PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ CỦA BQL ĐỐI VỚ
4.2.1. Các yếu tố bên ngoài
4.2.1.1. Môi trường pháp lý
Tính không rõ ràng, thiếu nhất quán của các văn bản pháp lý là tình trạng chung của hầu hết các KCN trên các tỉnh (thành phố) trong cả nước chứ không riêng của Bắc Ninh. Nguyên nhân chủ yếu do việc ban hành các văn bản pháp luật của các cơ quan quản lý nhà nước cấp trên. Quyền hạn của chính quyền địa phương trong việc đưa ra các biện pháp khuyến khích đầu tư (như thuế, giá thuê đất,…) bị giới hạn trong phạm vi rất nhỏ bé. Điều đó đã dẫn tới sự hạn chế tính chủ động của tỉnh trong việc hoạch định chính sách nhằm thu hút đầu tư vào KCN nói riêng và đầu tư vào địa bàn tỉnh nói chung. Cơ chế phân cấp và uỷ quyền có ý nghĩa quyết định cho việc đơn giản hoá các thủ tục hành chính khi các nhà đầu tư nói chung và đầu tư vào KCN nói riêng.
Trong tình hình khoa học kỹ thuật và công nghệ đang có những bước tiến vượt bậc và với nhu cầu cuộc sống ngày càng đa dạng như hiện nay, thì việc thay đổi quy mô và lĩnh vực kinh doanh một cách linh hoạt nhằm thích
nghi với thị trường là một nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nhưng theo quy định tỉnh Bắc Ninh cũng như quy định của Việt Nam, mỗi lần thay đổi quy mô và lĩnh vực kinh doanh, chủ đầu tư lại phải xin phép và quy trình lại hoàn toàn không khác gì so với xin phép lần đầu. Như vậy, việc đăng ký bổ sung, sửa đổi đăng ký kinh doanh đã là một trở ngại lớn cho các nhà đầu tư. Điều này đã ảnh hưởng không tốt đến quá trình xây dựng cũng như khai thác sử dụng KCN Quế Võ. Hệ thống phê duyệt phức tạp này không những gây ra sự chậm trễ và không chắc chắn, làm gia tăng mức độ rủi ro và các chi phí giao dịch đối với các dự án đầu tư ngay từ giai đoạn đầu tiên. Điều này có thể làm cho chủ đầu tư mất đi cơ hội đầu tư kinh doanh. Ngoài ra, hệ thống cấp phép phức tạp, không rõ ràng trên nhũng nhiễu, hạch sách cũng như tham ô của các cán bộ nhà nước trong việc xét duyệt cấp phép đầu tư cho các doanh nghiệp.
Hiện nay, các công ty kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN chịu sự quản lý trực tiếp của UBND tỉnh mà không chịu sự quản lý của BQL các KCN. Chính vì vậy, khó đảm bảo hiệu quả các hoạt động doanh nghiệp kinh doanh cơ sở hạ tầng trong KCN nói riêng cũng như gây tác động xấu đến hiệu quả sử dụng KCN. Ngoài ra, các văn bản pháp luật chuyên ngành không thống nhất với Nghị định số 29/2008/NĐ-CP và Nghị định 164/2013/NĐ-CP đã gây ra sự chồng chéo trong thực hiện một số nhiệm vụ quản lý Nhà nước, nhất là công tác quản lý về môi trường, lao động và thanh tra, kiểm tra đối với KCN. Cụ thể, công tác quản lý môi trường đối với doanh nghiệp KCN do 3 cơ quan là: Ban Quản lý các KCN, Sở Tài nguyên - Môi trường và UBND cấp huyện quản lý. Công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp do Ban Quản lý, các sở ngành trong tỉnh, UBND cấp huyện và Công an tỉnh cùng có trách nhiệm thực hiện. Vì vậy, thực tế ở một số địa phương, doanh nghiệp phải chịu quản lý chồng chéo, thiếu sự thống nhất của nhiều cơ quan; một số doanh nghiệp phải chịu sự thanh tra, kiểm tra của 3 đến 4 đoàn trong năm với cùng một nội dung, gây khó khăn, bức xúc cho các doanh nghiệp, ảnh hưởng xấu đến môi trường thu hút đầu tư, suy giảm lòng tin vào hiệu quả quản lý Nhà nước và hình ảnh của địa phương.
Hiệu quả sử dụng đất của KCN Quế Võ là chưa cao vì các doanh nghiệp phát triển hạ tầng lấy chỉ tiêu lấp đầy là chỉ tiêu kinh tế chính để thu hút đầu tư và đồng thời Quế Võ chưa xây dựng định hướng lựa chọn ngành nghề đầu tư vào KCN rõ ràng; chưa có chính sách cụ thể nhằm thu hút các dự án có vốn lớn, công
nghệ cao, công nghệ mũi nhọn đầu tư vào KCN nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của KCN và đảm bảo tính bền vững.
4.2.1.2. Tı̀nh hı̀nh phát triển kinh tế xã hội
Quế Võ đặt ra mục tiêu tổng thể đến năm 2019, thị trấn Phố Mới trở thành Đô thị loại IV, huyện Quế Võ trở thành thị xã trước năm 2025. Cùng với đó, huyện đã đặt ra mục tiêu cụ thể trong giai đoạn 2015-2020: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 9,5-10,5%; đến năm 2020: tỷ trọng công nghiệp và xây dựng chiếm 50,7%; dịch vụ chiếm 36,1% và nông-lâm nghiệp-thủy sản 13,2%. Giá trị trên 1 ha canh tác đạt 120-140 triệu đồng/năm; GDP bình quân đầu người đạt từ 3.035-3.230 USD; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 2%. 100% số trường học đạt chuẩn quốc gia; có thêm 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới; hàng năm giải quyết việc làm mới 2.700-3.200 lao động.
Để thực hiện thành công các mục tiêu trên, Quế Võ tập trung các nguồn lực cho phát triển kinh tế, trước hết là tiếp tục thực hiện tốt công tác quy hoạch, xây dựng và thực thi các cơ chế, chính sách nhằm phát triển kinh tế theo hướng tăng trưởng hợp lý và bền vững. Huyện cũng đặc biệt coi trọng phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa có chất lượng và giá trị kinh tế cao, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm, tạo những sản phẩm nông nghiệp sạch phục vụ nhu cầu ngày càng cao của nhân dân và các khu đô thị, khu công nghiệp.. Như vâ ̣y, mu ̣c tiêu phát triển kinh tế xã hô ̣i của huyê ̣n Quế Võ có tác đô ̣ng lớn đến quản lý KCN của BQL, BQL phải có các giải pháp nhằm tạo đột phá về thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, vào lĩnh vực nông nghiệp sạch, công nghiệp hỗ trợ, khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, chú trọng gắn kết với KHCN, bảo vệ môi trường... thúc đẩy kinh tế tăng trưởng cao, tạo điều kiện cho việc hoàn thành các tiêu chí đô thị loại IV, đa ̣t mu ̣c tiêu chung của huyê ̣n.
Bên cạnh các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng chính đến công tác quản lý của BQLKCn thì còn các yếu tố khác như:
* Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp
Quy hoạch phát triển các KCN theo nguyên lý chung phải được xem xét trên hai khía cạnh là quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết, hay hiểu theo cách khác quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết được phê duyệt bởi hai cấp có
thẩm quyền: Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể, UBND cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết.
Do đó các KCN muốn phát huy được tốt lợi thế so sánh của từng địa phương trong thu hút đầu tư, các địa phương, các BQL các KCN cần tập trung quan tâm đến các vấn đề trọng yếu trong công tác quy hoạch phát triển các KCN như: khi xây dựng, trình Thủ tướng phê duyệt các KCN vào Danh muc các KCN Việt Nam phải có vị trí tốt, tầm nhìn dài hạn phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đặc biệt là phù hợp với các quy hoạch kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khác của địa phương và quy hoạch của các Bộ, Ngành, nhằm tránh chồng chéo, trùng lắp về quy hoạch.
* Năng lực tài chính và khoa học công nghệ, trình độ quản lý của các doanh nghiệp trong KCN
Trong nền kinh tế hội nhập và cạnh tranh, thì trình độ công nghệ của các DN KCN được coi là một trong những công cụ thực hiện công tác bảo vệ môi trường. Thực tế này, đã và đang đặt ra cho các DN KCN những yêu cầu bức thiết về đầu tư công nghệ mới, công nghệ nguồn và đầu tư đổi mới công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ thấp giá thành sản phẩm, tạo ưu thế để cạnh tranh trên thị trường, đồng thời thúc đẩy bảo vệ môi trường. Do đó các DN KCN khi được đầu tư công nghệ mới hiện đại, tiên tiến, đầu tư đổi mới công nghệ theo hướng hiện đại sẽ góp phần thực hiện tốt các nội dung bảo vệ môi trường trong các KCN đồng thời khắc phục và hạn chế các mặt tiêu cực ảnh hưởng tới môi trường các KCN.