huyện Lục Ngạn
4.4.2.1 Hoàn thiện quy trình kiểm soát chi đầu tư XDCB
Ban hành thống nhất quy trình kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN
Ban hành thống nhất quy trình kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN bao gồm cả vốn đầu tư thuộc NS xã, trên cơ sở quy trình về kiểm soát chi đầu tư XDCB và các quy định hiện hành về chi đầu tư xây dựng.
Nội dung quy trình quy định rõ đối tượng kiểm soát chi là các dự án đầu tư bằng nguồn vốn NSNN thanh toán qua hệ thống KBNN bao gồm cả vốn NS xã, cụ thể đối với từng loại vốn, chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư;
Quy trình phải quy định cụ thể được các vấn đề như kiểm soát, thanh toán khối lượng phát sinh, đối với các dự án do xã làm chủ đầu tư, đối với các loại công việc ký kết với cá nhân hoặc nhóm người không có tư cách pháp nhân. Như vậy, sẽ đảm bảo nhất quán chỉ có một quy trình kiểm soát, thanh toán đầu tư cho NSNN đồng thời đễ tra cứu, đối chiếu khi cần thiết và tiện lợi cho khách hàng khi giao dịch.
Hoàn thiện các bước trong quy trình kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN. Một là, hoàn thiện công tác phân bổ kế hoạch vốn đầu tư cho phù hợp đúng với quy định hiện hành.
Hai là, phối hợp 3 bước chính trong kiểm soát chi đầu tư XDCB là phân bổ kế hoạch vốn, kiểm soát thanh toán và tất toán thành một hệ thống trong quá trình kiểm soát. Để khắc phục yếu kém hiện nay đó là: Các kỷ luật về thông tin báo cáo, thanh toán, hoàn tạm ứng, sử dụng vốn, quyết toán, tất toán tài khoản đều chấp hành kém cần xem xét tác động qua lại của 3 khâu phân bổ kế hoạch - kiểm soát, thanh toán - quyết toán, tất toán tài khoản vốn đầu tư, như sau: phân bổ kế hoạch đúng tạo ra chi đầu tư nhanh, chi đầu tư nhanh và đúng chế độ tạo tiền đề cho quyết toán thanh toán nhanh gọn và ngược lại do vậy cần có sự gắn kết của 3 khâu trên (do 3 cơ quan Kế hoạch & Đầu tư, KBNN, Tài chính thực hiện) sẽ khắc phục được yếu kém hiện tại.
Ba là, hoàn thiện các khâu kiểm soát chi đầu tư XDCB
+ Đối với việc tạm ứng vốn cho bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng. Do tính chất phức tạp và yêu cầu công việc thường xuyên nhạy cảm, trong quản lý chủ đầu tư, hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng được phép tạm ứng không hạn chế nhưng phải có bảng đăng ký kế hoạch thực hiện bồi thường GPMB (sau khi có phương án giải phóng mặt bằng được duyệt). Tồn tại hiện nay là dư tạm ứng tương đối lớn, tình hình triển khai chi trả cho đối tượng gặp khó khăn, trách nhiệm hoàn tạm ứng của chủ đầu tư không cao, quy định về nội dung quản lý còn thiếu vì vậy hướng bổ sung, hoàn thiện như sau:
- Quy định cụ thể về thời gian và trách nhiệm hoàn tạm ứng. Quy định tại TT86/17/6/2011 của Bộ tài chính, sau khi chi trả cho người thự hưởng , chủ đầu
tư tập hợp chứng từ làm thủ tục thanh toán và thu hồi tạm ứng trong thời hạn chậm nhất là 30 kể từ ngày chi trả cho người thụ hưởng.
- Trường hợp tạm ứng vốn nhưng không sử dụng nếu quá thời hạn 6 tháng theo quy định trong hợp đồng phải thực hiện khối lượng mà nhà thầu chưa thực hiện do nguyên nhân khách quan hay chủ quan hoặc sau khi nhà thầu sử dụng vôn sai mục địch chủ đầu tư có trách nhiệm cùng Kho bạc nhà nước thu hồi hoàn trả vốn đã tam ứng cho NSNN.
- Kinh phí thực hiện của hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng cần có cơ chế kiểm soát như những kinh phí khác có nguồn gốc từ NSNN.
+ Đổi mới việc tạm ứng vốn cho xây lắp, thiết bị: Số dư tạm ứng tại KBNN chiếm khá cao so với trước đây do tỷ lệ tạm ứng được phép của chủ đầu tư (ban quản lý) dự án không bị giới hạn trên. Do vậy cần bổ sung, hoàn thiện như sau:
+ Yêu cầu nhà thầu nộp bảo lãnh tạm ứng vì ứng nhiều tiền của NSNN mà không có bảo đảm, đề phòng rủi ro cá nhân và tổ chức có thể xảy ra (yêu cầu đưa vào hợp đồng A-B). Hết hạn bảo lãnh mà chưa thu hồi tạm ứng hoặc gia hạn bảo lãnh tạm ứng.
+ Quá hạn hoàn thành ghi trong hợp đồng mà không hoàn thành thì phải bổ sung hợp đồng và kiểm tra lại số dư tạm ứng để đôn đốc, thu hồi số đã tạm ứng cho dự án.
+ Nếu không có hợp đồng bổ sung, cũng không có khối lượng để hoàn ứng thì KBNN phải có công văn nhắc nhở đôn đốc hàng tháng. Sau 3 lần thì chủ đầu tư và KBNN có trách nhiệm báo cáo cấp có thẩm quyền xin ý kiến chỉ đạo.
Bốn là, hoàn thiện khâu quyết toán và tất toán tài khoản công trình hoàn thành
Do danh sách và quy mô vốn này hiện nay tồn đọng quá nhiều tiềm ẩn nguy cơ sử dụng vốn sai mục đích, hồ sơ chứng từ không hợp pháp, hợp lệ và tình trạng thất thoát đã có thể xảy ra. Vì vậy, cần bổ sung một số nội dung quản lý đồng bộ và chặt chẽ hơn. KBNN và chủ đầu tư có trách nhiệm cung cấp danh sách công trình, dự án hoàn thành trong năm (theo từng tháng) cho cơ quan Tài chính và Kế hoạch & Đầu tư. Căn cứ vào thời gian Nhà nước quy định hoàn thành quyết toán, cơ quan Tài chính theo dõi nếu quá hạn thì làm công văn nhắc nhở mỗi tháng một lần. Sau 3 lần nhắc nhở mà chủ đầu tư không hoàn thành thì chủ đầu tư (ban quản lý dự án) và cơ quan Tài chính phải báo cáo cấp quyết định đầu tư xin ý kiến chỉ đạo.
Cả ba trường hợp trên sau khi cơ quan quản lý đôn đốc nhắc nhở cần có hướng xử lý trách nhiệm rõ ràng, nghiêm khắc theo từng mức độ sau:
- Được gia hạn thêm thời gian cụ thể nếu có khó khăn khách quan.
- Phê bình nghiêm khắc và yêu cầu chủ đầu tư thực hiện xong trách nhiệm (thu hồi tạm ứng, nộp tiền sử dụng sai vào NSNN, quyết toán) trước khi giao việc tiếp theo.
- Giảm trừ kế hoạch vốn năm tiếp theo vì không hoàn thành nhiệm vụ.
4.4.2.2 Kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức kiểm soát chi đầu tư XDCB
- Đề nghị KBNN bổ sung thêm chỉ tiêu biên chế tại KBNN các huyện để đủ về số lượng cán bộ, công chức kiểm soát chi đầu tư.
- Điều động, luân chuyển có thời hạn những cán bộ, công chức giỏi về kiểm soát chi đầu tư tại văn phòng KBNN tỉnh về làm việc và hướng dẫn một số KBNN huyện có cán bộ, công chức yếu về trình độ và có tuổi đời đã cao.
4.4.2.3 Nâng cao năng lực, chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức
- Nâng cao chất lượng hoạt động nghiệp vụ của KBNN thể hiện ở các tiêu chí giải ngân nhanh, kịp thời, không để tồn đọng hồ sơ, đúng chế độ, bảo đảm liên hoàn và thuận tiện ở cả ba khâu: tiếp nhận hồ sơ, kiểm soát chi đúng chế độ và thanh toán, chuyển tiền nhanh, an toàn cho đơn vị thụ hưởng. Các biện pháp cụ thể là phải hoàn thiện quy trình nghiệp vụ khoa học, minh bạch và công khai như đã nêu ở trên. Xác định trách nhiệm rõ ràng trong nhận thức của cán bộ và đơn vị trong kiểm soát và luân chuyển chứng từ. Đối với thanh toán chuyển tiền cần nâng cao chất lượng chương trình thanh toán điện tử, áp dụng công gnhệ thông tin để rút ngắn thời gian hạch toán và chuyển tiền.
- Nâng cao chất lượng cán bộ để đảm bảo kiểm soát thanh toán chính xác, an toàn, tiết kiệm chi cho NSNN. Xử lý những tồn đọng khách quan như tính thời vụ trong công tác kiểm soát chi đầu tư hàng năm. Xử lý nhanh và chính xác trong báo cáo, hoạch toán kế toán, thông tin điều hành ngân sách bằng các biện pháp tổng hợp như chấm điểm nghiệp vụ hàng tháng A, B, C (gắn với thi đua và khuyến khích vật chất thu nhập); xây dựng phong trào thi đua gắn với chất lượng chuyên môn với công tác đoàn thể; tổ chức thi đua nghiệp vụ hàng năm sau mỗi kỳ tập huấn; tổ chức viết báo cáo sáng kiến kinh nghiệm và báo cáo chuyên đề công tác hàng năm. Xây dựng các chương trình nghiệp vụ có gắn với đầu tư về kinh phí, cơ sở vật chất (nhất là hiện đại hoá công nghệ thông tin), tổ chức về con
người hợp lý. Sử dụng cán bộ trẻ và có năng lực trình độ cho những vị trí điều hành quản lý nghiệp vụ.
Để làm đuợc điều đó, cần thực hiện các biện pháp như sau:
- Thường xuyên mở các lớp đào tạo ngắn hạn, đào tạo chuyên ngành, tập huấn nghiệp vụ, bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới, gắn các nội dung đào tạo với yêu cầu về nguồn nhân lực trên thực tế của lĩnh vực công, trang bị cho cán bộ các kiến thức về pháp luật, kinh tế…Đặc biệt chú trọng đào tạo cán bộ tham gia trực tiếp quy trình, kiểm soát, thanh toán vốn đâu tư.
- Thực hiện chế độ thi đua khen thưởng nghiêm minh, tăng cường động viên, khuyến khích cán bộ tâm huyết với công việc và hoạt động có hiệu quả. Thực hiện thi tuyển công chức; thực hiện tốt cơ chế luân chuyển, điều động cán bộ trẻ.
- Xây dựng chế độ lương và chính sách thu thập hợp lý để thu hút cán bộ trẻ, có trình độ và năng lực cũng như lưu giữ cán bộ có tài, tránh tình trạng chảy máu chất xám.
- Tại từng đơn vị KBNN, thường xuyên tổ chức học tập, thảo luận các chế độ mới nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ, nâng cao trách nhiệm đạo đức, nghề nghiệp cho cán bộ công chức. Về nghiệp vụ tập trung đi sâu hướng dẫn phương pháp kiểm soát, nội dung kiểm soát và các vấn đề liên quan đến khía cạnh kinh tế đầu tư. Về trách nhiệm, tập trung quán triệt và kiên quyết chống các hiện tượng sách nhiễu, gây phiền hà đối với khách hàng giao dịch, nâng cao đạo đức nghề nghiệp của cán bộ KBNN nhằm mục đích kiểm soát chi chặt chẽ, đúng chính sách, chế độ phục vụ kịp thời nhu cầu chi tiêu của các đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước, giảm thất thoát, tiêu cực trong sử dụng ngân sách.
- Hàng quý KBNN tỉnh tổ chức giao ban toàn hệ thống, để cập nhật các văn bản mới, trao đổi về nghiệp vụ…nhằm khuyến khích tinh thần học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực nghiên cứu chế độ mới về kiểm soát chi đầu tư XDCB; phục vụ tốt mục tiêu quản lý và điều hành NSNN.
4.4.2.4 Phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN
Đầu tư XDCB là một lĩnh vực hết sức phức tạp, liên quan đến nhiều cơ quan quản lý nhà nước. Công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB chỉ là một khâu trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản. Để hoạt động kiểm soát chi đầu tư XDCB được thuận lợi, thông suốt, KBNN huyện Lục Ngạn cần tăng cường phối
hợp với các cơ quan quản lý nhà nước như ,UBND huyện Phòng Tài chính, Cụ thể :
- Phối hợp với Phòng tài chính trong khâu thẩm tra phân bổ kế hoạch vốn hàng năm đảm bảo các dự án được phân bổ kế hoạch có đầy đủ các thủ tục đầu tư theo quy định. Tham mưu giúp UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo về công tác chi đầu tư. Đây là giải pháp rất quan trọng giúp cho công tác kiểm soát chi đầu tư được thuận lợi, thông suốt, góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân và tiến độ triển khai các dự án đầu tư.
- Phối hợp chặt chẽ với Phòng Tài chính trong công tác nhập dự toán chi đầu tư XDCB vào hệ thống TABMIS. Thường xuyên đối chiếu, rà soát đảm bảo các dự án đầu tư được phân bổ kế hoạch vốn đều được Phòng Tài chính nhập dự toán kịp thời. Như vậy khi dự án có đủ thủ tục thanh toán, KBNN mới thanh toán kịp thời cho các chủ đầu tư.
- Phối hợp với Sở xây dựng trong công tác đào tạo, tập huấn nhằm trang bị cho các chủ đầu tư và cán bộ kiểm soát, thanh toán những kiến thức về công tác chi đầu tư XDCB. Tham gia các hội nghị tập huấn do UBND huyện tổ chức, phối hợp với các ngành phổ biến các văn bản chế độ, quy trình thủ tục về công tác kiểm soát chi đầu tư. Qua đó giúp cho các chủ đầu tư nắm bắt được các quy định về kiểm soát thanh toán, góp phần giảm bớt những sai sót về hồ sơ thủ tục, đẩy nhanh tiến độ chi đầu tư.
- Hàng quý 3 cơ quan (UBND huyện,KBNN, Phòng Tài chính) thực hiện họp giao ban, báo cáo 1 lần để phân tích những nguyên nhân chủ quan, khách quan tác động đến tình hình triển khai các dự án, ảnh hưởng đến tiến độ chi đầu tư; đặc biệt lưu ý tới các dự án lớn, các công trình trọng điểm, các dự án có tỷ lệ giải ngân thấp so với kế hoạch vốn đã được bố trí. Qua đó, đưa ra các giải pháp xử lý, tháo gỡ vướng mắc trong công tác giải ngân, kịp thời hoặc chủ động phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư, ban quản lý dự án để có những biện pháp đồng bộ, đảm bảo pháp lý về phê duyệt dự án, thiết kế dự toán, GPMB, lựa chọn nhà thầu theo đúng quy định trong quá trình thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh.
4.4.2.5 Thường xuyên bồi dưỡng cập nhật kiến thức và tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm trong công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB
- Đối với chủ đầu tư: Chủ đầu tư, BQLDA còn nhiều hạn chế, về năng lực quản lý, về trình độ chuyên mộn, khó đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý dự án đầu tư XDCB hiện hành.
Cụ thể: Cần có chế độ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức kịp thời và nâng cao hơn nữa cho từng chủ đầu tư, từng BQLDA trong thời gian tới. Thực tế trong thời gian qua cho thấy, việc cho chủ đầu tư quản lý dự án là cần thiết nhằm tăng cường trách nhiệm của chủ đầu tư và góp phần cải cách thủ tục hành chính nhưng nhiều chủ đầu tư lại “lực bất tòng tâm” nên việc giao quyền thiết nghĩ cần phải có bước đi thích hợp ở từng giai đoạn, từng địa bàn, từng dự án... bởi việc giao quyền nếu không phù hợp, trước mắt sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thi công, tiến độ giải ngân nhưng tác hại hơn là dễ tạo lỗ hổng lớn trong quản lý dự án, dẫn đến hiện tượng lãng phí và thất thoát trong đầu tư xây dựng.
- Định kỳ tiến hành tổng kết, đánh giá tình hình và hiệu quả đầu tư từ nguồn vốn NSNN để từ đó rút ra những ưu, nhược điểm trong cơ chế chính sách về đầu tư xây dựng, trong quản lý điều hành của các cơ quan Nhà nước và trong tổ chức triển khai thực hiện các công trình, dự án đầu tư XDCB của các chủ đầu tư để rút kinh nghiệm làm tốt hơn trong thời gian tiếp theo…
4.4.2.6 Áp dụng công nghệ tin học trong kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư XDCB
KBNN đã triển khai thành công một dự án lớn mang tầm vóc quốc gia về công nghệ thông tin là dự án TABMIS. Dự án này bao gồm rất nhiều quy trình trong đó phân công nhiệm vụ công việc rất rõ ràng, rành mạch. Trong đó, công tác nhập dự toán ngân sách xã do KBNN đảm nhận; cơ quan tài chính nhập dự toán các nguồn còn lại. KBNN thực hiện cấp phát trên số liệu dự toán đã được nhập vào hệ thống.
Chương trình TABMIS đi vào hoạt động trên phạm vi cả nước, làm thay đổi một số quy trình nghiệp vụ tại KBNN, trong đó có quy trình kiểm soát chi tại KBNN, việc kiểm soát chi đầu tư cho dự án sẽ gắn liền với cam kết chi trả của