Do đặc tính của ứng dụng công nghệ thông tin cần đầu tư đồng bộ và vận hành thường xuyên nên thành phố cần tập trung đáp ứng nhu cầu tài chính đã được tính toán trong kế hoạch để Hệ thống dịch vụ công trực tuyến tích hợp một cửa điện tử được hoàn thành đúng lộ trình đặt ra. Có như thế mới phát huy được tối đa hiệu quả của hệ thống, đồng thời khắc phục được sự lãng phí đã từng gặp phải trong việc triển khai Hệ thống một cửa điện tử vào năm 2011.
Báo cáo sơ kết mô hình thí điểm cũng cần chỉ ra được những dịch vụ công ưu tiên, có nhu cầu sử dụng cao và khả thi trong quy trình xử lý thủ tục hành chính để nâng cấp lên đạt mức độ 3, 4. Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao nên tập trung vào nhóm dịch vụ công ưu tiên này, các dịch vụ còn lại có thể chưa cần nâng cấp hoặc không cần nâng cấp lên mức độ 3, 4 tùy vào các điều kiện trong tương lai sau năm 2020.
Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị. Bất cứ hoạt động nào liên quan đến nhiều cơ quan, đơn vị cũng cần xác định rõ vai trò chủ trì, phối hợp thực hiện thì mới có thể thực hiện hiệu quả, thành công. Trong việc thực hiện hệ thống dịch vụ công trực tuyến tích hợp một cửa liên thông phải xác định rõ trách nhiệm chủ trì, phối hợp giữa Sở Nội vụ, Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị trực tiếp thực hiện các mô hình này trong từng giai đoạn triển khai. Cùng với đó cần xây dựng cơ chế kiểm tra định kỳ và đột xuất việc thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến và có quy định rõ ràng, cụ thể để xử lý các công chức, cơ quan, đơn vị không thực hiện hoặc thực hiện đối phó hoạt động cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về hệ thống dịch vụ công trực tuyến. Thu hút sự vào cuộc của các cơ quan truyền thông, báo, đài trong các hoạt động tuyên truyền này, kết hợp với các hình thức quảng bá, giới thiệu qua các kênh thông tin mới như mạng xã hội, internet hay video clip hoạt hình. Việc tuyên truyền mô hình dịch vụ công trực tuyến giúp người dân biết được thông tin, tham gia sử dụng và giám sát hoạt động của hệ thống, nhờ đó tăng cường hiệu quả triển khai mà còn tạo ra hiệu ứng lan tỏa, tạo động lực thúc
đẩy các địa phương nghiên cứu, học hỏi mô hình hay, sáng tạo của nhau để áp dụng trên địa bàn.
Tiếp tục phát huy kênh phản hồi các ý kiến của người dân hiện có trên cổng thông tin cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Trong tương lai phát triển thêm các kênh tiếp nhận thông tin của người dân, doanh nghiệp và coi đây là nguồn thông tin quan trọng nhất để nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến, đáp ứng các nhu cầu của người dân.
Liên tục đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Áp dụng đa dạng các hình thức đào tạo, bồi dưỡng, trong đó tập trung vào ba hình thức chính là bồi dưỡng tập trung, phát hành video hướng dẫn trực tuyến và cầm tay chỉ việc. Đảm bảo công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cũng như công chức chuyên môn giải quyết các thủ tục hành chính trên hệ thống đều được tiếp xúc với cả ba hình thức bồi dưỡng, tập huấn này ít nhất mỗi hình thức một lần.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Trung ương (2007). Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 01/08/2007 về đẩy mạnh cải cách hành chính nâng cao hiệu lực quản lý của bộ máy nhà nước, Hà Nội.
2. Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ (2016). Báo cáo sơ kết công tác cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2015 và phương hướng, nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016-2020, Hà Nội.
3. Bộ Chính trị (2014). Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 về đẩy mạnh ứng dụng phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế, Hà Nội.
4. Bộ Thông tin và Truyền thông (2015). Thông tư số 26/2015/TT-BTTTT ngày 31/7/2015 quy định về việc cung cấp thông tin và đảm bảo khả năng truy cập thuận tiện đối với trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước, Hà Nội.
5. Bộ Thông tin và truyền thông (2016). Báo cáo chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông Việt Nam năm 2015, Hà Nội.
6. Chính phủ (2010). Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 về kiểm soát thủ tục hành chính, Hà Nội.
7. Chính phủ (2011a). Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước, Hà Nội.
8. Chính phủ (2011b). Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 về ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020, Hà Nội. 9. Chính phủ (2015). Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 về Chính phủ điện tử,
Hà Nội.
10. Chu Văn Thành (2014). Quản lý chất lượng dịch vụ hành chính công trực tuyến. Nhà xuất bản Bách khoa Hà Nội, Hà Nội.
11. Lê Thị Mai (2015). Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dịch vụ công trực tuyến. NXB Hành chính Quốc gia, Hà Nội.
12. Nguyễn Đình Phan (2014). Nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu hội nhập”. Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.
13. Nguyễn Quốc Sửu (2014). dịch vụ hành chính công trực tuyến ở Việt Nam. Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
14. Nguyễn Thị Hồng Hải (2013). Dịch vụ hành chính công trong khu vực công và vận dụng vào thực tiễn Việt Nam. Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.
15. Quốc hội (2006). Luật số 67/2006/QH11 ngày 29/6/2006 Luật Công nghệ thông tin, Hà Nội.
16. Quốc hội (2015). Luật số 76/2015/QH13 ngày 19/6/2015 Luật tổ chức Chính phủ, Hà Nội.
17. UBND quận Long Biên (2015). Báo cáo sơ kết công tác thực hiện dịch vụ hành chính công trực tuyến quận Long Biên giai đoạn 2011 - 2015 và đề xuất phương hướng, nhiệm vụ cthực hiện dịch vụ hành chính công trực tuyến quận Long Biên giai đoan 2016-2020, Hà Nội
18. UBND quận Long Biên (2015). Tình hình thực hiện dịch vụ hành chính công trực tuyến quận Long Biên năm 2015, Hà Nội.
19. UBND quận Long Biên (2016). Báo cáo sơ kết công tác cải cách hành chính nhà nước giai đoạn I (2011-2015) và đề xuất phương hướng, nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước giai đoạn II (2016-2020) của thành phố Hà Nội.
20. UBND quận Long Biên (2016). Tình hình thực hiện dịch vụ hành chính công trực tuyến quận Long Biên năm 2016, Hà Nội.
21. UBND quận Long Biên (2017). Tình hình thực hiện dịch vụ hành chính công trực tuyến quận Long Biên năm 2017, Hà Nội.
22. UBND quận Long Biên (2018). Định hướng phát triển dịch vụ hành chính công trực tuyến quận Long Biên giai đoạn 2018 - 2020, Hà Nội.
PHỤ LỤC 02
PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN (Dành cho CBCC quân Long biên) I. Thông tin chung
1. Họ và tên:...Tuổi:... 2. Chức vụ: ... 3. Đơn vị công tác: ... 4. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ?
1□ Trên đại học
2□ Đại học
3□ Cao đẳng
4□ Trung cấp
5□ Chưa qua đào tạo
5. Số năm công tác………...………
II. Đánh giá của CBCC về chất lượng dịch vụ hành chính công trực tuyến quận Long biên
1. Xin Ông/bà cho biết đánh giá của mình trước điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hiện dịch vụ hành chính công trực tuyến quận Long Biên?
1□ Tốt
2□ Trung bình
3□ Kém
2. Ý kiến đánh giá của CBCC về văn bản triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến quận Long Biên?
1□ Rất phù hợp
2□ Phù hợp
3□ Bình thường
4□ Chưa phù hợp
3. Ông/bà có đánh giá như thế nào về những thuận lợi và khó khăn mà mình đã gặp phải trong quá trình thực hiện dịch vụ hành chính công trực tuyến trên địa bàn quận Long Biên?
Khó khăn………
4. Theo Ông/bà, để hoàn thiện các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công trực tuyến trên địa bàn quận Long Biên thì cần phải làm tốt những vấn đề gì? ... ... ...
5. Ông/bà có đề xuất gì cho công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC trong thời gian tới để nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công trực tuyến trên địa bàn quận Long Biên: ... ... ...
Xin chân thành cám ơn sự hợp tác của Ông (Bà)!
NGƯỜI PHỎNG VẤN
PHỤ LỤC 03
PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN (Dành cho hộ dân quận Long Biên) I. Thông tin chung
1. Họ và tên:...Tuổi:... 2. Địa chỉ: ... 3. Giới tính? 1□ Nam 2□ Nữ 4. Độ tuổi? 1□ <25 2□ Từ 25 - 35 3□ Từ 36 - 45 4□ Trên 45 5. Về trình độ chuyên môn? 1□ Trung cấp 2□ Cao đẳng
3□ Đại học, trên đại học
4□ Khác
II. Đánh giá của hộ dân về chất lượng dịch vụ hành chính công trực tuyến quận Long Biên
1. Đánh giá của người dân về sự tin cậy khi thực hiện DVHCC trực tuyến quận Long Biên?
1□ Người dân không phải đi lại nhiều lần để làm hồ sơ
2□ Người dân không phải chờ đợi lâu để được giải quyết hồ sơ
3□ Đảm bảo khả năng truy cập 24/7
4□ Trả kết quả đúng hẹn
(*) Mỗi hộ dân có thể chọn nhiều phương án trả lời
2. Đánh giá của người dân về dễ thực hiện DVHCC trực tuyến quận Long Biên?
2□ Dễ tìm kiếm chức năng
3□ Địa chỉ website ngắn gọn, dễ nhớ
4□ Website có khả năng nhận ra người dùng và hiển thị những trang mà người dùng đó thường xuyên truy cập
(*) Mỗi hộ dân có thể chọn nhiều phương án trả lời
3. Đánh giá của người dân về tính bảo mật, an toàn khi thực hiện DVHCC trực tuyến quận Long Biên?
1□ Không để lộ thông tin cá nhân người sử dụng
2□ Đảm bảo việc lưu trữ dữ liệu cá nhân được an toàn
3□ Cung cấp các xác nhận về sự đồng thuận của người sử dụng
4□ Giao dịch chính xác
(*) Mỗi hộ dân có thể chọn nhiều phương án trả lời
4. Đánh giá của người dân về các công cụ hỗ trợ khi thực hiện DVHCC trực tuyến quận Long Biên?
1□ Có hướng dẫn sử dụng thân thiện với người dùng
2□ Có trang trợ giúp
3□ Có khả năng theo dõi, truy vấn tình trạng hồ sơ
4□ Có thông tin liên lạc cho người sử dụng khi cần tư vấn, giải đáp thắc mắc thông qua điện thoại, email, địa chỉ
(*) Mỗi hộ dân có thể chọn nhiều phương án trả lời
5. Đánh giá của người dân về nội dung, hình thức website DVHCC trực tuyến quận Long Biên?
1□ Cung cấp đầy đủ thông tin dữ liệu cho người sử dụng
2□ Dữ liệu chính xác, thích hợp và súc tích
3□ Thông tin, các đường link được cập nhật
4□ Màu sắc; Hình ảnh phù hợp, rõ ràng, sắc nét
5□ Kích thước của trang web được thiết kế với tỷ lệ cân đối, phù hợp với kích thước khi truy cập trên các thiết bị khác nhau
(*) Mỗi hộ dân có thể chọn nhiều phương án trả lời
6. Ý kiến đánh giá của hộ dân về văn bản triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến quận Long Biên?
1□ Rất phù hợp
2□ Phù hợp
3□ Bình thường
4□ Chưa phù hợp
7. Đánh giá của người dân về cán bộ tiếp nhận dịch vụ hành chính công trực tuyến quận Long Biên? 7.1. Trình độ năng lực của CBCC 1□ Rất tốt 2□ Tốt 3□ Trung bình 4□ Kém
7.2. Bố trí cán bộ phù hợp với chuyên môn
1□ Rất đầy đủ, nhiệt tình
2□ Đầy đủ và nhiệt tình
3□ Bình thường
4□ Chưa đầy đủ, nhiệt tình 7.3. Khả năng đáp ứng yêu cầu công tác
1□ Rất tốt
2□ Tốt
3□ Trung bình
4□ Kém
8. Hiểu biết của hộ dân về quy trình thực hiện dịch vụ hành chính công trực tuyến trên địa bàn quận Long Biên?
1□ Biết rõ
2□ Có biết nhưng chưa rõ
3□ Biết sơ qua
9. Ông/bà có đánh giá như thế nào về những thuận lợi và khó khăn mà mình đã gặp phải trong quá trình thực hiện dịch vụ hành chính công trực tuyến trên địa bàn quận Long Biên?
10. Theo Ông/bà, để hoàn thiện các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công trực tuyến trên địa bàn quận Long Biên thì cần phải làm tốt những vấn đề gì? ... ... ...
Xin chân thành cám ơn sự hợp tác của Ông (Bà)!
NGƯỜI PHỎNG VẤN