Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.2. Kết quả kiểm tra tính an toàn của vacxin
An toàn là chỉ tiêu cần phải đạt được của một vacxin khi sử dụng cho động vật. Vacxin thường được kiểm tra an toàn bằng cách tiêm cho động vật thí nghiệm (chuột nhắt, chuột lang, …) hoặc cho bản động vật. Nguyên tắc chung của việc kiểm tra độ an toàn là tất cả các loại vacxin đều yêu cầu thử nghiệm sử dụng quá liều gấp 10 lần đối với vacxin sống và gấp 2 lần đối với vacxin vô hoạt. Trong thử nghiệm này, chúng tôi lựa chọn đối tượng động vật là lợn để tiêm vacxin. Do Kyoto Biken Parvovirus là vacxin vô hoạt, nên để kiểm tra tính an toàn, chúng tôi tiến hành tiêm quá liều vacxin gấp 2 lần so với liều chỉ định sử dụng được ghi trên nhãn, sau đó theo dõi các biểu hiện triệu chứng lâm sàng của con vật sau khi tiêm, từ đó đưa ra đánh giá về độ an toàn của vacxin khi sử dụng cho lợn.
Nếu tiêm vacxin cho những con vật mang mầm bệnh hoặc đang ở giai đoạn ủ bệnh, bệnh có thể xuất hiện sau khi tiêm vacxin 24 giờ - 48 giờ với các biểu hiện mệt mỏi, kém ăn hoặc bỏ ăn, kèm theo sốt cao, thở khó, ... Do đó, thử nghiệm tính an toàn của vacxin Kyoto Biken Porcine Parvovirus được tiến hành trên lợn khỏe mạnh, không có các triệu chứng lâm sàng bất thường.
4.2.1. Các triệu chứng lâm sàng của lợn và các phản ứng cục bộ tại vị trí tiêm trong 21 ngày sau khi tiêm vacxin tiêm trong 21 ngày sau khi tiêm vacxin
Triệu chứng lâm sàng là những hiện tượng biểu hiện ra bên ngoài phản ánh các dấu hiệu bệnh lý của bệnh. Qua các triệu chứng lâm sàng, có thể đánh giá một phần tình trạng sức khỏe của con vật.
Một số con vật sau khi tiêm vacxin có thể xuất hiện phản ứng dị ứng, phản ứng này xảy ra nhanh sau khi tiêm, con vật có biểu hiện bị sốt, run rẩy, nôn mửa, thở gấp. Nếu phản ứng nhẹ thì một thời gian ngắn khi tiêm con vật sẽ trở lại trạng thái bình thường, nếu nặng có thể dẫn đến chết. Phản ứng xảy ra có thể do đặc điểm di truyền của cá thể (cơ địa) dễ bị dị ứng. Sau khi tiêm vacxin xong phải theo dõi vật cẩn thận trong khoảng 1-2 giờ.
Các triệu chứng lâm sàng của lợn và các phản ứng cục bộ tại vị trí tiêm trong vòng 21 ngày sau khi tiêm vacxin được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.3. Các triệu chứng lâm sàng của lợn và các phản ứng cục bộ tại vị trí tiêm trong vòng 21 ngày sau khi tiêm vacxin
Lô
Triệu chứng Lô đối chứng Lô thử nghiệm
Sốc phản vệ 0/3 0/3 Thở khó và bất thường 0/3 0/3 Chảy nước bọt 0/3 0/3 Chán ăn 0/3 0/3 Bỏ ăn 0/3 0/3 Kém vận động 0/3 0/3
Nôn mửa, tiêu chảy 0/3 0/3
Sưng tại vị trí tiêm 0/3 0/3
Áp xe 0/3 0/3
Các triệu chứng khác 0/3 0/3
Kết quả theo dõi các triệu chứng lâm sàng của lợn và các phản ứng cục bộ tại vị trí tiêm trong vòng 21 ngày sau khi tiêm vacxin ở bảng 4.3 cho thấy:
Sau khi tiêm vacxin, tất cả các lợn ở hai lô thí nghiệm đều không có bất kỳ biểu hiện lâm sàng bất thường nào. Tại vị trí tiêm không xảy ra hiện tượng sưng, áp xe. Lợn ăn uống, vận động và phát triển bình thường. Không có lợn nào bị ốm, chết. Như vậy, vacxin được đánh giá là không gây ảnh hưởng xấu tới các hoạt động sinh lý bình thường của lợn.
4.2.2. Thân nhiệt của lợn thí nghiệm trong 21 ngày sau khi tiêm vacxin
Nhiệt độ cơ thể là một chỉ tiêu sinh lý quan trọng. Nhiệt độ cao hay thấp được coi là dấu hiệu phản ánh tình trạng sức khỏe của con vật. Nhiệt độ bình thường của cơ thể lợn dao động từ 38 đến 40oC, nếu nhiệt độ trên 40oC được coi là có dấu hiệu sốt. Gia súc sau khi tiêm vacxin thường có hiện tượng tăng thân nhiệt, sau một vài ngày thân nhiệt sẽ trở lại bình thường, con vật không kèm theo các biểu hiện triệu chứng hô hấp, bỏ ăn ...
Để theo dõi sự biến động thân nhiệt của lợn sau khi tiêm vacxin, phát hiện những thay đổi bất thường và đánh giá tác động của vacxin, lợn được đo thân nhiệt hàng ngày vào cùng một thời điểm khoảng từ 7 – 8 giờ sáng trước khi cho ăn. Kết quả theo dõi thân nhiệt hàng ngày của lợn sau khi tiêm vacxin được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.4. Bảng theo dõi nhiệt độ của lợn trong 21 ngày sau khi tiêm vacxin
Ngày sau tiêm Nhiệt độ trung bình (
oC) Lô đối chứng Lô thử nghiệm
1 38,5 40,2 2 38,8 39,5 3 38,6 39,0 4 38,8 38,9 5 38,8 38,9 6 38,6 38,7 7 38,7 38,8 8 38,4 38,5 9 38,8 38,6 10 38,8 38,5 11 38,8 38,8 12 38,8 38,7 13 38,6 38,5 14 38,7 38,6 15 39,8 38,5 16 38,6 39,8 17 38,9 38,5 18 38,7 38,5 19 38,5 38,5 20 38,8 38,7 21 38,5 38,6
Diễn biến nhiệt độ cơ thể của lợn dùng trong thí nghiệm trong 21 ngày theo dõi được thể hiện ở hình 4.1.
Hình 4.1. Diễn biến nhiệt độ cơ thể của lợn dùng trong thí nghiệm 37,5 38,0 38,5 39,0 39,5 40,0 40,5 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 Lô đối chứng
Diễn biến nhiệt độ cơ thể của lợn dùng trong thí nghiệm
Nhiệt độ (oC)
Kết quả theo dõi thân nhiệt của lợn cho thấy:
Ở lô lợn đối chứng: Thân nhiệt trung bình của 3 lợn tương đối ổn định, dao động từ 38,4oC đến 38,9oC. Đây là khoảng nhiệt độ bình thường của cơ thể lợn. Lợn không có dấu hiệu sốt hoặc giảm thân nhiệt bất thường.
Ở lô lợn thí nghiệm: Trong khoảng 2 ngày đầu sau khi tiêm vacxin, thân nhiệt của lợn cao hơn so với những ngày sau từ 1,0oC đến 1,5oC. Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 21, thân nhiệt của lợn dần ổn định ở mức bình thường, dao động từ 38,5oC đến 39,0oC. Đây là một hiện tượng phổ biến khi sử dụng vacxin, sau khi tiêm vacxin, con vật có dấu hiệu hơi sốt nhưng không ảnh hưởng đến các hoạt động sinh lý bình thường khác của cơ thể và thân nhiệt sẽ trở lại bình thường sau 1 – 2 ngày.
Như vậy, vacxin được đánh giá là không gây tác động xấu đến thân nhiệt của lợn sau khi sử dụng.
4.2.3. Theo dõi sự tăng trọng của lợn thí nghiệm trong 21 ngày sau khi tiêm vacxin vacxin
Để đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn sau khi tiêm vacxin, lợn được cân trước khi tiêm và ngay sau khi quá trình thí nghiệm kết thúc (sau 21 ngày).
Lợn sử dụng cho thí nghiệm có nguồn gốc rõ ràng, lịch sử lai ghép được ghi chép, theo dõi được tình trạng sức khỏe cũng như cân nặng trước khi đưa vào thí nghiệm. Khối lượng của các lợn sử dụng cho thí nghiệm là tương đối đồng đều (từ 79,9kg – 82,5kg). Các lợn trước và trong khi tiến hành thử nghiệm được nuôi dưỡng và theo dõi trong hệ thống chuồng nuôi đảm bảo tiêu chuẩn.
Kết quả theo dõi thể trọng của lợn được mô tả ở bảng sau:
Bảng 4.5. Tăng trọng của lợn trước khi tiêm vacxin và ngay sau quá trình thí nghiệm kết thúc STT Thời điểm Lô Trước khi tiêm vacxin (kg)
Sau khi tiêm vacxin 21 ngày (kg) 1 Đối chứng 1 82,5 95,7 2 80,2 94,0 3 79,8 94,3 2 Thí nghiệm 4 80,8 94,0 5 82,0 96,3 6 81,2 93,9
Ở lô đối chứng: Lợn sinh trưởng và phát triển bình thường, tăng 13,2kg ở lợn số 1, 13,8kg đối với lợn số 2 và 14,5kg ở lợn số 3. Như vậy, tốc độ tăng trọng trung bình của 3 lợn là từ 0,63kg – 0,69kg/ngày. Tốc độ tăng trọng như vậy hoàn toàn phù hợp với giống lợn được sử dụng cho thử nghiệm.
Ở lô thử nghiệm: Trong 21 ngày theo dõi, lợn số 4 tăng 13,2kg, lợn số 5 tăng 14,3kg và lợn số 6 tăng 12,7kg. Như vậy tốc độ tăng trọng trung bình của 3 lợn là từ 0.6kg – 0.68kg.
Tăng trọng của lợn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và khó kiểm soát. Có yếu tố bắt nguồn từ bản thân từng cá thể lợn như nguồn gốc lai tạo, tình trạng sức khỏe trước khi đưa vào thí nghiệm, các yếu tố do môi trường trong quá trình thực hiện thí nghiệm như nhiệt độ, độ ẩm, chế độ dinh dưỡng, ... Tuy nhiên, kết quả phân tích khả năng tăng trọng của các lợn ở cả hai lô cho thấy: Lợn ở hai lô có tốc độ tăng trọng tương đương nhau, tương đối đồng đều (0.6kg – 0.69kg) và hoàn toàn phù hợp với chỉ số sinh trưởng của giống lợn được sử dụng cho thử nghiệm này. Như vậy, vacxin sử dụng trong thử nghiệm không ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triển của lợn.
Từ kết quả theo dõi các triệu chứng lâm sàng, thân nhiệt và khả năng tăng trọng của lợn trong 21 ngày sau khi tiêm vacxin có thể kết luận rằng: Vacxin đảm bảo tính an toàn khi sử dụng cho lợn.