Kết quả kiểm tra hiệu lực của vacxin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm nghiệm một số chỉ tiêu của vacxin kyoto biken porcine parvovirus nhập từ nhật bản phòng bệnh rối loạn sinh sản do virus parvo gây ra trên lợn (Trang 54 - 57)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.3. Kết quả kiểm tra hiệu lực của vacxin

Hiệu lực của vacxin là một chỉ tiêu quan trọng được đánh giá bởi khả năng kích thích cơ thể tạo ra kháng thể đặc hiệu và phản ánh khả năng bảo hộ của con vật sau khi tiêm vacxin dưới tác động của yếu tố gây bệnh. Kiểm tra hiệu lực của vacxin là yêu cầu cần thiết đối với mỗi lô sản xuất.

Có nhiều phương pháp để kiểm tra hiệu lực của vacxin, nhưng hiệu lực của vacxin dùng trong thú y thường được khuyến cáo sử dụng phương pháp công cường độc trên bản động vật với những con ở lứa tuổi mẫn cảm nhất, thực hiện dưới những điều kiện tiêu chuẩn và trên những động vật có huyết thanh âm tính. Tuy nhiên, trong trường hợp có các phương pháp thử khác thay thế có giá trị tin tưởng, phương pháp công cường độc sẽ hạn chế được sử dụng.

Hiệu lực của vacxin có thể được kiểm tra bằng phương pháp định lượng kháng thể trong huyết thanh sau khi tiêm cho bản động vật hoặc động vật thí nghiệm. Để kiểm tra hiệu lực của vacxin Kyoto Biken Porcine Parvovirus,

chúng tôi lựa chọn phương pháp định lượng kháng thể trong huyết thanh sau khi tiêm cho bản động vật (lợn).

Lượng kháng thể sinh ra trong máu của lợn sau khi tiêm vacxin phụ thuộc vào sự xâm nhập của kháng nguyên lần đầu hay lần thứ hai, thứ ba, ... Nếu sử dụng những con lợn đã có kháng thể chống PPV cho thử nghiệm này thì không thể đánh giá chính xác hiệu lực của vacxin sau khi tiêm. Do đó, lợn được lựa chọn cho thử nghiệm này là những con lợn khỏe mạnh, không có triệu chứng lâm sàng bất thường, có huyết thanh âm tính đối với kháng thể chống lại mầm bệnh có trong vacxin.

Trước khi sử dụng các lợn cho thử nghiệm, tiến hành chọn những con lợn khỏe mạnh về lâm sàng và kiểm tra kháng thể chống PPV có trong huyết thanh của các lợn đó bằng phản ứng HI. Nếu hiệu giá của phản ứng HI < 10, tức là huyết thanh âm tính với kháng thể PPV thì lợn đủ tiêu chuẩn sử dụng cho thử nghiệm. Nếu hiệu giá của phản ứng HI >10 thì lợn đó không đủ tiêu chuẩn sử dụng cho thử nghiệm.

Kết quả kiểm tra kháng thể trong huyết thanh của 6 lợn được chọn cho thử nghiệm như sau:

Bảng 4.6. Kết quả kiểm tra kháng thể chống PPV trong huyết thanh của lợn trước khi tiêm vacxin

STT Thời điểm Lô

Trước khi

tiêm vacxin Đánh giá

1 Đối chứng

1 < 10 Đủ tiêu chuẩn sử dụng cho thử nghiệm 2 < 10 Đủ tiêu chuẩn sử dụng cho thử nghiệm 3 < 10 Đủ tiêu chuẩn sử dụng cho thử nghiệm 2 Thử nghiệm

4 < 10 Đủ tiêu chuẩn sử dụng cho thử nghiệm 5 < 10 Đủ tiêu chuẩn sử dụng cho thử nghiệm 6 < 10 Đủ tiêu chuẩn sử dụng cho thử nghiệm

Như vậy, kết quả kiểm tra huyết thanh cho thấy, tất cả 6 lợn đều âm tính với kháng thể chống PPV và đủ tiêu chuẩn sử dụng cho thử nghiệm.

Các lợn trên được sử dụng cho 2 lô thí nghiệm. Lô đối chứng không tiêm vacxin gồm lợn 1, 2 và 3. Lô thử nghiệm gồm lợn 4, 5 và 6 được tiêm 2 mũi vacxin, mũi thứ hai cách mũi thứ nhất 28 ngày. Kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể trong máu của lợn như sau:

Bảng 4.7. Kết quả kiểm tra kháng thể chống PPV trong huyết thanh của lợn sau khi tiêm vacxin

STT Thời điểm Lô

28 ngày sau khi tiêm vacxin mũi 1

21 ngày sau khi tiêm vacxin mũi 2 1 Đối chứng 1 < 10 < 10 2 < 10 < 10 3 < 10 < 10 2 Thử nghiệm 4 40 80 5 20 80 6 80 160

Kết quả kiểm tra kháng thể của lợn sau khi tiêm vacxin cho thấy:

Ở thời điểm 28 ngày sau khi tiêm vacxin mũi thứ nhất: Lô đối chứng vẫn cho kết quả huyết thanh âm tính với kháng thể chống PPV bởi lô này không được tiêm vacxin nên kháng thể không được sinh ra. Lô thử nghiệm cho huyết thanh dương tính với PPV, chứng tỏ cơ thể lợn đã có đáp ứng miễn dịch chống PPV nhưng hiệu giá kháng thể còn thấp. Yêu cầu để con vật có khả năng bảo hộ chắc chắn với mầm bệnh là hàm lượng kháng thể trong huyết thanh đạt 80 đơn vị HI.

Lợn số 4 và số 5 cho hiệu giá kháng thể chỉ từ 20 – 40 đơn vị HI, chưa đủ để bảo hộ con vật khỏi tác động của mầm bệnh. Lợn số 6 cho hiệu giá kháng thể là 80 đơn vị HI, đủ khả năng bảo hộ con trước mầm bệnh. Sự khác nhau giữa hiệu giá kháng thể của 3 lợn là do cơ địa của mỗi cá thể lợn là khác nhau, từ đó đáp ứng miễn dịch của các lợn cũng khác nhau.

Như vậy, sau khi tiêm vacxin mũi thứ nhất, vacxin đã kích thích cơ thể sản sinh ra một lượng kháng thể chống PPV (đáp ứng miễn dịch sơ cấp), tuy nhiên lượng kháng thể này còn thấp và chưa đủ bảo hộ cho tất cả con vật nếu mầm bệnh xâm nhập.

Ở thời điểm 21 ngày sau khi tiêm vacxin mũi thứ hai: Lô đối chứng vẫn cho kết quả huyết thanh âm tính với PPV bởi lô này không được tiêm vacxin. Lô thử nghiệm cho hiệu giá kháng thể trong huyết thanh cao hơn lần đầu (từ 80 – 160 đơn vị HI). Điều này chứng tỏ: sau khi tiêm vacxin mũi thứ hai, con vật đã tạo một đáp ứng miễn dịch mạnh hơn lần tiêm vacxin thứ nhất (đáp ứng miễn dịch thứ cấp) và lượng kháng thể này đã đủ để bảo hộ con vật nếu mầm bệnh xâm nhập.

Đáp ứng miễn dịch của cơ thể lợn sau khi tiêm vacxin hoàn toàn phù hợp với quy luật hình thành kháng thể. Theo Nguyễn Bá Hiên và Trần Thị Lan

Hương (2010), khi đưa vacxin vào cơ thể, kháng thể chưa sinh ra ngay lập tức mà phải sau một thời gian tiềm tàng và phụ thuộc vào sự xâm nhập của kháng nguyên vacxin lần đầu hay lần thứ hai, thứ ba, … Sau đó kháng thể mới được sinh ra, lượng kháng thể tăng dần, đạt mức cao nhất sau 2 – 3 tuần rồi giảm dần và mất đi sau vài tháng hoặc vài năm. Trong đáp ứng miễn dịch thứ phát, thời gian tiềm tàng ngắn hơn, lượng kháng thể sinh ra nhiều hơn và thời gian xuất hiện kháng thể sớm.

Sự khác biệt của đáp ứng miễn dịch sơ cấp và đáp ứng miễn dịch thứ cấp là do vai trò của các tế bào nhớ miễn dịch. Trong đáp ứng miễn dịch thứ cấp, các tế bào này phát triển nhanh và mạnh, tạo ra một lớp tế bào sản xuất kháng thể nhanh và nhiều hơn nên kháng thể xuất hiện sớm và hàm lượng nhiều hơn rõ rệt. Nếu dùng vacxin lần thứ hai cách lần đầu 3 – 4 tuần thì đáp ứng miễn dịch sẽ nhanh hơn, mạnh hơn và thời gian miễn dịch dài hơn. Đây là cơ sở khoa học cho việc tiêm phòng vacxin nhắc lại, tạo mức độ miễn dịch cao cho cơ thể.

Qua các nghiên cứu cho thấy: Không phải kháng thể cứ xuất hiện trong máu là con vật được bảo vệ khỏi sự tấn công của mầm bệnh cường độc mà lượng kháng thể phải đạt đến một trị số nhất định thì cơ thể mới có mức độ miễn dịch bảo vệ. Trị số kháng thể này được gọi là ngưỡng bảo hộ. Hàm lượng kháng thể càng cao hơn ngưỡng bảo hộ thì mức độ miễn dịch của cơ thể càng cao và ngược lại.

Qua thử nghiệm hiệu lực của vacxin có thể đánh giá: Vacxin tạo ra một đáp ứng miễn dịch tốt đối với con vật. Kháng thể bắt đầu xuất hiện trong máu của con vật sau khi tiêm vacxin mũi thứ nhất và tăng dần lên sau khi tiêm vacxin mũi thứ hai. Lượng kháng thể trong máu của con vật sau khi tiêm vacxin mũi thứ hai 21 ngày đủ hiệu quả bảo hộ con vật nếu như có sự xâm nhập của mầm bệnh.

Như vậy, vacxin được đánh giá là đạt tiêu chuẩn về hiệu lực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm nghiệm một số chỉ tiêu của vacxin kyoto biken porcine parvovirus nhập từ nhật bản phòng bệnh rối loạn sinh sản do virus parvo gây ra trên lợn (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)