Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý của Ban quản lý khu công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý của ban quản lý đối với khu công nghiệp quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 27 - 30)

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

2.1. CƠ CỞ LÝ LUẬN

2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý của Ban quản lý khu công nghiệp

2.1.4.1. Các yếu tố bên ngoài

a. Môi trường pháp lý

Chính sách phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, vùng, ngành, địa phương, vùng, lãnh thổ, loại hình DN... đều tác động đến mục tiêu, nội dung và phương thức quản lý của Nhà nước đối với KCN. Chế độ, chính sách chung của Nhà nước rõ ràng, minh bạch có độ nhất quán và ổn định cao thì tạo cơ sở pháp lý cho quản lý hiệu quả của Nhà nước đối với KCN. Ngược lại, chế độ, chính sách

chung của Nhà nước thiếu minh bạch, không rõ ràng, thiếu tính nhất quán có thể cản trở các cơ quan nhà nước thực hiện quản lý có kết quả các KCN. Thậm chí, nếu chính sách phát triển kinh tế của nhà nước có sai lầm thì quản lý nhà nước dễ trở thành lực cản sự phát triển của các KCN.

Thể chế hoá của Nhà nước về các mặt tài chính, tiền tệ, giá cả, đầu tư, thương mại, ngân sách, tiết kiệm,... phù hợp hay không phù hợp với kinh tế thị trường cũng ảnh hưởng lớn đến quản lý nhà nước đối với KCN. Bởi vì, nếu thể chế, chính sách của Nhà nước phù hợp với kinh tế thị trường thì sẽ hỗ trợ quản lý nhà nước, làm cho quản lý nhà nước đối với KCN đơn giản hơn, chi phí thấp hơn, hiệu quả cao hơn, khuyến khích các KCN phát triển hiệu quả. Nếu việc thể hoá không phù hợp với kinh tế thị trường thì sẽ làm cho quản lý nhà nước đối với KCN vừa nặng nề, áp đặt mệnh lệnh hành chính quan liêu, do đó chi phí quản lý cao, hiệu quả quản lý thấp, các cơ quan quản lý nhà nước các KCN quá tải, bản thân KCN bị kìm hãm, không phát triển được.

Hệ thống quản lý KCN chịu trách nhiệm thực hiện QLNN về KCN. Hệ thống này có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu lực QLNN về KCN. Nếu hệ thống này được thành lập, xây dựng ở tất cả các cấp, bao phủ toàn địa bàn, ngành và được phân công, phân cấp quản lý rõ ràng thì hiệu quả QLNN về KCN sẽ tốt. Ngược lại, nếu hệ thống này không được xây dựng, kiện toàn ở mọi khâu, mọi mắt xích, không được phân cấp quyền hạn rõ ràng thì công tác QLNN về KCN sẽ không thể thực hiện có hiệu lực, hiệu quả. Các chính sách vĩ mô phải kịp thời, gắn liền với thực tế và hiện trạng KCN nhằm kiểm soát, đảm bảo công tác quản lý KCN ở các cấp từ Trung ương đến địa phương (Lê Tuấn Dũng, 2016).

b. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội

Điều kiện thuận lợi cho phát triển KCN sẽ hỗ trợ quản lý nhà nước đối với KCN trên các phương diện phát hiện nhu cầu, giảm nhẹ hỗ trợ tài chính, dễ thực thi các chính sách thu hút đầu tư vào KCN, các KCN có điều kiện hoạt động hiệu quả nên hỗ trợ thu ngân sách nhà nước, các vướng mắc cần tháo gỡ ít hơn. Ngược lại, ở các địa phương có điều kiện không thuận lợi cho phát triển KCN thì quản lý nhà nước vừa gặp nhiều vấn đề khó khăn cần tháo gỡ, vừa phải trợ cấp lớn cho KCN, trong khi đó KCN có thể vẫn vận hành không hiệu quả (Nguyễn Hữu Đoàn, 2016).

Bản thân Nhà nước phải hỗ trợ nhiều mặt và giúp đỡ KCN nếu như xây dựng KCN ở các vùng kém phát triển, lao động vừa thiếu, vừa chưa được đào tạo, cơ sở hạ tầng nghèo nàn...Do đó, tuỳ theo các điều kiện kinh tế xã hội của từng địa phương khác nhau mà nội dung quản lý nhà nước cũng khác nhau.

2.1.4.2. Các yếu tố bên trong

a. Tổ chức bộ máy quản lý

Bộ máy tổ chức quản lý KCN được chia làm hai cấp quản lý: ở Trung ương chỉ có Vụ quản lý các Khu kinh tế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan quản lý, hướng dẫn trực tiếp UBND cấp tỉnh, BQL các KCN nên (trước đây là BQL các KCN các KCN Việt Nam trực thuộc Chính phủ) nên cũng hạn chế trong điều hành, chỉ đạo các địa phương và BQL các KCN; về cơ cấu tổ chức chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định rõ về cơ cấu tổ chức cho BQL các KCN cấp tỉnh, BQL các KCN cấp huyện. Những bất cập về tổ chức cũng tạo nên những cản trở lớn đến công tác quản lý của các KCN trên phạm vi cả nước nói chung và các tỉnh nói riêng, đồng thời cũng làm giảm khả năng nghiên cứu, xây dựng ban hành và hoàn thiện thể chế pháp luật về xây dựng và quản lý KCN.

Tổ chức bộ máy của BQL các KCN có vị trí, vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trong đối với quản lý các KCN tại một địa phương, nếu bộ máy tốt thì việc nghiên cứu, đề xuất và tổ chức thực thi cơ chế chính sách trực tiếp đối với KCN trên địa bàn mới hiệu quả, bộ máy tổ chức yếu sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển và làm giảm vị trí, vai trò của các BQL các KCN đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương (Đỗ Thị Đông, 2015).

b. Số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý

Các KCN thường gắn liền với việc sử dụng đất, cơ sở hạ tầng, trong đó có nhiều nội dung liên quan đến quản lý theo lãnh thổ của chính quyền địa phương. Chính vì thế, năng lực, trình độ và nhãn quan của cấp chính quyền địa phương ảnh hưởng rất lớn đến quản lý nhà nước đối với KCN.

Nguồn nhân lực đảm bảo cả về số lượng, chất lượng và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ mới tạo ra điều kiện để quản lý KCN hiệu quả. Thực tế, nhân lực trong KCN ở các nước đang phát triển, cũng như ở nhiều địa phương Việt Nam là những nhân lực chắp vá, chuyển từ các bộ phận khác sang làm công tác quản lý. Do đó, việc phát triển nguồn nhân lực trong KCN là một yêu cầu, và là tác nhân trực tiếp ảnh hưởng đến phát triển bền vững KCN.

Đặc biệt, khi có nguồn nhân lực chất lượng, số lượng nhân lực được đáp ứng sẽ đảm bảo cho ứng dụng, triển khai và nghiên cứu khoa học trong KCN hiệu quả và ngược lại. Nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng và triển khai KH - CN vào quản lý KCN (Nguyễn Hằng, 2015).

c. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho quản lý

Trong nền kinh tế hội nhập và cạnh tranh, thì trình độ công nghệ của KCN được coi là một trong những cơ sở vật chất phục vụ cho quản lý. Thực tế này, đã và đang đặt ra cho các KCN những yêu cầu bức thiết về đầu tư công nghệ mới, công nghệ nguồn và đầu tư đổi mới công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ thấp giá thành sản phẩm, tạo ưu thế để cạnh tranh trên thị trường. Như vậy, đầu tư công nghệ mới, đầu tư đổi mới công nghệ sẽ giúp các KCN cải thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm, củng cố, duy trì và phát triển thị phần, đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên nhiên vật liệu, cải thiện điều kiện làm việc và tăng năng suất lao động,… Kéo theo đó, khi các KCN đã có trình độ công nghệ ở mức đáp ứng được các yêu cầu cạnh tranh về thị phần hàng hóa sản phẩm thì đòi hỏi kéo theo KCN cũng cần có lực lượng lãnh đạo, quản lý có trình độ quản lý tương xứng với mức độ thay đổi về trình độ công nghệ, cơ sở vật chất (Trần Ngọc Hưng, 2015).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý của ban quản lý đối với khu công nghiệp quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 27 - 30)