Kết quả kiểm tra hiệu lực của vacxin trong thời gian bảo quản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm nghiệm một số chỉ tiêu của vacxin kyoto biken porcine parvovirus nhập từ nhật bản phòng bệnh rối loạn sinh sản do virus parvo gây ra trên lợn (Trang 66 - 68)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.4. Kết quả đánh giá thời hạn bảo quản của vacxin

4.4.4. Kết quả kiểm tra hiệu lực của vacxin trong thời gian bảo quản

Hiệu lực là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá chất lượng của vacxin, là thước đo khả năng bảo vệ con vật trước mầm bệnh. Việc xác định hiệu lực của vacxin có thể được thực hiện trên động vật thực nghiệm (bản động vật) hoặc động vật thí nghiệm. Tùy từng vacxin, hiệu lực có thể xác định thông qua nồng độ virus hoặc vi khuẩn có trong vacxin, nồng độ kháng nguyên hoặc nồng độ kháng thể trên động vật thí nghiệm. Khả năng bảo hộ của vacxin cũng có thể được đánh giá bằng cách thử thách trên động vật thí nghiệm thông qua việc gây miễn dịch cho động vật thí nghiệm bằng vacxin, sau đó tiêm nguồn bệnh vào động vật thí nghiệm (công cường độc). Mỗi vacxin có một quy trình xác định hiệu lực riêng, đặc trưng cho vacxin đó.

Hiệu lực của vacxin Kyoto Biken Porcine Parvovirus được kiểm tra bằng phương pháp định lượng kháng thể trong huyết thanh sau khi tiêm cho bản động vật hoặc động vật thí nghiệm. Qua nghiên cứu cho thấy: chuột lang tạo đáp ứng miễn dịch tốt và ổn định đối với vacxin, có thể sử dụng thay thể bản động vật để kiểm tra hiệu lực (Phạm Hùng, 1999), do đó trong thử nghiệm đánh giá hiệu lực của vacxin trong thời gian bảo quản, sử dụng động vật thí nghiệm là chuột lang để gây miễn dịch, sau đó định lượng nồng độ kháng thể trong máu của chuột lang sau khi đã có miễn dịch chắc chắn.

Ở mỗi lô vacxin, tại các thời điểm 0, 6, 12, 18, 24 và 30 tháng bảo quản, tiến hành lấy 5 mẫu vacxin, tiêm cho 5 chuột lang với liều 0,5ml/con. Tiêm 2 mũi, mỗi mũi cách nhau 4 tuần. Tại thời điểm sau khi tiêm vacxin mũi thứ hai 21 ngày, là

thời điểm chuột lang đã có miễn dịch chắc chắn, tiến hành lấy máu các chuột thí nghiệm. Chắt lấy huyết thanh và làm phản ứng HI để định lượng kháng thể. Sau khi định lượng kháng thể của từng mẫu huyết thanh, tiến hành hộn lẫn 5 mẫu huyết thanh để định lượng hàm lượng kháng thể trung bình của 5 chuột.

Kết quả kiểm tra kháng thể trong máu chuột được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.13. Kết quả kiểm tra hiệu lực của vacxin trong thời gian bảo quản

Số lô

Thời gian bảo quản (tháng)

Hiệu giá (Đơn vị HI)

No 1 No 2 No 3 No 4 No 5 Hộn lẫn 5 mẫu huyết thanh 74 0 160 640 80 80 160 160 6 160 320 160 160 80 160 12 160 80 320 80 160 160 18 320 80 80 80 160 160 24 160 160 80 80 80 160 30 80 160 160 80 80 80 75 0 80 80 160 160 320 160 6 160 80 160 160 80 160 12 80 160 320 160 80 160 18 160 160 80 80 80 160 24 160 160 160 80 80 160 30 80 160 80 80 160 160 76 0 160 80 80 320 160 160 6 80 80 320 80 80 160 12 80 80 80 160 160 160 18 160 160 160 80 80 160 24 160 160 160 80 80 160 30 80 160 160 80 160 160

Kết quả ở bảng 4.13 cho thấy:

Lượng kháng thể của chuột lang ở các lô dao động từ 80 – 640 đơn vị HI. Lượng kháng thể thay đổi tại các thời điểm kiểm tra nhưng không theo quy luật giảm dần theo thời gian bảo quản. Lượng kháng thể trong máu của tất cả các chuột đều lớn hơn 80 đơn vị HI. Theo tiêu chuẩn, nếu hiệu giá kháng thể trong máu của chuột ≥ 80 đơn vị HI thì vacxin được đánh giá là đạt hiệu quả bảo hộ. Ở mỗi cá thể chuột lang, đáp ứng miễn dịch với vacxin là không giống nhau. Điều này phụ thuộc vào cơ địa của từng cá thể chuột. Tuy nhiên, tất cả các chuột sử

dụng cho thử nghiệm đều cho hiệu giá kháng thể ≥ 80 đơn vị HI. Như vậy, các mẫu vacxin được tiêm cho chuột lang được đánh giá là cho hiệu quả bảo vệ tốt.

Khi hộn lẫn 5 mẫu huyết thanh để định lượng kháng thể, chỉ có lô 74 tại thời điểm bảo quản 30 tháng có hiệu giá kháng thể trung bình thấp nhất là 80 đơn vị HI, các lô khác ở các thời điểm lấy mẫu đều cho kết quả 160 đơn vị HI. Hiệu giá kháng thể này đều đạt tiêu chuẩn về hiệu quả bảo hộ.

Từ kết quả kiểm tra hiệu lực của vacxin qua các khoảng thời hạn bảo quản, có thể đưa ra kết luận: Vacxin Kyoto Biken Porcine Parvovirus đảm bảo yêu cầu về hiệu lực sau thời gian bảo quản lên đến 30 tháng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm nghiệm một số chỉ tiêu của vacxin kyoto biken porcine parvovirus nhập từ nhật bản phòng bệnh rối loạn sinh sản do virus parvo gây ra trên lợn (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)