Định hướng, mục tiêu phát triển thị trường của Vietravel Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường của công ty vietravel hà nội (Trang 81 - 86)

4.3.1.1. Xu hướng phát triển thị trường du lịch Việt Nam và Hà Nội trong thời gian tới

* Việt Nam

Những năm gần đây du lịch Việt Nam đã có những bước chú trọng vào phát triển chiều sâu, tuy nhiên thực trạng tăng trưởng vẫn chủ yếu về lượng mà chưa phát huy được những tiềm năng thế mạnh về văn hóa và sinh thái với những giá trị độc đáo của đất nước - con người Việt Nam, phát triển nhưng vẫn ẩn chứa nhiều yếu tố thiếu bền vững. Xu hướng hội nhập, hợp tác, cạnh tranh toàn cầu, giao lưu mở rộng và tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong nền kinh tế tri thức trên thế giới và khu vực đã và đang tạo những cơ hội đồng thời cũng là thách thức đối với phát triển du lịch Việt Nam để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo mục tiêu Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Đánh giá của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (ITDR) về những thành công và hạn chế trong phát triển du lịch thời gian qua có thể rút ra bài học kinh

nghiệm định hướng cho giai đoạn tới là: thứ nhất, lấy hiệu quả về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường là mục tiêu phát triển tổng thể; thứ hai, chất lượng sản phẩm và thương hiệu là yếu tố quyết định; thứ ba, doanh nghiệp là động lực chính của quá trình phát triển và thứ tư, phân cấp và liên kết là trọng tâm quản lý. - Trong giai đoạn tới, du lịch Việt Nam tiếp tục duy trì quan điểm phát triển bền vững với mục tiêu phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn và có đẳng cấp trong khu vực. Để đạt mục tiêu đó, ngành Du lịch cần đặt trọng tâm vào phát triển du lịch có chất lượng, có thương hiệu, có tính chuyên nghiệp và hiện đại trên cơ sở khai thác tối ưu nguồn lực và lợi thế quốc gia, phát huy tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa và vai trò động lực của các doanh nghiệp.

- Tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: Khách du lịch đến và xuất phát từ khu vực Châu Á-Thái Bình Dương có xu hướng tăng trưởng nhanh nhất và tiếp tục tăng trong 02 thập kỷ tới, từ 204 triệu lượt năm 2010 lên đến 535 triệu lượt năm 2030, thị phần toàn cầu tăng từ 22 % năm 2010 lên 30 % năm 2030. Đông Nam Á sẽ trở thành khu vực thu hút khách du lịch quốc tế lớn thứ 4 thế giới với 187 triệu lượt vào năm 2030. Đây là cơ hội tốt cho du lịch Việt Nam để đón nhận dòng khách quốc tế đến khu vực ngày càng tăng. Theo dự báo, năm 2020 Việt Nam sẽ đón 10-10,5 triệu lượt khách quốc tế và 18 triệu lượt vào năm 2030. Tập trung thu hút thị trường khách quốc tế gần đến từ Đông Bắc Á (Trung Quốc,Nhật Bản, Hàn Quốc), Đông Nam Á vàThái bình dương (Singapore, Malaysia, Inđônêxia, Thái Lan, Úc); Tăng cường khai thác thị trường khách cao cấp đến từ Tây Âu (Pháp, Đức, Anh, Hà Lan, Ý, Tây Ban Nha, Scandinavia), Bắc Mỹ (Mỹ, Canada) và Đông Âu (Nga, Ucraina); mở rộng thị trường mới từ Trung Đông.

- Thị trường du lịch Outbound ra các quốc gia khách dịch chuyển theo xu hướng giảm dần du lịch tới các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc, tăng dần số lượng khách du lịch tới các quốc gia phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản, Châu Âu, Hoa Kỳ.

- Tập trung đẩy mạnh và chuyên nghiệp hóa công tác xúc tiến quảng bá du lịch nhằm vào thị trường mục tiêu theo hướng lấy điểm đến, sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch làm tiêu điểm. Các chương trình, chiến dịch quảng bá được triển khai tập trung vào các nhóm thị trường ưu tiên. Cơ quan xúc tiến du lịch quốc gia có vai trò chủ đạo trong việc hoạch định chương trình xúc tiến quảng bá

quốc gia và huy động các tổ chức, doanh nghiệp chủ động tham gia theo cơ chế “cùng mục tiêu, cùng chia sẻ”. Ứng dụng e-marketing đối với quảng bá điểm đến ở Việt Nam tới khách du lich trong nước và quốc tế.

- Tăng cường sự hiện diện tại thị trường mục tiêu thông qua hoạt động của các văn phòng đại diện du lịch quốc gia. Vai trò của các văn phòng đại diện du lịch là xây dựng, quản lý, phát triển hình ảnh, thương hiệu quốc gia về du lịch liên quan đến văn hóa, tự nhiên, xã hội...tại thị trường mục tiêu; khác hoàn toàn với hoạt động của trung tâm văn hóa hoặc đại diện ngoại giao tại nước ngoài.

- Phát triển sản phẩm du lịch theo hướng du lịch xanh, sản phẩm du lịch đặc thù đi liền với kiểm soát chất lượng dịch vụ trở thành yếu tố chiến lược đối với nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến.

- Coi trọng phát triển nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu về chất lượng, hợp lý về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo để đảm bảo tính chuyên nghiệp, đủ sức cạnh tranh và hội nhập khu vực, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch; tập trung đào tạo nhân lực bậc cao, đội ngũ quản lý.

- Tăng cường các biện pháp quản lý phát triển điểm đến theo hướng: đơn giản hóa thủ tục nhập cảnh, tạo thuận lợi cho khách du lịch; tăng cường hợp tác công-tư, tạo điều kiện hỗ trợ và phát huy vai trò doanh nghiệp, cộng đồng và phát triển bền vững dựa trên sự cân bằng giữa mục tiêu kinh tế và các mục tiêu văn hóa, xã hội, môi trường.

- Đầu tư phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm theo định hướng ưu tiên; tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực và chất lượng cung ứng du lịch, kết cấu hạ tầng, xúc tiến quảng bá và xây dựng thương hiệu du lịch. Các chương trình ưu tiên tập trung đầu tư như:

(1) Chương trình đầu tư hạ tầng du lịch;

(2) Chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch; (3) chương trình xúc tiến quảng bá du lịch,

(4) chương trình phát triển sản phẩm và thương hiệu du lịch; (5) đề án phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển; (6) đề án phát triển du lịch biên giới;

(7) đề án phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái;

(9) Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cả nước, quy hoạch phát triển du lịch theo vùng và khu du lịch quốc gia;

(10) chương trình điều tra, đánh giá, phân loại và xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên du lịch và tài khoản vệ tinh du lịch.

* Hà Nội

Đối với thành phố Hà Nội, mục tiêu trong giai đoạn tới như sau:

Bảng 4.5. Chı̉ tiêu phát triển du li ̣ch Hà Nô ̣i đến năm 2020 và năm 2030

STT Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2030

1 Khách du lịch quốc tế (triệu lượt khách) 2,5 – 3 6 - 6,5

2 Khách du lịch nội địa (triệu lượt) 18,5 – 19 30-31

3 Doanh thu xã hội từ du lịch (tỷ đồng) 81.200 280.000

4 Giá trị GDP du lịch (tỷ USD) 3,07 10,95

5 Tỷ trọng GDP Du lịch trong tổng GDP Thành

phố (%) 7 11,2

6 Số lượng lao động gián tiếp (nghìn người) 560 1020

7 Số lượng lao động trực tiếp (nghìn người) 95 190

8 Số lượng phòng lưu trú tăng thêm so với năm

2015 (nghìn phòng) 5 13,5

Nguồn: Số liệu từ Tổng cục du lịch (2011)

- Xu hướng tập trung vào phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch: Du lịch làng nghề, phố nghề, ẩm thực; du lịch văn hóa, lịch sử, di tích danh thắng; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cuối tuần; du lịch MICE... bằng cách kết nối sản phẩm du lịch với các địa phương khác. Khôi phục và tổ chức tốt các Lễ hội truyền thống hiện có gắn với văn hóa tâm linh.

- Thành phố tiếp tục ban hành các cơ chế chính sách, cải cách thủ tục hành chính thu hút nguồn vốn xây dựng cơ sở vật chất phục vụ du lịch cũng như các sản phẩm du lịch cao cấp thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

- Xây dựng chính sách tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch một cách dài hạn. Sử dụng công nghệ trong việc đưa du lịch Việt Nam đến gần hơn với khách du lịch trong và ngoài nước như bán hang trực tuyến, sử dụng e-marketing để quảng bá sản phẩm, dịch vụ du lịch…

- Xu hướng liên kết trong hoạt động kinh doanh du lịch: khi thị trường du lịch chịu nhiều tác động của suy thoái kinh tế cũng như sự cạnh tranh gay gắt khi hội nhập thế giới thì một hệ quả tất yếu là các đơn vị kinh doanh du lịch phải tạo lên những sợi dây liên kết giúp tổ chức trở nên mạnh hơn, sản phẩm phong phú đa dạng và giá cả hợp lý. Các đơn vị kinh doanh du lịch ở Việt Nam nói chung và tại thị trường Hà Nội nói riêng, đang có các liên kết phổ biến như: doanh nghiệp lữ hành liên kết với công ty vận chuyển và lưu trú, mua sắm; đặt quan hệ với các công ty lữ hành tại thị trường mục tiêu để đặt văn phòng đại diện. Có thể kể đến sự xuất hiện của câu lạc bộ outbound Hàn Quốc gồm 15 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành tại Hà Nội, câu lạc bộ outbound Nhật Bản có 24 thành viên…

4.3.1.2. Định hướng và mục tiêu phát triển thị trường của Vietravel Hà Nội trong thời gian tới

Với xu hướng phát triển du lịch của Việt Nam và Hà Nội như đã nêu trên, những bước đi của Vietravel và đặc biệt là Vietravel Hà Nội để phát triển thị trường phải phù hợp với xu hướng chung của đất nước và của thủ đô. Khi công ty đang hoạt động trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt, cùng với đó là lượng khách du lịch trong nước và quốc tế cũng có những biến đổi khó lường do môi trường thay đổi liên tục, do vậy, việc đề ra phương hướng và mục tiêu cho Vietravel Hà Nội cần được định hướng rõ ràng, cụ thể:

- Tiếp tục đẩy mạnh khai thác các thị trường truyền thống vốn có của công ty.

Với lợi thế thị trường du lịch nội địa và Outbound hiện có, công ty cần giữ vững lượng khách và duy trì tốc độ tăng trưởng tại hai thị trường này. Đối với thị trường khách outbound thì tiếp tục khai thác du lịch tại thị trường Mỹ, Nhật, Hàn, Úc đồng thời tiến hàng nghiên cứu khai thác và mở rộng thị trường tương đồng như Anh, Châu Âu. Đối với thị trường nội địa thì cần giữ mỗi liên kết chặt chẽ với nhà cung ứng dịch vụ vận chuyển và lưu trú để có được giá tốt nhất, gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

- Mở rộng khai thác các thị trường mới nổi trong thời gian vừa qua, tận dụng những lợi thế để tiếp cận thị trường du lịch từ những đường bay thẳng.

Tại thị trường Outbound, những thị trường mới nổi như Ấn Độ, Srilanka, Jordan và một vài nước Tây Âu đã để lại những tín hiệu tăng trưởng tích cực trong thời gian qua, những năm tiếp theo cần tiếp tục chú trọng và đầu tư đúng mức về chất lượng sản phẩm và quảng bá sản phẩm để thu hút được lượng khách hàng lớn nhất có thể.

- Tiếp tục duy trì thực hiện và phát triển các chính sách phát triển thị trường theo chiều rộng; đồng thời nghiên cứu, mở rộng phát triển thị trường theo chiều sâu, đặc biệt tại thị trường nội địa và inbound.

- Tăng cường hoạt động liên kết ngang và liên kết dọc, đảm bảo mạng lưới phân phối sản phẩm du lịch chặt chẽ và mang lại hiệu quả cao, đồng thời các dịch vụ cung ứng được ổn định đảm bảo hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp diễn ra thuận lợi.

- Chất lượng sản phẩm được đặt lên hàng đầu, không được phép để xảy ra những phản hồi tiêu cực của khách hàng sau khi trải nghiệm du lịch cùng với Vietravel Hà Nội. Đây là một trong những phương trâm đã, đang và cần tiếp tục được thực hiện khi Vietravel Hà Nội tiến hành mở rộng thị trường.

- Vietravel Hà Nội định hướng và phấn đấu trở thành công ty du lịch hàng đầu Miền Bắc về quy mô, chất lượng và uy tín, đảm bảo sự tin cậy và tín nhiệm của khách hàng đối với công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường của công ty vietravel hà nội (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)