàn làm việc, mời dân lên ghế ngồi chờ, bố trí nước uống cho dân, mặc đồng phục trong giờ làm việc, cấm uống rượu bia trước, trong giờ làm việc, đeo thẻ công chức thường xuyên thể hiện thái độ trọng thị, khiêm tốn, tôn trọng người dân, có trách nhiệm của cán bộ công chức. Tuy nhiên, việc thực hiện quy chế dân chủ, thực hiện cải cách TTHC và nhất là thực hiện quy chế văn hóa công sở, quy tắc ứng xử ở một số địa phương vẫn còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ, đáng ngại hơn chính là thái độ quan liêu bình thản và vô cảm thiếu trách nhiệm của một số cán bộ, công chức.
Để thực hiện tốt quy chế văn hóa công sở, góp phần xây dựng văn hóa công sở một cách hiệu quả, phục vụ tốt nhu cầu giải quyết công việc của nhân dân thì không chỉ là tuyên truyền, vận động cán bộ công chức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh mà cần phải cụ thể hóa cách làm theo bằng những việc làm cụ thể như cách ăn, cách nói, cách giao tiếp, ứng xử, thái độ ân cần, niềm nở và nhất là luôn nở nụ cười tươi và nhiệt tâm trong xử lý, giải quyết công việc của dân; thực hiện tốt quy chế dân chủ, công khai minh
bạch các TTHC, tạo điều kiện cho người dân kiểm tra, giám sát; quan trọng hơn chính là việc cần thay đổi nhận thức, suy nghĩ của một số cán bộ công chức về thái độ, hành vi ứng xử với nhân dân từ những việc làm rất nhỏ như bố trí người giữ xe, ghế, bàn, nước uống... mới có thể góp phần xây dựng hình ảnh cán bộ công chức "Trung thành - Tận tụy - Sáng tạo - Gương mẫu", xây dựng văn hóa công sở, góp phần để "Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân" ngày càng trong sạch, vững mạnh
Hiện tại, việc áp dụng các tiêu chí trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan QLNN mới chỉ dừng lại trong xác định các tiêu chuẩn về chức danh, vị trí hoặc ở một số hoạt động đơn lẻ mà chưa xây dựng thành một hệ thống các định mức, tiêu chuẩn thống nhất. Để xây dựng và áp dụng thống nhất, cần dựa trên cơ sở nền tảng tiêu chuẩn về nghĩa vụ, trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức theo quy định tại Điều 8, 9 và l0 Luật Cán bộ, công chức năm 2008. Trên cơ sở đó, Chính phủ xây dựng và ban hành nghị định chi tiết hóa cụ thể về các điều kiện, tiêu chuẩn như: tiêu chuẩn cán bộ, công chức xã phường; mức độ, thái độ phục vụ nhân dân; tiêu chuẩn xác định trách nhiệm thực thi công vụ được giao;. đồng thời, xây dựng quy chế để tiếp nhận và giải quyết ý kiến phản hồi của người dân khi đến giải quyết công việc tại công sở. Thực hiện theo tinh thần CCHC, cần phải thể chế hóa cụ thể bằng văn bản quy định về chế độ làm việc và trách nhiệm của UBND phường, của Chủ tịch UBND phường; quy chế làm việc của UBND phường, nội quy tiếp công dân, những quy định về TTHC,... tất cả đều phải được công khai trước tập thể UBND phường hoặc trước nhân dân.
Trên cơ sở thể chế hóa thành các văn bản nêu trên, các thành viên UBND phường cũng phải xây dựng phong cách chỉ đạo, điều hành sâu sát, cụ thể, linh hoạt, khẩn trương theo yêu cầu của quản lý đô thị và văn minh công sở. Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ và nêu cao vai trò, tinh thần trách nhiệm cá nhân trước thực thi công vụ; phân công, phân định trách nhiệm
luôn rõ ràng, cụ thể đến từng cán bộ, công chức; đồng thời thường xuyên kiểm tra tiến độ và kết quả thực hiện của từng thành viên UBND phường và từng công chức làm việc trong UBND phường. Hàng tuần, hàng tháng phải có chương trình và lịch công tác cụ thể của từng thành viên UBND phường, niêm yết công khai trước trụ sở,... để khắc phục tình trạng làm việc theo lối cá nhân chủ nghĩa, thủ công luộm thuộm hoặc theo cảm tính, xuề xòa, cảm tình cá nhân hoặc tùy ý thay đổi theo kiểu gia đình chủ nghĩa của người đứng đầu UBND phường.