Bài học kinh nghiệm rút ra trong công tác quản lý của Ban quản lý đố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý của ban quản lý đối với khu công nghiệp quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 34 - 36)

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra trong công tác quản lý của Ban quản lý đố

với Khu công nghiệp Quế Võ, Bắc Ninh

Từ những kinh nghiệm trong công tác quản lý KCN của tỉnh Hưng Yên và thành phố Hải Phòng có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý của ban quản lý đối với KCN Quế Võ,tỉnh Bắc Ninh như sau:

Một là, cần coi trọng quy hoạch phát triển dài hạn đối với KCN để lựa

chọn vị trí và kết nối KCN theo vùng và đơn vị hành chính một cách hợp lý, gắn phát triển KCN với quá trình đô thị hóa và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, quốc gia nhằm phát huy hiệu quả lâu dài của KCN, theo đó

- Quy hoạch phát triển KCN phải tính đến tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, từng ngành, tạo sự liên kết vùng, ngành, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh của KCN địa phương và quốc gia.

- Cần định hướng quy hoạch chức năng KCN, phát triển chiều sâu trong KCN để thu hút đầu tư trên những lĩnh vực công nghệ cao.

Hai là, cần chú trọng trong công tác tổ chức quản lý KCN Quế Võ với các

nội dung như

- Cải thiện môi trường đầu tư một cách mạnh mẽ, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách hành chính, xây dựng và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, hoàn thiện các chính sách kinh tế - tài chính đối với KCN.

- Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư vào KCN. BQL KCN cần xây dựng kế hoạch, chương trình, danh mục các dự án ưu tiên khuyến khích đầu tư để thực hiện xúc tiến đầu tư để trình UBND tỉnh phê duyệt làm cơ sở tổ chức thực hiện; BQL KCN cấp tỉnh sẽ đảm nhận vai trò là cơ quan chủ trì hoạt động xúc tiến đầu tư vào KCN với sự tham gia của các sở, ngành và các công ty phát triển hạ tầng.

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường sự phối hợp giữa BQL với các sở, ban, ngành, huyện, thực hiện cơ chế “một cửa, tại chỗ”, “một cửa liên thông”. Chăm sóc, hỗ trợ, giúp đỡ các nhà đầu tư để kịp thời tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai hoạt động đầu tư sản xuất, kinh doanh trong KCN. - Cần có cơ chế, chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư vào KCN, đặc biệt là ưu đãi đối với các dự án đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN, tập trung tối đa các nguồn lực để ưu tiên xây dựng, phát triển hạ tầng KCN.

- Nghiên cứu, xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư như miễn giảm tiền sử dụng hạ tầng, tiền thuê đất để các DN KCN có dự án sản xuất xanh thân thiện môi trường theo Danh mục được duyệt đầu tư vào KCN có thêm nguồn lực đầu tư các công trình bảo vệ môi trường nội bộ hiện đại, đồng bộ với công trình bảo vệ môi trường chung của KCN.

Ba là, về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước KCN Quế Võ

Xây dựng bộ máy BQL KCN đủ mạnh để thực hiện nhiệm vụ được giao với chính sách đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ và đảm bảo quyền lợi cho cán bộ, công chức của BQL KCN. Tăng cường phân cấp, ủy quyền cho BQL KCN, trên cơ sở cơ chế phân công trách nhiệm và phối hợp rõ ràng, minh bạch giữa BQL KCN với các Sở, Ngành, các huyện có KCN. Đồng thời, kiện toàn bộ máy tổ chức của BQL KCN tỉnh đảm bảo đủ năng lực tổ chức thực thi chức năng nhiệm vụ và quyền hạn được giao theo cơ chế "một cửa, một dấu tại chỗ".

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý của ban quản lý đối với khu công nghiệp quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 34 - 36)