Để khảo sát về tình hình KCB của bệnh nhân là nông dân đi KCB tại huyện và các cơ sở y tế các xã thị trấn chúng tôi đã tổng hợp số liệu điều tra quá trình KCB ở Bệnh viện và 24 trạm y tế các xã thị trấn trên địa bàn huyện với số lượt KCB được thể hiện qua bảng 4.4.
Bảng 4.4. Tình hình KCB cho bệnh nhân BHYT toàn huyện Tân Yên
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Tổng số lượt khám bệnh lượt 184.133 200.614 216.146 Đối tượng không có thẻ lượt 15.156 14.766 12.939 Đối tượng có thẻ BHYT lượt 168.977 185.848 203.207 Trong đó - Thẻ hộ gia đình lượt 26.657 37.651 52.440 - Thẻ hộ nghèo lượt 7.568 10.576 11.383 - Thẻ hộ cận nghèo lượt 5.532 7.902 9.450 - Thẻ Khác Lượt 129.220 129.709 129.934 Nguồn: BVĐK Tân Yên (2018)
Qua số liệu điều tra cho thấy số lượt đi khám chữa bệnh lớn hơn nhiều so với số người tham gia BHYT, bình quân những người tham gia BHYT đều đi KCB từ 1 đến 2 lần trong 1 năm. Qua đó ta thấy tình hình đi KCB của người dân qua các năm có sự biến động tăng giảm mặc dù số người tham gia BHYT tăng liên tục qua các năm, số lượt đi KCB cho đối tượng có thẻ BHYT lớn nhất là năm 2017 với 203.207 lượt. Tăng so với năm 2016 là 17.359 lượt, năm 2016 tăng so với năm 2015 là 16.871 lượt
Từ số liệu được thể hiện qua bảng 4.4, ta thấy số người tham gia BHYT có sự thay đổi giữa các năm, nhìn chung số lượng người đi khám chữa bệnh BHYT liên tục tăng qua 3 năm, thể hiện người dân ngày càng quan tâm đến vấn đề sức khỏe. Do tình hình kinh tế của huyện ngày càng phát triển, các nhà máy xí nghiệp ngày càng được mở ra nhiều đã thu hút rất đông lao động vào làm việc, hơn nữa thu nhập của người dân ngày càng tăng, đây là nguyên nhân mà số người tham gia BHYT cũng như số lượt KCB liên tục tăng qua 3 năm. Trước tình trạng gia tăng đột biến số lượng bệnh nhân đi KCB BHYT, BHXH tỉnh đã phối hợp với Sở Y tế tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức hội nghị giao kế hoạch chi KCB BHYT cho tất cả các cơ sở KCB trên địa bàn có ký hợp đồng KCB. Trong đó, tập trung bàn các giải pháp nhằm tạo thuận lợi cho người bệnh khi đi KCB; đánh giá các nguyên nhân dẫn đến bội chi quỹ KCB BHYT tại các cơ sở
KCB trên địa bàn cũng như các biện pháp nhằm kiểm soát chi phí KCB BHYT, đảm bảo an toàn quỹ KCB BHYT của tỉnh. Theo đó, BHXH tỉnh đã tiến hành đồng bộ các giải pháp từ khâu thẩm định đến việc thanh kiểm tra chi phí KCB được chú trọng đúng mức. Trong năm 2018 BHXH tỉnh đề ra mục tiêu: Kiểm soát được chuyển tuyến (chi phí đa tuyến ngoại tỉnh chiếm 52% quỹ KCB của tỉnh) và ngày giường điều trị nội trú. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong thẩm định chi phí KCB BHYT. BHXH tỉnh đã thống nhất với Sở Y tế yêu cầu các cơ sở KCB BHYT chuyển tuyến thực hiện đúng các quy định tại Thông tư số 14. Đối với các trường hợp được chuyển tuyến trên trong tình trạng người bệnh phù hợp với dịch vụ kỹ thuật của đơn vị đã được Sở Y tế phê duyệt thì phần chi phí đa tuyến đi của những bệnh nhân trên được coi là nguyên nhân chủ quan trong phần kinh phí vượt quỹ KCB của đơn vị. Tăng cường công tác kiểm tra người bệnh nằm điều trị nội trú, kiên quyết từ chối chi phí KCB của người bệnh điều trị nội trú nhưng không nằm viện...
Đảm bảo quyền lợi cho người có thẻ BHYT, tháng 2-2018, BHXH tỉnh đã ban hành Công văn số 1575/BHXH-GĐBHYT yêu cầu các cơ sở KCB thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 52 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy dữ liệu lên cổng thông tin giám định BHYT ngay sau khi bệnh nhân ra viện. Kiên quyết từ chối chi phí KCB trùng lặp đối với cơ sở KCB không khai thác chức năng thông tuyến. Tiếp tục đẩy mạnh việc kiểm soát chuyển tuyến của các cơ sở KCB, đặc biệt là các cơ sở KCB tuyến tỉnh. Ký kết quy chế phối hợp với Công an tỉnh để xử lý các trường hợp lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT.
Để đáp ứng được nhu cầu KCB ngày một ra tăng và nâng cao chất lượng KCB Sở Y tế đã triển khai ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý KCB và thanh toán BHYT. Đến nay, tất cả các cơ sở KCB BHYT trong huyện đã hoàn thành triển khai phần mềm kết nối liên thông dữ liệu KCB thanh toán BHYT và đã cập nhật thành công dữ liệu KCB thanh toán BHYT lên cổng tiếp nhận của BHXH Việt Nam. Việc ứng dụng CNTT đã giúp các cơ sở KCB khai thác thông tin, tra cứu thẻ BHYT, lịch sử KCB BHYT của từng bệnh nhân, không mất thời gian, công sức trong quản lý hồ sơ và quản lý KCB thông tuyến trên phạm vi toàn tỉnh. Các thủ tục hành chính, thời gian chờ đợi và thanh toán BHYT được rút ngắn; đồng thời kết nối liên thông hệ thống thông tin y tế giữa các cơ sở y tế và cơ quan BHXH, thực hiện kết nối, liên thông, cung cấp thông
tin đầy đủ, chính xác phục vụ giám định, thanh toán chi phí KCB BHYT trên hệ thống mạng điện tử toàn quốc, góp phần nâng cao chất lượng KCB, tạo thuận lợi cho người tham gia BHYT.