Định hướng phát triển Khu công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý của ban quản lý đối với khu công nghiệp quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 77 - 81)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. ĐINH HƯƠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CỦA

4.3.1. Định hướng phát triển Khu công nghiệp

4.3.1.1. Định hướng phát triển Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh

Theo Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ, Quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau đây:

- Mục tiêu tổng quát:

Mục tiêu phát triển các KCN tại Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 là hình thành hệ thống các KCN chủ đạo có vai trò dẫn dắt sự phát triển công nghiệp quốc gia, đồng thời hình thành các KCN có quy mô hợp lý để tạo điều kiện phát triển công nghiệp, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại những địa phương có tỷ trọng công nghiệp trong GDP thấp.

Đưa tỷ lệ đóng góp của các KCN vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp từ trên 24% hiện nay lên khoảng 39 - 40% vào năm 2010 và tới trên 60% vào giai đoạn tiếp theo. Tăng tỷ lệ xuất khẩu hàng công nghiệp của các KCN từ 19,2% giá trị xuất khẩu toàn quốc hiện nay lên khoảng 40% vào năm 2010 và cao hơn vào các giai đoạn tiếp theo.

- Mục tiêu cụ thể:

Quản lý tốt và có quy hoạch sử dụng hợp lý diện tích đất dự trữ cho xây dựng KCN.

Hoàn thiện về cơ bản mạng lưới KCN trên toàn lãnh thổ với tổng diện tích các KCN đạt khoảng 80.000 ha vào năm 2020.

Quản lý, chuyển đổi cơ cấu đầu tư phát triển các KCN đã được thành lập theo hướng đồng bộ hóa.

Để làm tốt công tác định hướng và phát triển các KCN theo Quy hoạch phát triển KCN của Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt phù hợp với tiêu chí trở thành một tỉnh công nghiệp, tỉnh Bắc Ninh đã có quy hoạch cụ thể trong thời gian tới, trong đó đã xây dựng tầm nhìn đến năm 2020. Nguyên tắc điều chỉnh các KCN bám sát định hướng cơ bản như: Điều chỉnh nhu cầu sử dụng đất trong hệ thống các KCN sao cho tổng diện tích quy hoạch KCN được Thủ tướng chính phủ chấp thuận không đổi mà vẫn đạt được các mục tiêu đề ra. Ngoài việc các KCN điều chỉnh quy hoạch chi tiết về ranh giới, tính chất, phân khu chức năng, sắp xếp ngành nghề... cho phù hợp với điều kiện thực tế của KCN và quá trình triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, bảo đảm hoạt động vận hành của từng Khu, trong đó thực hiện điều chỉnh quy mô các KCN như sau:

Thứ nhất, điều chỉnh tăng 04 KCN có quỹ đất phù hợp, đã phê duyệt quy

hoạch, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội..., gồm: KCN Nam Sơn - Hạp Lĩnh: 107ha; KCN Quế Võ III: 224ha; KCN Thuận Thành III: 204ha; KCN Yên Phong: 10ha.

Thứ hai, điều chỉnh giảm diện tích 3 KCN với lý do: Dành quỹ đất cho

phát triển đô thị, đã phê duyệt quy hoạch, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội..., trong đó điều chỉnh KCN Tiên Sơn còn 47 ha; KCN Đại Đồng-Hoàn Sơn: 162 ha. Riêng KCN Yên Phong II giảm 345ha vì lý do không quy hoạch KCN Yên Phong II với quy mô 236 ha do Tổng Công ty phát triển đô thị Kinh Bắc làm Chủ đầu tư để bù lại diện tích giảm do chuyển sang phát triển đô thị. Tỉnh đã đề nghị Chính phủ cho phép nâng cấp Cụm công nghiệp thị trấn Chờ thành KCN tập trung với quy mô 230 ha, với lý do: Dành quỹ đất ở phía Nam KCN Yên Phong II để quy hoạch đô thị theo đề nghị của UBND huyện Yên Phong đã được các Sở, Ngành thống nhất. Đồng thời Cụm công nghiệp Thị trấn Chờ đủ điều kiện để nâng cấp thành KCN tập trung theo Quyết định số

105/2009/QĐ-CP ngày 19.8.2009 của của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý cụm công nghiệp và Thông tư số 39 /2009/TT-BCT ngày 28.12.2009 của Bộ Công Thương về việc quy định thực hiện một số nội dung của Quy chế quản lý cụm công nghiệp (Cụm công nghiệp có diện tích lớn hơn 75 ha).

Thứ ba, các KCN có quy mô cơ bản không thay đổi gồm 5 KCN: Quế Võ,

Quế Võ II, VSIP- Bắc Ninh, Đại Kim, Hanaka. Đối với 4 KCN gồm: Quế Võ, Yên Phong, Tiên Sơn và Đại Đồng - Hoàn Sơn, tỉnh Bắc Ninh dự kiến sẽ điều chỉnh, sắp xếp, cơ cấu ngành nghề cho phù hợp với thực tế trong đó đặc biệt ưu tiên xây dựng các KCN hỗ trợ đón các nhà đầu tư vệ tinh, nâng cao năng lực sản xuất của các doanh nghiệp, tăng tỷ lệ nội địa hoá, tạo hướng phát triển bền vững cho các KCN trong tương lai.

Về định hướng phát triển mới các KCN sau 2015, do đặc thù phát triển KT - XH và nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đặc biệt ở các huyện phía Nam sông Đuống, do vậy tỉnh Bắc Ninh đã đề nghị Chính phủ cho phép được dự trữ quỹ đất tiến tới thành lập mới 02 KCN ở các huyện Thuận Thành và Gia Bình, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực này, gồm: KCN Thuận Thành I, quy mô khoảng 200 ha; vị trí nằm ở phía Tây Nam huyện Thuận Thành, gắn với TL283 mới đi qua. KCN Gia Bình II, quy mô khoảng 200 ha; vị trí nằm ở phía Bắc huyện Gia Bình, địa phận xã Vạn Ninh gần cầu qua sông Đuống nối liền TL282 và QL18.

Việc điều chỉnh quy hoạch các KCN được cân nhắc theo hướng phù hợp với quy hoạch phát triển tổng thể KT - XH của tỉnh, định hướng phát triển công nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và của cả nước, đảm bảo sự phát triển bền vững về KT - XH và MT, đồng thời phải đảm bảo hiệu quả sử dụng tiết kiệm tài nguyên đất trên cơ sở cơ cấu, sắp xếp lại ngành nghề một số KCN theo hướng chuyên ngành, định hướng sản phẩm công nghệ cao, công nghệ sạch, ít ô nhiễm MT... nhằm mục tiêu tập trung mọi nguồn lực đẩy mạnh CNH, HĐH, phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2020, hoàn thành thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XVIII đã đề ra.

4.3.1.2. Định hướng phát triển Khu công nghiệp Quế Võ

Thực hiện phát triển công nghiệp gắn với quy hoạch phát triển KCN Quế Võ đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được phê duyệt, trong những

năm tới, tỉnh Bắc Ninh sẽ tập trung phát triển công nghiệp sạch, ít gây ô nhiễm, các khu công nghệ cao, các khu công nghiệp tập trung.

Quy hoạch KCN phải đảm bảo đồng bộ giữa cải tạo đầu tư chiều sâu KCN hiện có với lấp đầy các KCN đang và sẽ xây dựng. Phát triển các KCN Quế Võ phải được xem xét trong sự phối hợp, gắn kết với việc phát triển các khu công nghệ cao, khu CN hỗ trợ, nhằm khai thác có hiệu quả quỹ đất hiện có. Giải quyết hợp lý mặt bằng sản xuất cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa để đảm bảo vừa phát triển mới, vừa phục vụ việc di dời các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm, không phù hợp quy hoạch ra khỏi khu vực dân cư. Ưu tiên xây dựng và phát triển các cụm công nghiệp phục vụ nhu cầu di dời của các cơ sở sản xuất có khả năng ô nhiễm từ khu vực đông dân cư. Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển KCN Quế Võ cho phù hợp nhu cầu thực tế theo hướng: (i) nâng cao chất lượng lập quy hoạch, không phát triển tràn lan theo phong trào; (ii) chú trọng lựa chọn quy hoạch các KCN tại các vị trí thuận lợi thu hút đầu tư, gắn với vùng nguyên liệu và nguồn lao động, có điều kiện xử lý và bảo vệ môi trường; (iii) hạn chế ở mức thấp nhất sử dụng đất trồng lúa, đất vùng trồng cây nguyên liệu có hiệu quả cho ngành công nghiệp chế biến...

Quản lý đối với KCN Quế Võ đòi hỏi phải có các cơ chế, chính sách đặc thù của địa phương nhằm khuyến khích phát triển các KCN đồng bộ, thu hút các doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ hàng đầu vào đầu tư trong các KCN trên địa bàn.

Quản lý đối với KCN Quế Võ nhằm tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nhằm khai thác và sử dụng đất có hiệu quả, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, thúc đẩy phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn; thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh trong cụm, nâng cao tỷ lệ lấp đầy trong KCN.

Quản lý đối với KCN Quế Võ nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương, góp phần quyết định tăng trưởng công nghiệp và dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Hình thành cơ sở, căn cứ cho việc hoạch định phát triển công nghiệp trên địa bàn.

Quản lý đối với các KCN Quế Võ đáp ứng nhu cầu mở rộng mặt bằng sản xuất, thu hút các nguồn lực về vốn, công nghệ ... để phát triển mạnh công nghiệp

của địa phương, gắn sản xuất với thị trường, lao động, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý của ban quản lý đối với khu công nghiệp quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)