- Thành lập/chấm dứt tổ hợp tác
2 Chưa qua đào tạo 8.93 74,63 65.80 80,9 19.438 55,
2.2.1.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Về thể chế, các quy định của pháp luật là căn cứ pháp lý điều chỉnh các hoạt động của UBND, Chủ tịch UBND phường và các thành viên khác của UBND. Nhưng thể chế pháp luật vẫn còn hạn chế trong cách xác định giữa thẩm quyền và trách nhiệm của cán bộ, công chức về thực thi công vụ. Hiện tại, các văn bản quy phạm pháp luật mới chỉ dừng lại ở việc quy định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền cho cơ quan công quyền, cán bộ, công chức mà chưa quy định cụ thể, rõ ràng về ''trách nhiệm'' của cán bộ, công chức khi thực thi công vụ. Do đó, hành vi và thái độ của cán bộ, công chức chưa được xác định cụ thể về tính chịu trách nhiệm; chịu trách nhiệm về cái gì (hành vi nào, thái độ nào là vi phạm nghĩa vụ khi thực thi công vụ) và chịu trách nhiệm với ai (cơ quan, tổ chức, cá nhân nào). Do đó, khi có vi phạm lại khó khăn trong áp dụng biện pháp chế tài, nhất là trong việc tổ chức thực hiện cơ chế một cửa.
Về công tác chỉ đạo - điều hành. Việc tổ chức chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế, thu chi ngân sách còn lúng túng; năng lực, tính chủ động trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ chưa cao. Vẫn còn tồn tại hiện tượng cán bộ, công chức UBND phường điều hành, quản lý và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn còn bị chi phối bởi tập quán, thói quen của cộng đồng, ngại va chạm mà chưa thực sự dựa trên pháp luật quy định. Việc thực hiện các TTHC trên một số lĩnh vực còn gây khó khăn, bức xúc cho người dân, vẫn còn nhiều hồ sơ giải quyết không đúng hẹn làm người dân phải đi lại nhiều.
Về tổ chức bộ máy và lề lối làm việc, cơ cấu tổ chức của UBND các cấp theo luật định gồm có chủ tịch, các phó chủ tịch và các ủy viên. Sự phối hợp hoạt động của UBND, việc phân định vai trò và trách nhiệm giữa tập thể
và cá nhân, giữa các thành viên UBND chưa rõ. Trong thực tế các quyết định của tập thể UBND trong một số trường hợp chỉ là việc hợp thức hóa ý chí của người đứng đầu (Chủ tịch UBND). Ở đây việc đưa ra tập thể UBND thảo luận và biểu quyết chỉ mang tính hình thức, thường các thành viên của UBND rất hiếm khi có tiếng nói khác với chính kiến của người đứng đầu. Trong trường hợp này tập thể UBND lại là chỗ dựa cho người đứng đầu UBND khi xảy ra hậu quả xấu (đẩy trách nhiệm sang cho tập thể UBND, bởi lẽ các vấn đề này đã được tập thể UBND biểu quyết tán thành trong khi thực chất lại là chính kiến riêng của người đứng đầu). Điều này, làm cho mô hình lãnh đạo tập thể kết hợp với trách nhiệm người đứng đầu của UBND phường không phát huy được hiệu quả trong điều hành.
Về nhân sự, đội ngũ cán bộ, công chức phường tuy đáp ứng về số lượng nhưng chưa đảm bảo về chất lượng đáp ứng nhu cầu CCHC. cán bộ, công chức phường có đặc điểm khác với cán bộ, công chức trong CQHC nhà nước ở thành phố trực thuộc Trung ương, quận, thành phố thuộc tỉnh và thị xã. Họ là những người trực tiếp lắng nghe, giải quyết, đề xuất lên cấp trên những đề xuất, nhu cầu chính đáng của người dân; chuyển tải các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tới người dân mà không qua bất kỳ một cấp trung gian nào. Họ không những phải làm việc trong giờ hành chính mà còn phải làm việc vào buổi tối tham dự sinh hoạt với các tổ dân phố, với đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị ở khu dân cư để phổ biến chủ trương, pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà nước; các quyết định của chính quyền nhà nước cấp trên đến với nhân dân. Cho nên, ngoài việc phải nắm vững luật pháp như cán bộ, công chức cơ quan nhà nước nói chung, cán bộ phường còn phải am hiểu công tác dân vận để lôi cuốn các tổ chức đoàn thể và nhân dân tham gia công việc của phường, thực hiện các nhiệm vụ cấp trên giao cho. Vì vậy, chính quyền phường là hình ảnh Nhà nước trực quan đối với nhân dân. Tuy nhiên, phần lớn cán bộ ở cơ sở chỉ được đào tạo cơ bản về chính trị, ít được đào tạo về nghiệp vụ quản lý hành chính nhà nước dẫn
đến những lúng túng trong triển khai hoạt động, thụ động, giải quyết công việc kém hiệu quả, nhiều khi không đúng luật pháp. Mặt khác, vẫn còn tình trạng giải quyết công việc tùy tiện, nhất là trong lĩnh vực đất đai. Về người đứng đầu, Chủ tịch UBND phường trong nhiều trường hợp chưa bao quát hết khối lượng công việc của mình, khả năng phân tích, tổng hợp còn hạn chế nên giải quyết các yêu cầu, đề nghị của dân không thỏa đáng.
Về cách thức công khai TTHC trong hoạt động của UBND phường còn chưa phát huy được hiệu quả. Mục đích của công khai TTHC là để dân biết và thực hiện các TTHC cần thiết mà cơ quan chức năng yêu cầu và cũng là để kiểm tra cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ. Nếu cách công khai không rõ ràng, người dân sẽ không biết để làm theo và cũng không kiểm tra được. Như vậy dễ nảy sinh tiêu cực như kéo dài thời hạn giải quyết hồ sơ hoặc tự đặt ra thêm thủ tục giấy tờ, gây khó cho người dân... Thực tế hiện nay, tại UBND các phường và quận trên địa bàn Hà nội đang thực hiện công khai TTHC theo Quyết định số 4493/QĐ-UB và Quyết định 4494/QĐ-UB ngày 31/8/2009 của UBND thành phố Hà Nội. Theo đó, quận, huyện có 298 thủ tục; xã, phường có 155 thủ tục. Nhưng người dân muốn xem TTHC mà mình cần lại rất khó khăn do cách thức công khai. Việc niêm yết trên bảng cả quyển "Bộ thủ tục hành chính thực hiện tại cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội" dày 328 trang. Vì thế người xem phải ở tư thế đứng hoặc cúi khom, "tay giữ các tờ trên, tay lật các tờ dưới" tìm TTHC mà mình cần. Có nhiều phường chia nhỏ Bộ TTHC theo từng lĩnh vực nhưng lại không có mục lục để tra tìm. Lại có phường niêm yết trên bảng có kính bảo vệ bên ngoài, ai muốn xem thì phải kéo kính lùa tay vào một bên để lật xem từng trang bên dưới. Có phường vừa niêm yết trên bảng, vừa đưa lên máy vi tính nhưng không có hướng dẫn cách tra tìm… Điều này dẫn tới mục đích ban hành văn bản chỉ đạo của thành phố không đạt được, lại làm khó cho dân.
Thứ nhất, chế độ làm việc theo "biên chế" đã ảnh hưởng đến ý thức và trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức trong giải quyết công việc với nhân dân bởi họ hưởng lương theo ngạch, bậc chứ không theo năng lực thực thi công vụ làm hạn chế tính chủ động, sáng tạo, tạo ra tâm lý ỳ trong hoạt động công vụ. Điều đó dẫn tới một số cán bộ, công chức không có ý thức tự giác học tập nâng cao trình độ nên kiến thức vốn đã ít ỏi lại càng mai một, không đáp ứng được yêu cầu công tác. Ví dụ: một mảng công tác quản lý mà phường đảm nhận là công tác hộ tịch. Tuy nhiên số cán bộ làm công tác hộ tịch lại thường xuyên thay đổi nên họ không đủ thời gian tích lũy kinh nghiệm trong khi lại chưa được đào tạo… Công việc nhiều, năng lực cán bộ phường hạn chế, thậm chí còn kiêm nhiệm nên tình trạng cán bộ phường giải quyết các yêu cầu, đề nghị của dân không đúng nội dung, đúng trình tự pháp luật qui định. Nhiều cán bộ phường khi giải quyết công việc thường dựa vào kinh nghiệm, xử lý tùy tiện, không kịp thời hoặc lúng túng, nhất là các vụ tranh chấp nhà đất, vay mượn nợ, xử lý vi phạm hành chính.
Thứ hai, về chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức. Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng và một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã quy định:
- Công chức cấp xã chưa tốt nghiệp đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định thì được hưởng lương bằng 1,18 so với mức lương tối thiểu chung. Hiện nay, ngoài số cán bộ thuộc biên chế Nhà nước tăng cường cho xã, phường thì hưởng mọi chế độ, chính sách hiện hành như đối với công chức Nhà nước (theo Nghị định số 09), số cán bộ phường còn lại chỉ được hưởng sinh hoạt phí.
- Cán bộ cấp xã có bằng cấp chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo so với mức lương tối thiểu chung như sau: Bí thư Đảng ủy: 0,30; Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND, Chủ
tịch UBND: 0,25; Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Phó Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch UBND: 0,20; Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh: 0,15.
Với quy định trên cho thấy, trong tình hình hiện nay, mức sinh hoạt phí này không đủ đáp ứng nhu cầu vật chất tối thiểu của cán bộ, công chức phường, không đủ tái tạo sản xuất giản đơn và làm hao mòn dần quá trình đào tạo mà cán bộ phường đã trải qua. Do mức sinh hoạt phí không phù hợp nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần, thái độ làm việc của cán bộ phường. Nhiều cán bộ phường có năng lực, trình độ tự đi tìm việc làm ở nơi khác có thu nhập cao hơn để ổn định cuộc sống. Hoặc nếu còn làm việc tại UBND họ không có động lực để tận tâm tận lực trong công việc, không động viên được cán bộ cơ sở yên tâm công tác; chính sách thu hút chưa khuyến khích được cán bộ, công chức giỏi, sinh viên có trình độ chuyên môn cao về công tác ở cơ sở. Hơn nữa, việc quy định lương xã, thị trấn cũng như phường là chưa thể hiện, ghi nhận sự đặc thù của các loại công chức ở các đơn vị hành chính khác nhau. Lương thấp cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng nhũng nhiễu, lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi bất chính.
Thứ ba, công tác đào tạo, bồi dưỡng tuy có nhiều cố gắng nhưng còn chạy theo số lượng, chưa cân đối giữa đào tạo với sử dụng, chưa quản lý chặt chẽ đội ngũ cán bộ dự nguồn sau đào tạo, chưa có kế hoạch cụ thể để thực hiện tốt quá trình chuyển đổi các thế hệ cán bộ. Nội dung và chất lượng đào tạo chưa cao, có hiện tượng học nhằm hợp thức hóa bằng cấp. Việc đào tạo lại đội ngũ cán bộ cấp cơ sở chưa được thực hiện đồng bộ về mọi mặt, mới chỉ đào tạo về lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ mà chưa chú ý bồi dưỡng về kỹ năng quản lý điều hành, tổ chức thực hiện, nhất là xử lý những tình huống khó khăn ở cơ sở; phương thức đào tạo chưa đa dạng.
Thứ tư, phương thức làm việc tập thể (theo chế định Ủy ban) trong quản lý, điều hành hành chính nhà nước chưa đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước ở phường. Phương thức quyết định tập thể theo chế định Ủy ban trong các cơ quan hành chính nhà nước một mặt, dẫn đến tình trạng không rõ ràng, mạch lạc về phân định thẩm quyền, trách nhiệm giữa tập thể UBND với cá nhân người đứng đầu và với từng thành viên UBND, mặt khác lại là chỗ dựa hợp pháp cho những người đứng đầu không dám chịu trách nhiệm. Đồng thời phương thức điều hành tập thể (UBND) còn làm chậm trễ, không kịp thời các quyết định hành chính, hạ thấp hiệu lực, hiệu quả của quản lý hành chính nhà nước ở địa bàn phường.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Cải cách hành chính tại UBND phường ở thành phố Hà Nội hiện nay đang ngày càng hoàn thiện từ tổ chức, thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ cụ thể đến chế độ, chính sách. Do đó, hoạt động của chính quyền phường đã có nhiều đổi mới. TTHC được thực hiện theo tinh thần đẩy mạnh CCHC, giảm đáng kể sự phiền hà và tiết kiệm thời gian, công sức của các tổ chức, công dân.
Tuy nhiên, mô hình tổ chức UBND phường vẫn bị ảnh hưởng của mô hình của cơ chế quản lý tập trung với mô hình áp dụng chung cho cả xã, phường, thị trấn. Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến thẩm quyền và quyền hạn của UBND phường vẫn đang tồn tại tình trạng vừa thiếu, vừa chung chung. Việc quy định về thẩm quyền và quyền hạn cụ thể dành cho UBND phường thực hiện, áp dụng gần như UBND xã chưa phân biệt được rành rọt giữa nhiệm vụ của UBND phường ở đô thị và UBND thị trấn, xã ở nông thôn. Các văn bản luật quy định vị trí, vai trò, chức năng, thẩm quyền của UBND phường còn chưa được xây dựng đồng bộ, đầy đủ, chưa xác định rõ những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể mà UBND phường và từng thành viên UBND thực hiện; Chưa phân biệt rõ thẩm quyền của người đứng đầu CQHC nhà nước với tập thể UBND.
UBND phường đang thực hiện những nhiệm vụ quản lý ở đô thị cũng giống như UBND xã ở nông thôn; thiếu hẳn pháp luật về nhiệm vụ cụ thể của chính quyền phường, dẫn đến UBND phường phải vận dụng cho phù hợp thực tiễn. Đây là những vấn đề cấp thiết đặt ra đòi hỏi trong CCHC phải có ngay những giải pháp kịp thời và đồng bộ trên thực tế đổi mới tổ chức và hoạt động của UBND phường nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới đất nước.
Chương 3