Các công trình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường của công ty vietravel hà nội (Trang 35 - 37)

Nguyễn Văn Lưu (2009), Thị trường du lịch, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội. Cuốn sách đưa ra nội dung tổng quan về thị trường du lịch bao gồm các khái niệm thị trường du lịch, những đặc điểm của thị trường du lịch, phân loại thị trường du lịch, đưa ra đánh giá và phân tích một số yếu tố cơ bản trên thị trường du lịch.

Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa (2008), Giáo trình kinh tế du lịch, NXB ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Cuốn sách đưa ra những vấn đề khái quát như: khái niệm về du lịch; lịch sử hình thành, xu hướng phát triển, ý nghĩa kinh tế - xã hội của du lịch, nhu cầu, loại hình và các lĩnh vực kinh doanh du lịch; điều kiện phát triển du lịch, tính thời vụ trong du lịch. Đồng thời, giáo trình còn bao hàm cả những vấn đề kinh tế du lịch như lao động, cơ sở vật chất – ký thuật, chất lượng dịch vụ và hiệu quả kinh tế, các vấn đề về quản lý, quy hoạch phát triển du lịch tại Việt Nam.

Nguyễn Văn Mạnh và Nguyễn Đình Hòa (2008), Giáo trình Marketing du lịch, NXB ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.Giáo trình nghiên cứu phân định các khái niệm, phân tích, lập kế hoạch marketing. Ngoài ra, giáo trình đề cập đến các nội dung về dịch vụ, chất lượng dịch vụ, định giá, các kênh phân phối, xúc tiến, quảng cáo, quan hệ đối tác, tạo sản phẩm trọn gói và yếu tố con người trong kinh doanh dịch vụ và quá trình quản trị marketing bao gồm công tác lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch, quản lý, kiểm soát, điều chỉnh, đánh giá hoạt động marketing của doanh nghiệp.

Hà Văn Siêu (2011), Một số gợi ý về chính sách phát triển du lịch, Cuốn sách phân tích bối cảnh phát triển du lịch quốc tế và tại Việt Nam, từ đó đề suất khung chính sách phát triển du lịch bao gồm các chính sách dài hạn (khuyến khích du lịch, kiểm soát chất lượng du lịch, tăng cường đối tác, phát triển du lịch bền vững) và các chính sách mang tính cấp bách (đầu tư tập trung cho các khu du lịch, phát triển sản phẩm đặc trưng, bảo vệ môi trường, xúc tiến quảng bá, phát triển nguồn nhân lực…). Qua đó đưa ra dự báo hiệu ứng tác động của chính sách với việc phát triển du lịch Việt Nam.

Tổng cục du lịch Việt Nam (2011), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, quyết định số hiệu 2473/QĐ –TTg. Quyết định này được chính phủ đưa ra nhằm mục đích phê duyệt các chiến lược nhằm phát triển du lịch Việt Nam, đưa ra mục tiêu cụ thể cho sự phát triển du lịch Việt Nam và đề ra nội dung giải pháp để có thể thực hiện được mục tiêu đó bao gồm: phán triển sản phẩm du lịch, phát triển cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, phát triển thị trường, xúc tiến, quảng bá, hợp tác quốc tế, quản lý nhà nước về du lịch…

Tổng cục du lịch Việt Nam, Cơ Quan hợp tác phát triển Tây Ban Nha (AECID), (11/2008), Kế hoạch marketing Du lịch Việt Nam, Hà Nội. Nội dung đề tài phân tích tình hình chung của du lịch lịch thế giới và Việt Nam ở hiện tại cũng như trong tương lai, các đặc trưng của thị trường nguồn khách chính của Việt Nam, năng lực cạnh tranh du lịch Việt Nam, định vị thị trường mục tiêu và đưa ra kế hoạch hành động.

Đoàn Đạt (2010), Hoàn thiện chính sách phát triển thị trường Công ty dịch vụ viễn thông VINAPHONE, luận văn thạc sĩ kinh doanh quản lý, Đại học Quốc Gia Hà Nội. Đề tài đã đưa ra được những lý luận cơ bản về thị trường và chiến lược thị trường của công ty kinh doanh dịch vụ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; phân tích thực trạng chiến lược thị trường của công ty dịch vụ viễn Thông Vinaphone trong lĩnh vực thông tin di động và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện chiến lược thị trường của Vinaphone.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường của công ty vietravel hà nội (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)