Kết quả kiểm tra tính an toàn của vacxin trong thời gian bảo quản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm nghiệm một số chỉ tiêu của vacxin kyoto biken porcine parvovirus nhập từ nhật bản phòng bệnh rối loạn sinh sản do virus parvo gây ra trên lợn (Trang 61 - 66)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.4. Kết quả đánh giá thời hạn bảo quản của vacxin

4.4.3. Kết quả kiểm tra tính an toàn của vacxin trong thời gian bảo quản

Tính an toàn của vacxin thường được đánh giá thông qua việc thử nghiệm vacxin trên bản động vật hoặc động vật thí nghiệm. Ngoài ra, vì Kyoto Biken

Porcine Parvovirus là một vacxin vô hoạt, nên để đảm bảo tính an toàn cho động

vật sử dụng vacxin và môi trường sau một khoảng thời gian bảo quản, vacxin cần duy trì được tính bất hoạt.

4.4.3.1. Kiểm tra tính an toàn của vacxin trong thời gian bảo quản trên động vật thí nghiệm

Trong thử nghiệm đánh giá tính an toàn của vacxin, chúng tôi sử dụng các động vật thí nghiệm là chuột lang và chuột nhắt trắng để thay thế cho bản động

vật (lợn). Tại các thời điểm 0, 12, 24 và 30 tháng, tiến hành lấy mẫu vacxin từ 3 lô vacxin, mỗi lô lấy 2 mẫu tiêm cho 2 chuột lang và 2 mẫu tiêm cho 10 chuột nhắt trắng (mỗi mẫu tiêm cho 5 chuột nhắt trắng) với liều 1ml/con. Theo dõi các triệu chứng lâm sàng hàng ngày của chuột, phát hiện các biểu hiện bất thường của chuột nếu có như: giảm hoạt động, rụng lông, tiêu chảy, chảy nước mũi, … và khối lượng của chuột trước và sau khi tiêm vacxin 7 ngày.

Sử dụng 2 chuột lang và 2 chuột nhắt trắng khác làm đối chứng, không tiêm vacxin. Các chuột này được nuôi cùng điều kiện với các chuột dùng vacxin cho thử nghiệm. Theo dõi và ghi chép khối lượng cũng như các biểu hiện triệu chứng lâm sàng trong thời gian tiến hành thử nghiệm.

Vacxin được đánh giá là đạt tiêu chuẩn về an toàn nếu sau khi tiêm vacxin, tất cả các chuột đều khỏe mạnh, không biểu hiện triệu chứng lâm sàng bất thường, chuột tăng cân.

Kết quả được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.10. Kết quả kiểm tra tính an toàn của vacxin trong thời gian bảo quản trên chuột lang

Số lô Thời gian bảo quản (tháng) Chuột lang Triệu chứng lâm sàng bất thường

Khối lượng trung bình (g) Trước khi tiêm Sau khi tiêm 7 ngày

74 0 0/2 307.5 365 12 0/2 345 410 24 0/2 332.5 395 30 0/2 355 417.5 75 0 0/2 305 372.5 12 0/2 355 430 24 0/2 340 402.5 30 0/2 345 403 76 0 0/2 362.5 402.5 12 0/2 357.5 422.5 24 0/2 357.5 422.5 30 0/2 347.5 410

Kết quả theo dõi trên chuột lang cho thấy:

Ở tất cả các thời điểm kiểm tra, sau khi tiêm vacxin, không có chuột nào xuất hiện các triệu chứng lâm sàng bất thường như kém ăn, bỏ ăn, kém vận động,

tiêu chảy, … Tất cả các chuột đều khỏe mạnh, ăn uống và vận động bình thường giống như chuột đối chứng. Tất cả các chuột đều được kiểm tra khối lượng, kết quả theo dõi thể trọng của các chuột cho thấy: Khối lượng trung bình của chuột tăng ít nhất là 57,5g và nhiều nhất là 75g trong vòng 7 ngày theo dõi. Mức tăng trọng này là phù hợp với tốc độ sinh trưởng bình thường của chuột lang. Điều này chứng tỏ vacxin không có tác động xấu đến khả năng sinh trưởng và phát triển của chuột.

Với thử nghiệm trên chuột nhắt trắng, kết quả theo dõi triệu chứng lâm sàng và thể trọng của chuột tại các thời điểm tiến hành kiểm tra vacxin được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.11. Kết quả kiểm tra tính an toàn của vacxin trong thời gian bảo quản trên chuột nhắt trắng

Số lô Thời gian bảo quản (tháng) Chuột nhắt trắng Triệu chứng lâm sàng bất thường

Khối lượng trung bình (g) Trước khi tiêm Sau khi tiêm 7 ngày

74 0 0/10 15.2 24.2 12 0/10 21.2 26.3 24 0/10 20.3 24.9 30 0/10 19.8 24.8 75 0 0/10 13.8 19.9 12 0/10 20.3 24.5 24 0/10 19.9 23.7 30 0/10 17.6 22.7 76 0 0/10 15.7 19.3 12 0/10 22.9 27.7 24 0/10 21.9 26.5 30 0/10 22.9 26.9

Kết quả theo dõi trên chuột nhắt trắng cho thấy:

Ở tất cả các thời điểm kiểm tra, sau khi tiêm vacxin, các chuột được theo dõi không biểu hiện triệu chứng lâm sàng bất thường. Chuột vận động và ăn uống bình thường, không có chuột nào bị tiêu chảy, bị chết.

Khối lượng của các chuột được tính giá trị trung bình tại thời điểm trước khi tiêm vacxin và sau khi tiêm vacxin 7 ngày. Kết quả theo dõi khối lượng của chuột cho thấy: Khối lượng trung bình của chuột tăng ít nhất là 3,6g và nhiều nhất là 9,0g trong vòng 7 ngày theo dõi. Mức độ tăng trọng này là phù hợp với

khả năng sinh trưởng bình thường của chuột nhắt trắng. Điều này chứng tỏ vacxin không có tác động xấu đến khả năng sinh trưởng và phát triển bình thường của chuột.

Như vậy, qua các thử nghiệm trên chuột lang và chuột nhắt trắng, có thể đưa ra kết luận: Vacxin đảm bảo tính an toàn khi sử dụng cho động vật thí nghiệm trong thời gian bảo quản kéo dài đến 30 tháng.

4.4.3.2. Kiểm tra tính bất hoạt của vacxin trong thời gian bảo quản

Vacxin Kyoto Biken Porcine Parvovirus là loại vacxin vô hoạt, thành phần virus trong vacxin được bất hoạt bằng Formalin. Trong thời hạn bảo quản, vacxin cần được duy trì tính bất hoạt để đảm bảo an toàn và chất lượng của vacxin.

Để kiểm tra tính bất hoạt của vacxin trong thời gian bảo quản, tiến hành lấy mẫu vacxin tại các thời điểm 0, 6, 12, 18, 24 và 30 tháng để kiểm tra. Ở thời điểm sau khi mỗi lô vacxin được sản xuất kết thúc (0 tháng), tiến hành thử nghiệm bất hoạt trên 5 mẫu vacxin. Các thời điểm kiểm tra còn lại, tiến hành thử nghiệm trên 2 mẫu vacxin.

Porcine Parvovirus nếu còn sống trong vacxin có thể nuôi cấy được trên

môi trường tế bào thận lợn (SK-H). Do đó, các mẫu vacxin sau thời gian bảo quản sẽ được cấy vào các chai tế bào SK-H để virus sống (nếu có) nhân lên. Do PPV có khả năng gây ngưng kết hồng cầu gà nên có thể sử dụng hồng cầu gà để kiểm chứng sự có mặt của virus sống trong các mẫu vacxin. Sau 10 ngày nuôi cấy virus trong các mẫu vacxin, các chai tế bào được cấy các mẫu vacxin này sẽ được kiểm tra khả năng gây ngưng kết hồng cầu gà.

Sau khi tiến hành thử nghiệm, nếu các chai cấy mẫu vacxin gây ra hiện tượng ngưng kết sau khi nhỏ hồng cầu gà thì chứng tỏ mẫu vacxin đó chứa virus sống. Ngược lại, nếu các chai cấy mẫu vacxin không gây ra hiện tượng ngưng kết sau khi nhỏ hồng cầu gà thì chứng tỏ mẫu vacxin đó không chứa virus sống, tức là virus trong vacxin đã được bất hoạt hoàn toàn hay vacxin sau thời gian bảo quản vẫn giữ được tính bất hoạt.

Bảng 4.12. Kết quả kiểm tra tính bất hoạt của vacxin trong thời gian bảo quản thời gian bảo quản

Số lô Thời gian bảo quản (tháng) Kết quả kiểm tra bất hoạt

74 0 0/5* 6 0/2 12 0/2 18 0/2 24 0/2 30 0/2 75 0 0/5 6 0/2 12 0/2 18 0/2 24 0/2 30 0/2 76 0 0/5 6 0/2 12 0/2 18 0/2 24 0/2 30 0/2

* : Số mẫu gây ngưng kết hồng cầu/số mẫu thử

Mỗi thử nghiệm sử dụng hai ống đối chứng âm và dương. Kết quả được đánh giá là không có virus sống tồn tại trong mẫu vacxin nếu hồng cầu gà không ngưng kết giống chai đối chứng âm. Nếu hồng cầu gà bị ngưng kết giống như chai đối chứng dương thì có thể kết luận virus sống còn tồn tại trong mẫu vacxin. Trong trường hợp các chai đối chứng có hiện tượng bất thường thì kết quả thử nghiệm không được chấp nhận, cần thực hiện lại thử nghiệm.

Trong thực tế quá trình tiến hành thử nghiệm tính bất hoạt của vacxin tại các thời điểm bảo quản, hai chai đối chứng âm và dương đều cho kết quả tốt, không có dấu hiệu bất thường. Chai đối chứng âm không xảy ra hiện tượng ngưng kết, chai đối chứng dương có hiện tượng ngưng kết và có thể quan sát rất rõ ràng. Kết quả ở bảng 4.12 cho thấy: Trên tất cả các mẫu thử tại các thời điểm lấy mẫu ở cả 3 lô, không xuất hiện bất kỳ một mẫu thử nào gây ngưng kết hồng cầu gà (giống chai đối chứng âm). Điều đó chứng tỏ không có virus sống tồn tại trong các mẫu vacxin.

Tính bất hoạt của vacxin đã được tiến hành kiểm tra trong quá trình sản xuất và sau khi đóng lọ thành phẩm. 5 mẫu vacxin được lấy ở thời điểm 0 tháng, tức là thời điểm lô vacxin thành phẩm vừa được sản xuất cho kết quả âm tính với phản ứng ngưng kết hồng cầu gà, chứng tỏ virus trong vacxin đã được bất hoạt hoàn toàn, đảm bảo yêu cầu chất lượng là vacxin vô hoạt. Tại các thời điểm lấy mẫu sau 6, 12, 18, 24 và 30 tháng, không phát hiện virus sống tồn tại trong các mẫu vacxin kiểm tra, chứng tỏ vacxin vẫn đảm bảo tính bất hoạt trong suốt 30 tháng bảo quản.

Thông qua thử nghiệm đánh giá tính an toàn của vacxin trên động vật thí nghiệm và thử nghiệm đánh giá tính bất hoạt của vacxin trong thời gian bảo quản, có thể kết luận: Vacxin đảm bảo tính an toàn trong thời gian bảo quản lên đến 30 tháng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm nghiệm một số chỉ tiêu của vacxin kyoto biken porcine parvovirus nhập từ nhật bản phòng bệnh rối loạn sinh sản do virus parvo gây ra trên lợn (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)