Các yếu tố bên trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý của ban quản lý đối với khu công nghiệp quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 74 - 77)

4.2.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý của Ban quản lý đối với Khu công nghiệp Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh

Ban Quản lý KCN có chức năng, nhiệm vụ được quy định theo Nghị định số 29/2008/NĐ-CP, Nghị định 164/2013/NĐ-CP, nhưng thẩm quyền của Ban Quản lý rất ha ̣n chế, chủ yếu thực hiện nhiệm vụ theo sự ủy quyền của cơ quan nhà nước khác. Vị trí pháp lý của BQL gần như không được xác định một cách rõ ràng; việc quy định chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ phối hợp của Ban Quản lý KCN trong hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước không có tính ổn định và nhất quán như việc tổ chức thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi

trường được giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường; việc xác nhận cam kết bảo vệ môi trường của dự án theo quy định tại Nghị định số 29/2011/NĐ-CP thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện... Như vậy, để BQL KCN thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo cơ chế quản lý “một cửa, tại chỗ” gặp nhiều khó khăn, còn phụ thuộc quá nhiều vào các cấp. Việc ủy quyền của một số cơ quan cho BQL thiếu nhất quán, gây xáo trộn về tổ chức bộ máy, giảm uy tín và vai trò của BQL; đồng thời, cũng gây khó khăn cho việc thực hiện dự án đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh và làm giảm lòng tin của doanh nghiệp đối với cơ quan quản lý nhà nước. Với hệ thống tổ chức quản lý là đơn vị thuộc UBND cấp tỉnh, nhưng trong quá trình hoạt động BQL KCN lại:

- Thiếu mối liên hệ về nghiệp vụ chuyên môn với các cơ quan quản lý chuyên ngành cấp dưới (vì KCN Quế Võ do UBND huyện Quế Võ quản lý) dẫn tới việc lúng túng và thiếu cụ thể trong quản lý. Gây trở ngại lớn cho các nhà đầu tư, nhất là việc kéo dài thời gian thực hiện các thủ tục cần thiết ngay từ khi doanh nghiệp mới đăng ký kinh doanh.

- Khả năng tiếp cận cũng như đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư còn thấp. - Lực lượng quản lý mỏng, thiếu khả năng và môi trường phối hợp với cơ quan chuyên môn cũng như các cơ quan quản lý nhà nước khác (chủ yếu do BQL tự đặt cơ chế hoạt động không có sự thống nhất).

Do vậy, cần thiết phải nghiên cứu để hoàn thiện củng cố mô hình tổ chức của BQL đối với KCN Quế Võ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý.

4.2.2.2. Số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ của BQL KCN

Số lao động tại BQL các KCN là 30 người, với chất lượng được thể hiê ̣n ta ̣i Bảng 4.11.

Với số biên chế như vậy, BQL khó đáp ứng được yêu cầu công việc do một cá nhân phải đảm đương khá nhiều việc. Năng lực của bộ máy điều hành còn hạn chế cả về số lượng, chất lượng và kinh nghiệm. BQL chưa chủ động đề xuất những giải pháp đặc thù phù hợp với điều kiện của Quế Võ mà chỉ dừng ở những kiến nghị chung chung áp dụng cho cả tỉnh. Chưa tích cực học hỏi kinh nghiệm ở các tỉnh bạn để mạnh dạn đề xuất ý kiến áp dụng cho KCN tại Quế Võ.

Bảng 4.11. Chất lươ ̣ng đô ̣i ngũ cán bô ̣ viên chức của Ban quản lý KCN

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%)

Số lượng (người) cấu (%) Số lượng (người) cấu (%) Số lượng (người) cấu (%) 2016 /2015 2017 /2016 1. Tổng số lao động 28 100 30 100 30 100 107,14 100 2. Theo trı̀nh đô ̣ - Đại ho ̣c 21 75 23 76,67 23 76,67 109,52 100 - Cao đẳng 5 17,86 5 16,67 5 16,67 100,00 100 - Trung cấp 2 7,143 2 6,667 2 6,667 100,00 100 3. Theo thâm niêm công tác

- Dưới 5 năm 5 17,86 6 20 6 20 120,00 100 - Từ 5 – 10 năm 7 25 7 23,33 7 23,33 100,00 100 - Từ 10 -15 năm 9 32,14 9 30 9 30 100,00 100 - Trên 15 năm 7 25 8 26,67 8 26,67 114,29 100 Nguồn: Văn phòng BQL KCN

Cũng do số nhân viên của Ban quá ít, chưa có khả năng cũng như điều kiện thành lập hệ thống nghiên cứu nhằm tiếp cận cũng như đáp ứng các yêu cầu của nhà đầu tư còn thấp, ảnh hưởng nhiều đến công tác quản lý của BQL đối với KCN Quế Võ.

4.2.2.3. Cơ sở vật chất của BQL KCN

Ban quản lý KCN được trang bị khá nhiều tài sản nhưng nhìn chung trang thiết bị phục vụ cho BQL còn nhiều yếu kém. Mặc dù, đã trang bị hệ thống máy vi tính (30 máy/30 nhân viên) nhưng BQL chưa đủ khả năng để nối mạng với cơ quan chuyên môn cấp dưới. Điều này dẫn tới phối hợp giữa BQL và cơ quan quản lý cấp dưới chưa kịp thời và thiếu nhịp nhàng; ảnh hưởng xấu đến hiệu quả

quản lý, điều hành của BQL. Điều đó đã gây trở ngại cho các nhà đầu tư, nhất là việc kéo dài thời gian thực hiện các thủ tục cần thiết, ảnh hưởng đến hiệu quả thu hút vốn đầu tư tại các KCN.

- Một số công việc của BQL ( như: quy hoạch đất đai, thẩm định xây dựng, …) các nhân viên trong phòng vẫn làm theo phương pháp thủ công, trong khi những công việc này nếu ứng dụng những phần mềm chuyên dụng của máy tính sẽ góp phần giải quyết nhanh chóng, chính xác. Chính khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật không cao gây ra tình trạng lãng phí cả về thời gian và tiền bạc.

- Trong quá trình quản lý hồ sơ lưu trữ vẫn sử dụng phương pháp lưu trữ thông qua giấy tờ gây lãng phí khá lớn vào mua sắm thiết bị văn phòng phẩm và gây mất thời gian trong quá trình tìm kiếm hồ sơ lưu trữ. Ngoài ra còn có thể gây ra tình trạng mất mát, hư hỏng nếu tài liệu được lưu trữ trong thời gian dài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý của ban quản lý đối với khu công nghiệp quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 74 - 77)