0
Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

Cải cách thể chế phù hợp với tính chất đô thị của phường

Một phần của tài liệu CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG THUỘC THÀNH PHỐ HÀ NỘI (QUA THỰC TIỄN TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG THỔ QUAN - QUẬN ĐỐNG ĐA - THÀNH PHỐ HÀ NỘI) (Trang 65 -69 )

- Thành lập/chấm dứt tổ hợp tác

2 Chưa qua đào tạo 8.93 74,63 65.80 80,9 19.438 55,

3.2.1.1. Cải cách thể chế phù hợp với tính chất đô thị của phường

Sau gần 30 năm đổi mới, quá trình đô thị hóa ở nước ta đã và đang diễn ra nhanh chóng dẫn đến nhiều khác biệt về hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh giữa đô thị và nông thôn. Tuy nhiên, mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở nước ta hiện nay theo Hiến pháp 1992 và Luật tổ chức HĐND và UBND 2003 về cơ bản giống nhau, đều tổ chức 3 cấp chính quyền (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) không còn phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý của đơn vị hành chính ở đô thị trong điều kiện mới. Nhiều vấn đề cấp thiết của đô thị như quy hoạch, kiến trúc, xây dựng hạ tầng đô thị, thực hiện dự án dân sinh, xử lý ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông, trật tự an toàn xã hội,… không được giải quyết kịp thời và cũng chưa phù hợp với nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ. Trong đó đô thị do kết cấu hạ tầng thống nhất đòi hỏi phải quản lý theo ngành là chủ yếu khác với

nông thôn quản lý theo lãnh thổ là chủ yếu. Thời gian qua, tổng kết thi hành Hiến pháp 1992 nhằm phục vụ cho việc sửa đổi Hiến pháp, nhiều ý kiến đều hướng tới đề xuất cơ chế để hình thành chính quyền phù hợp với đặc trưng của nông thôn và đô thị. Đồng thời, kết quả thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường tại 67 huyện, 32 quận, 483 phường ở 10 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tạo sự chuyển biến tích cực trong CCHC, từng bước tổ chức hợp lý chính quyền địa phương, bước đầu phân biệt sự khác nhau về tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn giữa chính quyền ở địa bàn đô thị và chính quyền ở địa bàn nông thôn.

Mặc dù UBND phường là một bộ phận cấu thành của chính quyền địa phương, nhưng có những đặc điểm riêng khác biệt so với chính quyền nông thôn. Đặc điểm, tính chất của QLNN tại đô thị được chi phối một cách khách quan bởi đặc điểm, tính chất của đô thị. Đó là:

- Mỗi đô thị dù lớn hay nhỏ đều chỉ là một đơn vị hành chính - lãnh thổ thống nhất. Các quận, phường, trong nội bộ một đô thị thực chất chỉ là các đơn vị hành chính thuần túy, có tính quy ước để thực thi công việc quản lý hành chính ở đô thị.

- Tổ chức chính quyền đô thị phải bảo đảm tính thống nhất và liên thông trên địa bàn về quy hoạch đô thị, hạ tầng kỹ thuật (điện, giao thông công cộng, cây xanh, cấp, thoát nước, xử lý rác thải…), hạ tầng xã hội (bệnh viện, trường học, tiện ích văn hóa - thể thao…), đất đai, nhà ở, an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường…

- Việc quản lý các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và đời sống nhân dân ở đô thị có thể thực hiện một cách thống nhất, đồng bộ, nhanh nhạy khi có sự quản lý, điều hành bởi các chủ thể tạo ra được sự liên kết, phối hợp và tập trung, không lệ thuộc nhiều vào điều kiện sống, địa lý, lãnh thổ, họ tộc… của cư dân trên địa bàn lãnh thổ như ở nông thôn. Vai trò quản lý hành chính ở đô thị của cấp hành chính chủ yếu tập trung vào công tác chỉ đạo, hướng

dẫn, kiểm tra việc thực thi pháp luật, chính sách phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống nhân dân trên địa bàn.

- Chính quyền đô thị có khối dân cư tập trung cao với nhiều thành phần, tầng lớp khác nhau với các hoạt động đa dạng, có nhu cầu cao về nhiều mặt. Điều này dẫn đến việc quản lý con người trong chính quyền đô thị hết sức phức tạp so với nông thôn nơi cư dân khá thuần nhất về nhiều mặt.

- Chính quyền đô thị phải quan tâm giải quyết nhiều vấn đề bức xúc hàng ngày như cấp, thoát nước, rác thải sinh hoạt, vấn đề nhà ở, giao thông, ô nhiễm môi trường sống, quản lý dân cư…

Do đó, CCHC tại phường phải bắt đầu từ việc xác định rõ tính chất đô thị trong tổ chức và hoạt động của UBND. Trong các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động của chính quyền phường, cơ quan soạn thảo và ban hành văn bản phải thể hiện rõ những đặc thù của quản lý đô thị. Các văn bản này sẽ là cơ sở để xác định rõ hơn những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các thành viên UBND phường, các chức danh khác thuộc UBND phường. Nếu tổ chức bộ máy chính quyền cấp cơ sở hiện hành được tổ chức theo mô hình chung do luật quy định và áp dụng chung cho tất cả các chính quyền xã, phường và thị trấn sẽ không phát huy được đầy đủ những giá trị văn hóa truyền thống và đặc điểm riêng của mỗi cấp chính quyền cơ sở. Hiện nay UBND phường đang quản lý và hoạt động dựa theo Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003, nhưng trong thực tế vẫn chưa phân biệt rõ ràng, cụ thể cho cấp hành chính cơ sở ở đô thị. Luật pháp dành riêng cho UBND phường vừa thừa vừa thiếu, dẫn đến tình trạng tùy ý chủ quan vận dụng của những người thi hành công vụ, làm cho hiệu lực, hiệu quả quản lý rất hạn chế và phân cấp cũng lúng túng do chính nội tại của thiết chế nhà nước tạo ra. Xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của UBND phường còn phải căn cứ vào đối tượng và khách thể quản lý của UBND phường, ví dụ: Hệ thống thoát nước, cấp nước, điện, đường giao thông là thống nhất theo yêu cầu của kỹ thuật, không thể phân

chia theo lãnh thổ quản lý. Từ đó phân biệt với UBND xã, với nhiệm vụ quyền hạn của UBND cấp trên và phù hợp với QLNN ở đô thị.

Việc xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và thẩm quyền của mỗi tổ chức bộ máy hành chính là cực kỳ quan trọng, nó đảm bảo trật tự pháp luật và pháp chế, làm cho tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ không bị chồng chéo, trùng lặp. Trên cơ sở đó, xác định trách nhiệm được rõ ràng, cụ thể. Thẩm quyền thể hiện rõ nhất ở các văn bản phân cấp, thực chất là phân công nhiệm vụ kèm theo là phân công quyền lực. Trong khu vực đô thị, đối với việc quản lý hành chính nhà nước của UBND phường càng đòi hỏi việc giao nhiệm vụ, quyền hạn và thẩm quyền phải cụ thể, rõ ràng trên các lĩnh vực quản lý, như: kinh tế - xã hội; quản lý dân cư, củng cố tổ dân phố; quản lý xây dựng, hạ tầng kỹ thuật đô thị; Giải quyết khiếu nại, tố cáo; Thẩm quyền trong việc phê chuẩn quy ước, nội quy của việc thực hiện Quy chế dân chủ ở phường; Xác nhận và chứng thực những văn bản hành chính thông thường; Sắp xếp trật tự hàng rong, vỉa hè và các tuyến phố tự quản giao cho phường chịu trách nhiệm...

Xác lập các quy định về chế độ trách nhiệm đối với cán bộ, công chức CQHC phường. Hiệu lực hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước tùy thuộc phần lớn vào tinh thần thái độ phục vụ nhân dân và chế độ trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức: Nghiên cứu xây dựng quy định thống nhất về chế độ trách nhiệm đối với các nhiệm vụ đã phân công, phân cấp từ thành phố đến người đứng đầu CQHC phường. Quy định cụ thể về nhiệm vụ, công việc và thẩm quyền giải quyết của người đứng đầu CQHC phường. Vấn đề này càng cụ thể thì chế độ trách nhiệm dễ dàng được xác định; thực hiện mô hình bộ máy QLNN theo hướng bổ nhiệm các cấp quản lý hành chính nhà nước ở phường nhằm bảo đảm sự tập trung thống nhất trong quản lý, điều hành công việc; xây dựng tiêu chí công việc và quản lý đánh giá cán bộ, công chức qua tiêu chí công việc; rút ngắn thời hạn bổ nhiệm chức vụ; đánh giá sự tín nhiệm theo định kỳ để tăng tinh thần làm việc trách nhiệm của người được bổ

nhiệm; xác lập các tiêu chuẩn cụ thể về đạo đức công vụ: Xây dựng môi trường làm việc đề cao tinh thần trách nhiệm, sự cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư.

Một phần của tài liệu CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG THUỘC THÀNH PHỐ HÀ NỘI (QUA THỰC TIỄN TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG THỔ QUAN - QUẬN ĐỐNG ĐA - THÀNH PHỐ HÀ NỘI) (Trang 65 -69 )

×