Thang điểm đánh giá rối loạn mãn kinh MRS

Một phần của tài liệu Hiệu quả của điều trị nội tiết đối với phụ nữ mãn kinh do phẫu thuật (Trang 25 - 27)

Thang điểm đánh giá mãn kinh lần đầu tiên được đưa ra vào những năm đầu của thập niên 1990 nhằm đánh giá độ nặng của các biểu hiện rối loạn mãn kinh (phụ lục 7). Thang điểm đánh giá mãn kinh cĩ giá trị để so sánh: (1) các rối loạn mãn kinh ở các nhĩm đối tượng khác nhau và (2) độ nặng của các rối loạn trên cùng một cá thể sau một thời gian, (3) đánh giá thay đổi rối loạn giữa trước và sau điều trị [45]. Thang điểm này cĩ thể dùng ở đối tượng mãn kinh tự nhiên hoặc mãn kinh do phẫu thuật[60].

Sự phát triển và chuẩn hĩa thang điểm được thực hiện lần đầu vào năm 1996 trên 500 phụ nữ người Đức tuổi từ 45-60. Các triệu chứng được phân tích để thiết lập thang điểm thơ của các rối loạn mãn kinh, sau đĩ dùng các phương pháp thống kê để xác định các phân đoạn của thang điểm. Cuối cùng cĩ 3 nhĩm triệu chứng được đánh giá là rối loạn vận mạch, tâm lí, rối loạn niệu dục. Các nghiên cứu cho thấy 3 nhĩm triệu chứng này cĩ độ tin cậy cao trong việc đánh giá mức độ nặng. Các triệu chứng trong 3 nhĩm bao gồm 11 triệu chứng. Các phụ nữ mãn kinh sẽ tự

đánh giá các rối loạn này và thang đo bao gồm 5 phân đoạn cho phép mơ tả độ nặng của mỗi triệu chứng bằng cách đánh dấu vào ơ tương ứng.

Các test chẩn đốn đã mơ tả thang điểm MRS cĩ độ tin cậy cao cĩ thể chấp nhận được như một test chẩn đốn để đánh giá mức độ của triệu chứng rối loạn mãn kinh nhằm đánh giá chất lượng cuộc sống ở phụ nữ mãn kinh. Phân tích hồi qui đa biến cho thấy các yếu tố nhân khẩu xã hội khơng gây ảnh hưởng trong việc đánh giá triệu chứng. Một số vấn đề về sức khỏe cho thấy cĩ sự ảnh hưởng ít đối với việc đánh giá thang đo MRS: bệnh tim mạch, cao huyết áp, bệnh dạ dày, ruột… Phương pháp điều trị cho thấy khơng gây nhiễu đối với việc đánh giá thang đo MRS.

Hình 1.3. Đường cong ROC biểu diễn độ nhạy và độ chuyên của thang đo MRS với các giá trị ngưỡng khác nhau để đánh giá hiệu quả điều trị đối với phụ nữ mãn kinh. “Nguồn: Schneider, 2000” [60]

Một phần của tài liệu Hiệu quả của điều trị nội tiết đối với phụ nữ mãn kinh do phẫu thuật (Trang 25 - 27)