Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phường

Một phần của tài liệu cải cách hành chính tại ủy ban nhân dân phường thuộc thành phố hà nội (qua thực tiễn tại ủy ban nhân dân phường thổ quan - quận đống đa - thành phố hà nội) (Trang 77 - 79)

- Thành lập/chấm dứt tổ hợp tác

3.2.3.4.Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phường

2 Chưa qua đào tạo 8.93 74,63 65.80 80,9 19.438 55,

3.2.3.4.Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phường

bộ, công chức phường

Thời gian qua, thực hiện Nghị quyết của Trung ương và các Nghị định của Chính phủ, nhìn chung, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã từng bước được phát triển cả số lượng và chất lượng. Việc chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở và đưa sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng về xã, phường, thị trấn công tác đã từng bước trẻ hóa và nâng cao trình độ về các mặt của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Chất lượng đội ngũ được nâng lên cả về trình độ văn hóa, chuyên môn, lý luận chính trị và kinh nghiệm thực tiễn. Tuy nhiên, còn có không ít cán bộ, công chức cấp xã trong hệ thống chính trị chưa qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, không được thường xuyên bồi dưỡng bổ trợ kiến thức nghiệp vụ chuyên môn, kiến thức pháp luật, kỹ

năng hành chính, tin học, vì vậy chưa đáp ứng tốt nhất yêu cầu quản lý điều hành ở địa phương. Trên thực tế, cán bộ cấp xã đang phải tiếp nhận, xử lý một khối lượng công việc ngày càng nhiều. Trong khi nhiều cán bộ ở cấp xã lại không được đào tạo cơ bản, nhiều chế độ chính sách liên tục được thay đổi nhưng ít được bồi dưỡng nghiệp vụ. Việc nắm bắt thông tin chậm dẫn tới thiếu tính nhạy bén, linh hoạt trong xử lý công việc, hiệu quả thực thi công vụ còn thấp, gây bức xúc trong nhân dân, ảnh hưởng tới sự phát triển về kinh tế, xã hội của địa phương. Vì vậy, vấn đề đặt ra trong thực tiễn CCHC hiện nay là cần đào tạo cán bộ xã với nhiều chuyên ngành, nhiều lĩnh vực đa dạng hơn. Đặc biệt là các kiến thức về pháp luật, về QLNN, khả năng vận dụng đường lối, chính sách của Đảng và áp dụng pháp luật vào cuộc sống. Trong khi đó, hiện nay chúng ta có quá nhiều trường đào tạo chuyên sâu về một lĩnh vực, nên chỉ đáp ứng được việc đào tạo cán bộ cho các cơ quan trung ương hoặc cấp cao mà chưa chú ý đáp ứng nhu cầu của cơ quan chính quyền cấp xã. Do vậy, cần đổi mới các cơ sở đào tạo, cần thiết kế chương trình đào tạo cán bộ cấp cơ sở đa chức năng hơn cho phù hợp.

Năng lực quản lý, điều hành, thực thi công vụ của cán bộ phường không thể được nâng cao nếu họ không được trang bị những kiến thức cơ bản về pháp luật, về chính trị, nếu thiếu kinh nghiệm thực tiễn. Do vậy, các cấp có thẩm quyền cần phải tạo điều kiện về kinh phí, thời gian để cán bộ phường có điều kiện học tập, tích lũy, sử dụng có hiệu quả các kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ. Đồng thời không ngừng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ giác ngộ về tư tưởng, chính trị cho cán bộ phường. Nếu được rèn luyện, giác ngộ về chính trị, vững vàng về tư tưởng, chuyên môn nghiệp vụ giỏi, cán bộ phường sẽ rất thuận lợi trong công tác, giải quyết các công việc đúng chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Đây cũng là bước chuẩn bị cho việc chọn lọc, đào tạo đội ngũ cán bộ kế thừa. Vì vậy, công tác đào tạo cán bộ cho cấp xã phải bám sát thực tiễn hơn nữa, tập trung vào đào

tạo pháp luật, kỹ năng quản lý, giải quyết những vấn đề thường xuyên đặt ra đối với cấp xã và văn hóa giao tiếp với nhân dân.

Mặt khác, cần đánh giá đúng thực trạng theo từng nhóm chức danh cán bộ, làm cơ sở cho việc sắp xếp, bố trí và xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo sử dụng cán bộ. Thường xuyên rà soát, định kỳ hằng năm tiến hành công tác đào tạo bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với từng đối tượng theo chức danh; khuyến khích cán bộ, công chức tự học, tự đào tạo để nâng cao trình độ. Đào tạo cán bộ, công chức phải căn cứ vào quy hoạch, tiêu chuẩn chức danh và nhu cầu bố trí, sử dụng cán bộ, công chức. Đối với số cán bộ, công chức trẻ có triển vọng, lớp tạo nguồn cần phải đào tạo cơ bản, toàn diện để có kiến thức cơ bản, có năng lực thực tiễn và có kỹ năng thực hành để đáp ứng yêu cầu về lâu dài.

Một phần của tài liệu cải cách hành chính tại ủy ban nhân dân phường thuộc thành phố hà nội (qua thực tiễn tại ủy ban nhân dân phường thổ quan - quận đống đa - thành phố hà nội) (Trang 77 - 79)