Thứ nhất, tuyên truyền cho du lịch Việt Nam phải được tăng cường và đổi mới hơn nữa. Phải khắc họa được hình ảnh (IMAGE) du lịch Việt Nam ở các thị trường quốc tế chủ yếu. Các phương tiện truyền thông đại chúng tăng cường tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò tích cực của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Về vấn đề này, chính phủ và tổng cục du lịch Việt Nam nói riêng cần học tập kinh nghiệm của các quốc gia phát triển và quảng bá du lịch thành công như Hàn Quốc, Thái Lan, HongKong, Singapore. Đây là những quốc gia mặc dù tài nguyên du lịch không hề phong phú và đặc sắc hơn Việt Nam nhưng họ lại thu hút một lượng lớn lượng khách quốc tế vào đất nước thông qua việc quảng bá hình ảnh du lịch và cách quản lý cách thành phần du lịch chặt chẽ và hiệu quả.
Thứ hai, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với tất cả các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành. Cụ thể là nâng cao chất lượng hoạch định chiến lược, hướng dẫn và kiểm tra kịp thời các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành thực hiện các văn bản quản lý nhà nước trong lĩnh vực lữ hành. Giúp các doanh nghiệp định hướng thị trường khách du lịch, định hướng sản phẩm. Tổng cục Du lịch và các Sở Du lịch sớm đánh giá lại nguồn sản phẩm du lịch Việt Nam thời gian qua xem đã bán cái gì, còn cái gì chưa bán, và khi nào sẽ bán. Định hướng và hỗ trợ cho doanh nghiệp tổ chức thiết kế, bán và thực hiện chương trình du lịch mới.
Thứ ba, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát kinh doanh lữ hành. Tổng cục Du lịch cần thu thập thông tin từ nhiều kênh để có danh sách tất cả các doanh nghiệp đang kinh doanh lữ hành, phân loại các doanh nghiệp để có biện pháp quản lý phù hợp, kiên quyết xử lý nghiêm minh các doanh nghiệp kinh
doanh lữ hành chui, làm “hàng giả”, trốn thuế trong lĩnh vực du lịch. Thực hiện đúng nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương và vùng lãnh thổ trong ngành du lịch.
Thứ tư, Định hướng đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động kinh doanh lữ hành vào bốn lĩnh vực: đào tạo các nhà quản lý doanh nghiệp lữ hành; đào tạo các nhà điều hành doanh nghiệp lữ hành; đào tạo đội ngũ tư vấn bán tại các đại lý (Counselors); đạo tạo đội ngũ hướng dẫn viên cho các doanh nghiệp lữ hành.
Thứ năm, các cơ quan hữu quan (ngoại giao, công an, hải quan, hàng không, bưu điện, văn hóa thể thao, các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, các làng nghề truyền thống,…) cần có cơ chế phối hợp nhịp nhàng, hành động thống nhất tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng cho các doanh nghiệp lữ hành kinh doanh các chương trình du lịch trọn gói. Bời vì, kinh doanh lữ hành quốc tế không thể có chất lượng sản phẩm cao khi mà một trong số những dịch vụ này có chất lượng thấp.
Thứ sáu, tạo môi trường thuận lợi để tăng cường tính liên kết cho các thành phần tham gia du lịch nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nói riêng. Qua đó tạo thuận lợi cho khách hàng có điều kiện mua được các sản phẩm du lịch một các dễ dàng với mức giá hợp lý và chất lượng đảm bảo.
Thứ bảy, đơn giản hóa thủ tục nhập cảnh, tạo thuận lợi cho khách du lịch vào Việt Nam.