Từng bảng câu hỏi nhận về sẽ được phân loại, ghi mã số. Kiểm tra về mức độ hồn tất, hợp lí và mức độ chính xác của số liệu. Tiến hành mã hĩa dữ liệu theo qui ước cho từng biến số và nhập dữ liệu bằng phần mềm epi data 3.1.
Số liệu sẽ được phân tích bằng phần mềm thống kê STATA 10.
Kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày dưới dạng bảng phân phối và biểu đồ minh họa.
Phân tích thống kê
Các kết quả về đặc điểm nhân khẩu xã hội, tần suất các triệu chứng được trình bày dưới dạng tỉ lệ.
Các triệu chứng rối loạn vận mạch và tâm lí được phân thành 2 mức độ khơng cĩ-nhẹ và trung bình-nặng. Các biến số này là các biến phụ thuộc cĩ phân loại nhị thức, lặp lại qua thời gian. Để đánh giá hiệu quả điều trị nội tiết, sử dụng kiểm định chi bình phương McNemar để kiểm định tỉ lệ nhĩm triệu chứng trung bình-nặng trong 2 nhĩm trước và sau điều trị.
Giả thuyết H0: Mức độ rối loạn mãn kinh trung bình nặng trước và sau điều trị nội tiết 6 tháng khơng khác nhau.
Các triệu chứng được đánh giá với điểm số từ 1 đến 5 là biến thứ tự khơng cĩ phân phối chuẩn nên dùng kiểm định Wilcoxon để so sánh sự khác nhau giữa 2 trung vị về mức độ khĩ chịu theo thời gian trên cùng một cá thể
Để tìm mối liên quan giữa một số yếu tố với hiệu quả điều trị, sử dụng phân tích đơn biến. Để loại trừ tác động của các yếu tố gây nhiễu, dùng phân tích hồi qui đa biến để xác định mối liên quan hiệu chỉnh.
Các thống kê trình bày với khoảng tin cậy 95%. Mức ý nghĩa được chấp nhận là p< 0,05
2.7. LỢI ÍCH MONG ĐỢI
Hiện nay ở nước ta, mãn kinh sau phẫu thuật chưa được nghiên cứu nhiều, trong khi đĩ, hậu quả của việc ngưng nội tiết đột ngột và sớm sẽ mang lại nhiều tác động tiêu cực đối với đối tượng này. Mong rằng với đề tài nghiên cứu này sẽ đĩng gĩp một phần trong việc tìm hiểu các rối loạn mãn kinh và hiệu quả của nội tiết mãn kinh trên phụ nữ mãn kinh do phẫu thuật để cĩ quyết định phù hợp với phụ nữ nước ta với các đặc điểm rất khác với các quốc gia, châu lục khác.