Cải cách tổ chức bộ máy của Ủy ban nhân dân phường theo chế độ thủ trưởng hành chính

Một phần của tài liệu cải cách hành chính tại ủy ban nhân dân phường thuộc thành phố hà nội (qua thực tiễn tại ủy ban nhân dân phường thổ quan - quận đống đa - thành phố hà nội) (Trang 71 - 74)

- Thành lập/chấm dứt tổ hợp tác

2 Chưa qua đào tạo 8.93 74,63 65.80 80,9 19.438 55,

3.2.2. Cải cách tổ chức bộ máy của Ủy ban nhân dân phường theo chế độ thủ trưởng hành chính

chế độ thủ trưởng hành chính

UBND phường hiện nay hoạt động theo nguyên tắc "Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách" là một nguyên tắc lãnh đạo của Đảng và là cơ chế chung của toàn bộ hệ thống chính trị, trong đó có các cơ quan hành chính nhà nước. Đó chính là biểu hiện của nguyên tắc tập trung dân chủ (Tập thể lãnh đạo là dân chủ, cá nhân phụ trách là tập trung). Thực hiện nguyên tắc này sẽ phát huy được trí tuệ và sức mạnh của tập thể, đồng thời khẳng định năng lực của cá nhân, phù hợp với hoạt động ra chủ trương, nghị quyết. Tuy nhiên, chế độ tập thể lãnh đạo tiêu tốn nhiều thời gian cho các hoạt động họp hành, bàn bạc, thảo luận, lấy ý kiến của tập thể để đạt được sự nhất trí cho mỗi quyết định được đưa ra. Điều này dẫn tới nhiều quyết định của tập thể thường chậm trễ, khả năng thích ứng với môi trường không cao. Các quyết định thường mang tính thỏa hiệp, thiếu quả quyết bởi nó là kết quả của sự bàn bạc, thảo luận để đưa đến những thỏa thuận. Đồng thời, quyền lực bị phân tán, trách nhiệm không rõ ràng bởi Ủy ban đại diện cho nhiều nhóm lợi ích khác nhau. Điều này dẫn tới tình trạng thoái thác trách nhiệm cá nhân, đổ lỗi cho nhau hoặc đổ lỗi cho tập thể (cha chung không ai khóc) khi xảy ra tiêu cực trong điều hành, không thể hiện được sự cam kết về trách nhiệm và do đó dẫn đến khó kiểm soát và khó quy trách nhiệm.

Theo qui định của pháp luật, chủ tịch UBND phường do HĐND phường bầu ra trong kỳ họp đầu tiên của mỗi khóa HĐND theo sự giới thiệu của HĐND. Phó chủ tịch UBND phường và các ủy viên cũng được HĐND phường bầu theo sự giới thiệu của Chủ tịch UBND phường. Trừ Chủ tịch UBND phường, các thành viên khác của UBND phường không nhất thiết là đại biểu HĐND phường. Kết quả bầu các thành viên UBND phường phải được Chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp phê chuẩn. Chủ tịch UBND phường có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của UBND phường, trực tiếp chỉ đạo, điều hành hoạt động của UBND, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp, đồng thời chịu trách nhiệm chính trị trước cấp ủy và HĐND phường. Chủ tịch UBND phường chịu trách nhiệm chung về nội chính, an ninh, đô thị. Xuất phát từ đặc thù của địa bàn phường về tình hình dân cư; tình hình trật tự, trị an; hoạt động sản xuất - thương mại - dịch vụ đa dạng… nên tập thể UBND phường, Chủ tịch UBND phải đảm nhận một khối lượng công việc khá nặng nề. Các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, suy cho cùng được trực tiếp tổ chức thực hiện ở cấp cơ sở và Chủ tịch UBND phường là người trực tiếp lãnh đạo triển khai việc thực hiện. Trong khi đó, Nhà nước ta chưa có một văn bản nào có giá trị pháp lý cao qui định cụ thể các mối quan hệ: giữa tập thể cán bộ UBND phường với Chủ tịch UBND phường; giữa Chủ tịch UBND phường với Phó Chủ tịch UBND phường, giữa Phó Chủ tịch UBND phường với các ủy viên… Các văn bản như Hiếp pháp 1992, Luật Tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi năm 1994)… chỉ qui định chung chung: Chủ tịch UBND phân công công tác cho Phó Chủ tịch UBND và các ủy viên; người được phân công phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND. Mỗi thành viên UBND chịu trách nhiệm cá nhân về phần công tác của mình… Do các mối quan hệ này chưa được xác định cụ thể nên trong thực tế đã xảy ra hai tình trạng đối lập nhau:

Thứ nhất, nhiều Chủ tịch UBND phường quá ôm đồm, có việc đã được phân công cho Phó Chủ tịch, song Chủ tịch vẫn đứng ra giải quyết mà không cần thông báo cho Phó Chủ tịch. Nhiều việc, theo nguyên tắc, khi Chủ tịch UBND phường vắng mặt, Phó Chủ tịch UBND phường được ủy quyền giải quyết. Song, nhiều Chủ tịch UBND phường đã "không cho phép" Phó Chủ tịch UBND thực hiện quyền này. Do vậy, Phó Chủ tịch thường bị động, biết mình được phân công nhưng không biết có nên làm hay không? Từ đó, không phát huy được vai trò, khả năng của Phó Chủ tịch với tư cách là người giúp việc cho Chủ tịch.

Thứ hai, nhiều Chủ tịch UBND phường lại quá dựa dẫm vào Phó Chủ tịch và các thành viên khác. Ở nhiều địa phương, Chủ tịch UBND phường đã "khoán trắng" công tác quản lý, điều hành cho Phó Chủ tịch, thậm chí còn "làm ngơ" để Phó Chủ tịch ký văn bản thay mặt UBND phường. Bản thân các Phó Chủ tịch nhiều khi cũng không tích cực thực hiện mảng công việc được phân công mà chỉ đơn thuần nghe báo cáo, đề xuất của các ủy viên.

Để hạn chế những nhược điểm nói trên của chế độ tập thể lãnh đạo cần nghiên cứu áp dụng chế định thủ trưởng thay cho chế định Ủy ban trong quản lý hành chính ở phường. Điều này cho phép khắc phục được những nhược điểm của chế độ điều hành tập thể, thiếu nhanh nhạy, tập trung, thống nhất, không rõ trách nhiệm người đứng đầu, làm chỗ dựa cho những tiêu cực cá nhân… phù hợp với quy luật của quản lý điều hành hành chính và với thông lệ chung của các nền hành chính trên thế giới ngày nay. Trên cơ sở đó áp dụng chế độ bổ nhiệm Phường trưởng.

Cách thức làm việc theo chế độ thủ trưởng dựa trên sự linh hoạt điều hành của người đứng đầu nhưng cũng không hoàn toàn hạn chế trí tuệ tập thể. Với những việc hệ trọng, cần phải huy động sức mạnh trí tuệ của tập thể, người đứng đầu vẫn có thể triệu tập hệ thống tham mưu cho mình để phân tích, nắm bắt kỹ tình hình rồi mới ra quyết định và chịu trách nhiệm cá nhân.

Điều này sẽ khắc phục được tình trạng "chân lý" có thể không thuộc về đám đông nhưng vẫn phải chấp nhận vì theo biểu quyết của số đông. Trong khi cái cần tuân thủ nhất chính là yêu cầu thực tiễn đặt ra và hiệu quả để giải quyết sự việc. Dưới sự điều hành của Phường trưởng, các quyết định của phường sẽ đề cao trách nhiệm cá nhân, hành động nhanh chóng, kịp thời, giải quyết công việc chủ động và quyết đoán, đáp ứng được tính khẩn trương, liên tục để giải quyết các vấn đề phát sinh hằng ngày, hằng giờ trong đời sống xã hội ở các đô thị. Với những chuyện xảy ra tức thời, nhanh chóng như xử lý chuyện thiên tai, những sự cố bất thường… thì đòi hỏi người thủ trưởng trong phạm vi thẩm quyền phải quyết đoán, năng động, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Còn nếu phải đợi cả tập thể UBND bàn bạc, biểu quyết rồi mới ra quyết định có thể làm cho sự việc không giải quyết được hoặc gây ra những hậu quả khôn lường trong quản lý.

Về cơ chế giúp việc cho chế độ thủ trưởng lãnh đạo, Phường trưởng lãnh đạo mang tính cá nhân nhưng không "một mình" ban hành các quyết định mà là người phải biết lắng nghe, thấu hiểu, phân tích và đưa ra quyết định đúng, hợp pháp và hợp lòng dân. Trong cơ chế mới, thay vì nhiều Ủy viên ủy ban là một số ít các cấp phó để giúp việc cho người đứng đầu với những nhiệm vụ, thẩm quyền nhất định. Số lượng cấp phó tùy thuộc vào khối lượng và yêu cầu của nhiệm vụ, vào quy mô, tính chất, đặc điểm của mỗi phường. Phường trưởng phải được quyền lựa chọn cấp phó của mình.

Một phần của tài liệu cải cách hành chính tại ủy ban nhân dân phường thuộc thành phố hà nội (qua thực tiễn tại ủy ban nhân dân phường thổ quan - quận đống đa - thành phố hà nội) (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w