Kinh nghiệm phát triển BHYT ở một số địa phương ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bảo hiểm y tế cho nông dân trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 40 - 42)

2.2.2.1. Chủ chương chính sách của Đảng và Nhà nước về BHYT và BHYT cho nông dân

Sau thời điểm Luật BHYT có hiệu lực 01/7/2009, đến hết năm 2011, Chính phủ, liên bộ Y tế - Tài chính, Bộ Y tế và các Bộ đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện bao gồm: 2 Nghị định, 2 Thông tư liên tịch và 3 Thông tư hướng dẫn tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế và nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn khác.

Để tăng cường sự lãnh đạo và chỉ đạo của các cấp uỷ đảng và chính quyền đối với việc phát triển bảo hiểm y tế, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và công bằng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân, ngày 7/9/2009 Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 38 - CT/TW về đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới. Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 1/7 hàng năm là Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam.

Theo Luật Bảo hiểm y tế quy định thì BHYT được mở rộng lên 25 nhóm đối tượng bắt bộc tham gia. BHYT cho nông dân được thực hiện dưới nhiều hình thức: theo hộ gia đình, thân nhân người lao động tự đóng 100%;Hộ cận nghèo (được hỗ trợ 50% mức phí) và và hộ nghèo được hỗ trợ 100% mức phí. Số người tham gia BHYT ngày càng tăng nhanh, nếu năm 2005 với 23,7 triệu người tham gia BHYT và chiếm 28% dân số cả nước có BHYT và năm 2011 là 55,9 triệu người tham gia chiếm 63,7% dân số có BHYT. Tuy nhiên trong khoảng 37% dân số chưa tham gia BHYT, bao gồm đối tượng có trách nhiệm tham gia BHYT, đối tượng được NSNN hỗ trợ một phần mức đóng và đối tượng phải tự đóng toàn bộ mức đóng. Khoảng gần 74,7% người cận nghèo, 48,6% người lao động trong các

doanh nghiệp và 74% nông dân, người lao động phi chính thức và các đối tượng khác chưa tham gia BHYT.(Luật BHYT năm 2008)

Do vậy để đảm bảo mục tiêu phủ sóng bảo hiểm y tế toàn dân thì mục tiêu tập chung vào chính sách phát triển BHYT cho nông dân được tập chung mạnh mẽ để đạt được mục tiêu này.

2.2.2.2 Kinh nghiệm phát triển BHYT cho nông dân ở một số tỉnh

a) Kinh nghiệm về phát triển BHYT cho nông dân ở tỉnh Bình Thuận

Qua hơn một năm triển khai thực hiện BHYT cho nông dân nhân dân ở Bình Thuận, bước đầu đã thu được kết quả đáng mừng, vượt kế hoạch do BHXH Việt Nam giao với mức cao và có chiều hướng phát triển thuận lợi. Đây là cơ sở vững chắc để Bình Thuận tiến tới BHYT toàn dân vào năm 2018.

Huy động sức mạnh của hệ thống chính trị

Thực hiện hướng dẫn của BHXH Việt Nam triển khai thực hiện thí điểm BHYT cho nông dân nhân dân trong năm 2018, BHXH tỉnh đã chủ động phối hợp với các Ban, Ngành có liên quan, các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể, kịp thời tham mưu cho Tỉnh ủy và UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 44/CT-TU, ngày 14/4/2004 của Tỉnh ủy và văn bản số 1544/UBBT-VX của UBND tỉnh, ngày 23/4/2004 về việc tăng cường triển khai thực hiện chính sách BHYT cho nhân dân. Phối hợp với Hội nông dân, Hội phụ nữ tỉnh xây dựng chương trình liên tịch thực hiện. Yêu cầu phải tuyên truyền phổ biến các chủ trương, chính sách về BHYT cho nông dân thật cụ thể, rõ ràng đến từng hộ gia đình, để từng người dân biết và thật sự hiểu, đồng thời thấy được lợi ích thiết thực của BHYT và hiệu quả của nó trong khám và điều trị bệnh để từ đó tự nguyện đăng ký tham gia.

b) Một số kết quả bước đầu đáng khích lệ

Năm 2004, sau hơn 6 tháng triển khai thực hiện thí điểm công tác BHYT cho nông dân nhân dân ở 11 xã, phường trong tỉnh đã có 9.539 người tham gia, với số tiền thu 578.456.500 đồng, vượt kế hoạch do BHXH Việt Nam giao xấp xỉ 5 lần. Ngay từ đầu năm 2005, BHXH tỉnh đã chỉ đạo cho BHXH các huyện, thành phố mở rộng đối tượng tham gia BHYT cho nông dân nhân dân, huyện nào có điều kiện thì triển khai rộng trên phạm vi toàn huyện. Tiếp tục duy trì vận động đối tượng là thành viên hộ gia đình ở các xã đã triển khai năm trước, đẩy mạnh và tập trung vào khai thác đối tượng ở các hội và các tổ chức đoàn thể;

BHXH huyện phối hợp cùng các hội, đoàn thể trong huyện đã tổ chức nhiều cuộc họp trực tiếp với các hội viên tại cơ sở qua đó phổ biến chủ trương, chính sách BHYT, giải đáp thắc mắc cho các đối tượng... Sau hơn một năm tổ chức thực hiện BHYT cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Thuận là chủ trương đúng đắn và là cơ sở để mở rộng triển khai BHYT cho nông dân cho các đối tượng khác, từng bước tiến tới BHYT toàn dân vào năm 2010 như tinh thần Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã đề ra.

c) Kinh nghiệm về phát triển BHYT cho nông dân ở tỉnh Thái Nguyên

BHXH tỉnh Thái Nguyên chủ động phối hợp với Sở Giáo dục - Đào tạo, Liên hiệp Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh, cùng các ngành liên quan họp bàn và ký kết văn bản hướng dẫn liên ngành về việc thực hiện BHYT cho các đối tượng thuộc cơ quan của mình quản lý. Các phòng giáo dục, các tổ chức đoàn thể ở cấp huyện (thành phố, thị xã) có trách nhiệm cùng với các đơn vị BHXH đồng cấp hướng dẫn các tổ chức đoàn thể ở xã, phường thực hiện BHYT cho nông dân cho các hội viên của mình. Đại lý thu BHYT cho nông dân của các nhóm đối tượng này là các trường học, các tổ chức đoàn thể ở cấp xã, phường. Các đại lý thu có nhiệm vụ phối hợp cùng cơ quan BHXH tuyên truyền, hướng dẫn hội viên của mình tham gia BHYT cho nông dân, cụ thể là: giải đáp cho hội viên về quyền lợi và trách nhiệm của việc tham gia BHYT; lập danh sách người tham gia BHYT cho nông dân theo mẫu quy định của BHXH Việt Nam. Qua đó đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể ở địa phương cùng tham gia chỉ đạo, phối hợp thực hiện trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình về công tác BHYT cho nông dân tại địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bảo hiểm y tế cho nông dân trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)