Việc xây dựng cơ chế chinh sách cần phải có sự đồng bộ hóa với việc sửa đổi các luật đầu tư XDCB có liên quan, việc ứng dụng nâng cấp và phát triển công nghệ thông tin của một số ngành có liên quan còn chậm, chưa đồng bộ, đặc biệt là hạ tầng truyền thông, gây khó khăn cho việc triển khai các dự án hiện hóa KBNN.
Việc ban hành các định mức chi tiêu một cách hợp lý, khoa học sẽ góp phần vào việc nâng cao hiệu quả kiểm soát chi đầu tư. Hay như sự phân định trách nhiệm, phân cấp của các cơ quan trong việc kiểm soát chi NSNN cho đầu tư XDCB cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư XDCB. Chỉ có trên cơ sở phân định, phân công trách nhiệm rõ ràng cho từng cơ quan, từng cấp mới có thể tạo điều kiện cho việc kiểm soát chi đầu tư XDCB đạt hiệu quả, hạn chế lãng phí, thất thoát vốn NSNN.
2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2.1 Kinh nghiệm của một số địa phương về kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN NSNN
2.2.1.1 Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc
Sau 17 năm phát triển từ một tỉnh nông nghiệp đã nhanh chóng trở thành tỉnh công nghiệp. NSNN từ chỗ khó khăn tiến tới có nguồn thu lớn và chủ động. Qua tiếp cận thực tế và các tài liệu báo cáo, theo Nguyễn Mạnh Tuấn (2012) tỉnh Vĩnh Phúc có một số điểm đáng chú ý về kiểm soát chi đầu tư XDCB có thể học tập sau:
Thứ nhất, thực hiện tốt cả việc kiểm soát sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN đồng thời với chính sách thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài. Tỉnh Vĩnh Phúc coi kiểm soát sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách là một nguồn vốn mồi, xúc tác tạo tiền đề để phát triển KT-XH. Việc kiểm soát chi nguồn vốn này theo một quy trình rất chặt chẽ vừa phân cấp để tạo điều kiện cho cơ sở nhưng gắn với trách nhiệm cơ sở và sự hướng dẫn của cấp trên. Mặt khác, vừa tập trung để làm một số công trình hạ tầng. Đặc biệt là ưu tiên hạ tầng giao thông coi đây là khâu đột phá. Tất cả các vốn có nguồn gốc NSNN đều phải được HĐND tỉnh xem xét chuẩn y trước khi phân bổ, quyết định.
Nhờ kế thừa những kinh nghiệm của công tác kiểm soát chi thu hút đầu tư và kinh nghiệm kiểm soát chi đầu tư NSNN nên hai việc này bổ sung cho nhau những kinh nghiệm quý và tạo nên những hiệu quả tương đồng trong công việc. Chẳng hạn, trong thu hút vốn đầu tư: tỉnh luôn xác định quy hoạch đi trước, đền bù làm trước, làm tốt để luôn có một quỹ đất để dành; tỉnh luôn tạo thuận lợi để thu hút và giữ chân các nhà đầu tư bằng cách quan tâm đến lợi ích các doanh nghiệp và môi trường đầu tư. Nhiều nhà đầu tư mở rộng kinh doanh được cho thuê thêm đất liền kề với diện tích lớn hơn ban đầu; tiếp tục đấu giá quyền sử dụng đất, kêu gọi đầu tư theo hình thức BT, BOT, BO...; ngoài ra tỉnh Vĩnh Phúc rất coi trọng xây dựng cơ sở hạ tầng và cải cách hành chính, là một trong những địa phương dẫn đầu về cải cách hành chính tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Với một tầm nhìn xa, hiện nay Vĩnh Phúc đẩy mạnh phát triển ngành nghề dịch vụ cao cấp như dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông…
Thứ hai, mặc dù đạt được tốc độ phát triển rất cao, GDP tăng 17-18% năm nhưng tỉnh luôn coi trọng phát triển bền vững, gắn phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế với phát triển xã hội, phát triển nguồn nhân lực (coi lao động kỷ thuật cũng là một khâu đột phá quan trọng), phát triển vùng sâu vùng xa và bảo vệ môi trường. Theo phương hướng này vốn NSNN tập trung vào giải quyết những vấn đề phát triển hạ tầng giao thông nông thôn, mạng lưới điện, cấp thoát nước, đầu tư phát triển hạ tầng xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn gắn với công tác xóa đói giảm nghèo. Những chủ trương này rất được lòng dân và chính quyền cơ sở. Do vậy triển khai công tác kiểm soát chi, sử dụng và giám sát rất hiệu quả; tiến độ thực hiện nhanh, tỷ lệ giải ngân hàng năm 90-95%; tỷ lệ đói nghèo hiện nay 10%, phấn đầu mỗi năm giảm 2,5%; số lao động qua đào tạo 40% mỗi năm tăng được 3,6%.
Thứ ba, hàng năm số lượng vốn huy động cho đầu tư phát triển toàn xã hội lớn (năm 2014 khoảng 13.000 - 13.500 tỷ đồng bằng khoản 59-61% GDP). Tổng thu ngân sách hiện nay khoảng 6.250 tỷ đồng gấp đôi chi NSNN trên địa bàn. Tuy vậy, tỉnh Vĩnh Phúc có một chủ trương thúc đẩy tăng trưởng không chỉ yếu tố vốn bên ngoài nhất là vốn FDI (2 nhà máy lớn Toyota và Honda), yếu tố nội lực (vốn và nguồn lực tại chổ) tăng cường năng lực nội sinh để không quá phụ thuộc mà còn coi trọng yếu tố ngoài vốn. Đó là việc thực hiện tốt cơ chế chính sách trong việc kiểm soát chi các nguồn vốn đầu XDCB hiệu quả; áp dụng khoa học công nghệ mới và phát huy hạ tầng đồng bộ. Đây là những kinh nghiệm hết sức quý báu
để tỉnh khác học tập trong quá trình thực hiện các giải pháp phát triền KT- XH chủ các địa phương.
2.2.1.2 Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng
Theo Nguyễn Nguyên (2010) thành phố Đà Nẵng là địa phương có thành tích về cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản lý nhà nước nhiều mặt, nhiều lĩnh vực trong đó có kiểm soát chi đầu tư XDCB, qua các tài liệu và tiếp cận thực tế có các vấn đề nổi bật như sau:
Thứ nhất, trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến kiểm soát chi đầu tư và xây dựng của Trung ương ban hành, UBND thành phố Đà Nẵng đã cụ thể hóa dưới các quy trình kiểm soát theo thẩm quyền được phân công, phân cấp. Việc cụ thể hóa quy trình kiểm soát chi và giải quyết công việc của Nhà nước là một điểm nhấn quan trọng trong cải cách hành chính, nâng cao trách nhiệm và năng lực cán bộ.
Thứ hai, bồi thường giải phóng mặt bằng là khâu quan trọng và phức tạp nhất của quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng. Trên thực tế, nhiều dự án gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí ách tắc ở khâu này. Đà Nẵng là điểm sáng trong cả nước đối với công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trong thời gian qua.
Thứ ba, UBND thành phố Đà Nẵng đã coi trọng công tác tuyên truyền vận động thuyết phục để nhân dân giác ngộ vì lợi ích chung. Cả hệ thống chính trị được huy động vào cuộc, trước hết là Ủy ban mặt trận tổ quốc các cấp cho đến các đoàn thể, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên… gắn với quy chế dân chủ cơ sở, thi đua khen thưởng, việc triển khai được thông qua kế hoạch và ký kết các chương trình công tác phối hợp. Tạo điều kiện nơi tái định cư thuận tiện và chi trả kinh phí kịp thời, hợp lý do vậy kết hợp được cả lợi ích của nhân dân đồng thời phát huy giám sát cả cộng đồng trong triển khai thực hiện dự án theo đúng tiến độ của Nhà nước đã đề ra.
Thứ tư, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng đã đối thoại trực tiếp với người dân một cách thấu lý đạt tình để giải quyết vướng mắc cụ thể theo quy định của pháp luật và thực tế phát sinh trong công tác đầu tư XDCB.
2.2.1.3 Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội
Theo Hà Thị Ngọc (2013)để cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực kiểm soát chi đầu tư và xây dựng, trên cơ sở đề nghị của KBNN Hà Nội và các sở, ngành, thành phố đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành về quy trình và
thời hạn giải quyết một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực chi đầu tư và xây dựng. Các văn bản này đã khắc phục được nhiều hạn chế đã tồn tại lâu nay ở các cơ quan công quyền như thủ tục hành chính cồng kềnh, chức năng và trách nhiệm của các bộ phận không rõ ràng, góp phần minh bạch, cụ thể hóa các công đoạn giải quyết hồ sơ cho các chủ đầu tư và đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư XDCB. Trên cơ sở báo cáo và đề xuất của KBNN Hà Nội về các dự án tồn đọng chưa tất toán tài khoản tại KBNN, UBND thành phố đã thành lập ban chỉ đạo quyết toán vốn đầu tư XDCB liên ngành trong đó KBNN Hà Nội là thành viên thường trực, thực hiện đôn đốc các chủ đầu tư chậm quyết toán vốn, giải quyết xử lý các vướng mắc về hồ sơ, thủ tục quyết toán của các dự án, công trình hoàn thành chưa thực hiện lập, thẩm định và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư. Để khắc phục tốt hơn tình trạng thiếu trách nhiệm của các chủ đầu tư trong công tác quyết toán vốn; KBNN Hà Nội đã cùng với Sở Xây dựng, Sở Tài chính dự thảo hoàn chỉnh văn bản "Quy định tạm thời về xử lý các chủ đầu tư vi phạm, chậm trễ trong công tác quyết toán vốn đầu tư, từ nguồn ngân sách thành phố" trình UBND thành phố phê duyệt để đẩy nhanh tiến độ quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành.
Bên cạnh đó thành phố đã chỉ đạo thành lập Tổ công tác liên ngành thường xuyên trao đổi, phối hợp để tháo gỡ vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư XDCB; đã giải quyết nhiều trường hợp cho các chủ đầu tư trong quá trình triển khai thực hiện các dự án, đặc biệt là những vướng mắc về chế độ, chính sách chi đầu tư...Đặc biệt, KBNN Hà Nội đã chủ trì cùng Sở Tài chính, Sở Kế hoạch & Đầu tư nghiên cứu ứng dụng thành công mạng liên ngành, quản lý các dự án đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách thành phố, phát huy tốt trong công tác kiểm soát ngân sách thành phố; Tiếp tục triển khai tiếp với các dự án đầu tư từ ngân sách quận huyện, xã phường.