Dịch vụ công trực tuyến ở một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công trực tuyến của quận long biên, thành phố hà nội (Trang 34 - 38)

Trong thế giới hiện đại, dấu hiệu nhận biết một chính phủ tốt là mức độ đảm bảo phúc lợi chung và phúc lợi công cộng cho người dân của mình. Nhằm

đảm bảo cung ứng dịch vụ công tốt hơn, nhóm nghiên cứu của Jairo Acuna- Alfaro nhấn mạnh đến vai trò của tổ chức giám sát thực hiện chính sách và việc đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng của các dịch vụ do cơ quan chính phủ cung ứng. Những đơn vị quản lý cung ứng dịch vụ công chịu trách nhiệm báo cáo giải trình, song phải có quyền đủ mạnh để đảm bảo thực hiện chính sách theo đúng yêu cầu; phải có năng lực phản biện, bổ sung, sửa đổi chính sách về cung ứng dịch vụ công khi cần và điều quan trọng là gây dựng văn hóa hướng tới sự ưu việt trong cung ứng dịch vụ công (Nguyễn Thị Hồng Hải, 2013).

Việc xác định loại hình tổ chức khu vực công đến nay chưa có sự thống nhất, mỗi quốc gia đều có những cách làm riêng; song tựu trung lại, đều có ba thành phần cơ bản đó là: 1) Dịch vụ hành chính công (cấp giấy phép, giấy chứng nhận, xác nhận....); 2) Dịch vụ công ích (chăm sóc sức khỏe, giáo dục đào tạo, văn hóa xã hội, thông tin truyền thông, thể thao, giải trí, nghiên cứu khoa học kỹ thuật và vệ sinh môi trường...); 3) Dịch vụ an ninh, trật tự xã hội (Nguyễn Thị Hồng Hải, 2013).

2.2.1.1. Ở Pháp

Năm 2014, theo bảng xếp hạng của Liên Hợp quốc, Pháp đứng thứ 4 về chính phủ điện tử trong đó xếp thứ nhất về dịch vụ công trực tuyến với chỉ số OSI đạt mức cao nhất là 1.0 (các nước được xếp các giá trị từ 0.0 tới 1.0). Đây được coi là thành công của Pháp trong việc phát triển chính phủ điện tử phục vụ người dân.

Pháp là nước đứng đầu trên thế giới về dịch vụ công trực tuyến là nhờ vào Trang thông tin điện tử chính thức của chính quyền Pháp. Vai trò của trang thông tin điện tử này là cung cấp người dùng các thông tin hữu ích và cho họ biết quyền lợi của mình, cách thức tiếp cận các dịch vụ của cơ quan nhà nước qua dịch vụ công. Trang thông tin điện tử này chính là đầu mối duy nhất để công dân liên hệ với các tổ chức của Chính phủ tại Trung ương và địa phương; lưu trữ các thông tin cá nhân, hồ sơ tài liệu riêng tư phục vụ cung cấp cho các cơ quan khác nhau trong quá trình thực hiện các dịch vụ công và có thể truy cập trực tiếp đến các dịch vụ công được cung cấp đơn giản và thuận tiện (Nguyễn Thị Hồng Hải, 2013).

Để đạt được sự đánh giá cao đối với cổng thông tin trực tuyến công này, cách thức tổ chức, lựa chọn dịch vụ công là rất quan trọng. Về tổng quan, các dịch vụ công trực tuyến mức độ cao được cung cấp không nhiều, tuy nhiên cấu

trúc của cổng giao tiếp và tổ chức hỗ trợ công dân, doanh nghiệp tương đối hợp lý đã làm cho cổng thông tin này được đánh giá cao. Ngoài ra, một số đặc điểm khác bao gồm:

Quan điểm xuyên suốt của trang dịch vụ công là thể hiện quyền công dân và sự phục vụ của chính quyền. Điều này thể hiện từ tên miền của trang “quyền của bạn - vosdroit”. Các thông tin được tổ chức sắp xếp theo mối quan tâm của công dân, những ngữ cảnh công dân gặp. Ví dụ: hướng dẫn cụ thể từ: công dân cần gì, bạn cần làm gì khi: tìm việc, khi cần một giấy tờ từ cơ quan nhà nước, tìm kiếm một chỗ ở (Nguyễn Thị Hồng Hải, 2013).

Công dân chỉ cần vào một địa chỉ duy nhất và có tất cả các thông tin cần và đầy đủ nhất đồng thời qua địa chỉ này có thể tương tác để đáp ứng nhu cầu của mình mà không cần quan tâm đến cơ quan nào giải quyết các thủ tục hành chính công của mình (Nguyễn Thị Hồng Hải, 2013).

Hỗ trợ tạo một tài khoản duy nhất cho công dân để làm đầu mối tương tác với chính quyền. Tài khoản này hỗ trợ quản lý các tài liệu, hồ sơ cá nhân, quản lý các mối giao tiếp giữa công dân và các cơ quan cụ thể. Đồng thời tài khoản này cũng làm cơ sở để tương tác theo hướng chủ động cung cấp thông tin từ chính quyền cho công dân vào tài khoản (Nguyễn Thị Hồng Hải, 2013).

2.2.1.2. Ở Hàn Quốc

Hàn Quốc là một trong những quốc gia phát triển nhất châu Á và có nhiều nét tương đồng về văn hóa đối với Việt Nam. Chính vì vậy, kinh nghiệm của Hàn Quốc trong việc triển khai dịch vụ công trực tuyến có rất nhiều giá trị đối với Việt Nam. Kinh nghiệm của Hàn Quốc khi triển khai dịch vụ công trong giai đoạn hiện nay có thể được gói gọn trong cụm từ “Chia sẻ thông tin”.

Tại Hàn Quốc, Bộ Nội vụ và Hành chính công (MOGAHA) là cơ quan chịu trách nhiệm về chia sẻ thông tin giữa các cơ quan hành chính từ trung ương đến địa phương. Cùng với đó, Chính phủ Hàn Quốc đã thành lập Trung tâm chia sẻ thông tin công cộng (PISC) để quản lý hiệu quả việc chia sẻ thông tin hành chính. Việc thực hiện chia sẻ thông tin được chia ra làm 3 giai đoạn và được tiếp cận theo từng giai đoạn, phương pháp này không chỉ cho phép có thời gian trong giai đoạn đầu để thu thập thông tin trực tiếp, cốt yếu và vượt qua được sự phản kháng mà còn đưa ra chiến lược hoạch định tốt và thực hiện thành công vào giai đoạn cuối (Nguyễn Thị Hồng Hải, 2013).

Bên cạnh đó, Chính phủ Hàn Quốc cũng thực hiện tích hợp các dịch vụ công trực tuyến. Khả năng hợp tác và chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan Chính phủ là chìa khóa để xây dựng nền tảng cho việc tích hợp các dịch vụ công. Chia sẻ thông tin thông qua việc sử dụng các công nghệ thông tin đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các dịch vụ tốt hơn và sự phát triển của chính sách cải tiến thông qua sự phối hợp tập trung liên ngành. Đối với Chính phủ, việc chia sẻ thông tin mang lại những lợi ích hiệu quả và tiết kiệm chi phí bằng cách giảm việc kiểm tra giấy tờ bằng tay, tạo điều kiện xây dựng dựa trên thực tiễn và loại bỏ sai sót. Việc dễ dàng chia sẻ thông tin giữa các tổ chức, cá nhân, Chính phủ sẽ kết nối hơn trong việc cung cấp các dịch vụ một cửa liền mạch hoặc các dịch vụ mới (Nguyễn Thị Hồng Hải, 2013).

Như vậy, nhìn từ Hàn Quốc, ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm quan trọng như sau: Hàn Quốc có được sự hỗ trợ từ cấp lãnh đạo Chính phủ: Ưu tiên của Chính phủ trong dài hạn; Nhiệm vụ hàng đầu; Hệ thống quản lý tập trung và dựa trên tính tuân thủ. Hướng tới khách hàng: Tập trung vào nhu cầu của khách hàng (do MOGAHA thực hiện); Phương pháp tiếp cận theo giai đoạn. Kế hoạch tổng thể và chia sẻ thông tin trong toàn Chính phủ: Cơ sở hành lang pháp lý rõ ràng. An ninh thông tin và các quyền lợi về pháp lý (Nguyễn Thị Hồng Hải, 2013).

2.2.1.3. Ở Singapore

Tại Singapore, khu vực công bao gồm các cơ quan chính quyền nhà nước, các tổ chức dịch vụ (hạ tầng cơ sở, chính sách, giáo dục đào tạo, luật pháp, trật tự và quốc phòng) và doanh nghiệp chính phủ. Giáo dục phổ thông và dịch vụ y tế cơ bản được nhà nước cung cấp. Tuy nhiên, nhiều định chế thương mại đã trở thành những công ty lớn, một số chiếm vị thế độc quyền. Với trách nhiệm trong quản lý và giám sát các công ty này, Chính phủ Singapore tránh đưa ra những mệnh lệnh về giá mà thay vào đó giảm gánh nặng tăng giá cho công chúng sử dụng dịch vụ thông qua hỗ trợ bằng tiền và chuyển trực tiếp cho những gia đình gặp khó khăn. Cách làm này tránh cho chính phủ can thiệp quá sâu vào giá cả thị trường và hiệu suất kinh tế. Mặt khác, tạo được sự cạnh tranh giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thông qua cấp nhiều gấy phép cùng cung cấp một loại dịch vụ nhằm giữ giá ở mức thấp (Nguyễn Thị Hồng Hải, 2013).

Ở những nước phát triển, công cuộc cải cách hành chính rộng lớn, đã xem xét lại vai trò của hầu như tất cả các cơ quan công quyền. Nhằm giúp chính phủ nâng cao khả năng cung cấp dịch vụ có chất lượng tốt; định hướng thị trường,

khách hàng và kết quả được coi là những nguyên lý then chốt dẫn dắt việc tái cấu trúc tổ chức và nâng tầm văn hóa của các cơ quan chính phủ. Cuộc cải cách diễn ra trong tất cả các tổ chức công từ trung ương đến địa phương; trong các doanh nghiệp nhà nước, đã được nhà nước và những tổ chức có sự tham gia của nhà nước tài trợ. Phát triển theo xu hướng này, việc hiện đại hóa hoạt động quản trị khu vực dịch vụ công đã ngày càng mở rộng (Nguyễn Thị Hồng Hải, 2013).

Trên vùng Bắc Mỹ, nhà nước Canada đã coi phân tích chi phí - hoạt động trong quản lý chi phí công là một phương pháp chính xác để hạch toán chi phí trong tính toán và lựa chọn các phương án cung cấp dịch vụ cho cộng đồng. Đây cũng là công cụ đo lường nhằm cải tiến việc ra quyết định quản trị của các tổ chức dịch vụ. Khi khu vực công đứng trước áp lực tăng hiệu quả, tăng khối lượng công việc mà không được tăng biên chế và làm phình to bộ máy, họ phải lựa chọn giải pháp hợp tác cùng các tổ chức tư nhân để cung cấp dịch vụ (Nguyễn Thị Hồng Hải, 2013).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công trực tuyến của quận long biên, thành phố hà nội (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)