Đánh giá công tác ban hành văn bản phát triển BHYT ở Tân Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bảo hiểm y tế cho nông dân trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 63 - 66)

Công tác ban hành văn bản có vị trí rất quan trọng, đưa chính sách BHYT đến các cấp, các ngành và mọi thành viên trong xã hội không chỉ nhằm nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về mục đích, ý nghĩa chủ trương đường lối của Đảng và chế độ, chính sách của Nhà nước. Từ đó đem lại niềm tin và sự quan tâm hơn của mọi người dân. Đồng thời, nó có tác dụng chi phối, can thiệp, ảnh hưởng đến kết quả tổ chức thực hiện chính sách BHYT. Mục đích của công tác ban hành văn bản là sự chỉ đạo thông suốt từ trên xuống dưới giúp cho mọi tổ chức và nông dân nói riêng hiểu biết sâu sắc, đầy đủ về chính sách BHYT và kết quả cuối cùng là số lượng nông dân tham gia BHYT ngày một đông hơn, mang lại lợi ích thiết thực cho người nông dân

Công tác ban hành văn bản, là diễn đàn ngôn luận công khai và thông tin kiểm chứng chính thức, mang định hướng xây dựng dư luận xã hội, đồng thời lại rất phù hợp với đông đảo quần chúng nhân dân. Hàng năm BHXH huyện Tân Yên đã tiếp nhân và triển khai hàng nghìn văn bản liên quan đến BHYT do các cơ quan cấp trên và BHXH ban hành nhằm giúp cho việc triển khai thực hiện việc mua thẻ BHYT và công tác KCB đáp ứng được yêu cầu thực tế hiện nay.

Để khảo sát vấn đề ban hành văn bản và thực hiện triển khai văn bản qua số liệu điều tra số lượng ban hành và triển khai văn bản ở BHXH huyện Tân Yên qua các năm.

Bảng 4.6. Số lượng văn bản đã triển khai của BHXH huyện Tân Yên

Ngày, tháng, năm ban hành

Số văn

bản Loại văn bản Cơ quan ban hành Nội dung văn bản

29/5/2015 Số: 3638 Công văn BYT V/v đơn giản thủ tục tham gia BHYT theo hộ gia

8/6/2015 Số: 2085 Công văn BHXH V/v đơn giản thủ tục tham gia BHYT theo hộ gia đình

1/12/2015 Số: 37 Thông tư

TTLT- BYT-BTC

Quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc

10/6/2016 Số: 1018 TTG Chính phủ

V/v tăng cường phát triển, mở rộng đối tượng tham gia BHYT và tin học hóa công tác giám định, thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT

29/11/201 7

Số: 125 Nghị quyết Chính phủ

V/v Đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý của bảo hiểm xã hội việt nam

25/7/2017 Số: 1288 Quyết định BHXH Ban hành quy chế quản lý đầu tư các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

24/10/201 7

Số 1.135 Biên bản BYT Giải quyết một số vướng mắc trong quá trình KCB BHYT

20/6/2018 Số1033 Công văn Sở Y tế Về việc thực hiện đẩy dữ liệu lên cổng tích hợp dữ liệu BYT

5/4/2015 Số 510 Công văn Sở Y tế V/v Tăng cường ứng dụng CNTT tại cơ sở KCB

29/8/2016 Số438 Công văn Bệnh viện ĐK

Về việc tăng cường các biện pháp bảo tồn quỹ khám, chữa bệnh (KCB) BHYT

24/2/2017 Số101 Kế hoạch Bệnh viện Tổ chức truyền thông về BHYT trong bệnh viện

Qua số liệu điều tra ta thấy số lượng văn bản được phát hành từ Bộ Y tế và BHXH Việt Nam áp dụng cho từng thời kỳ là rất lớn trên đây là một số lượng nhỏ văn bản đã được gửi đến BHXH huyện và các cơ sở KCB trên địa bàn để thực hiện nó có vị trí rất quan trọng, đưa chính sách BHYT đến các cấp, các ngành và mọi thành viên trong xã hội không chỉ nhằm nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về mục đích, ý nghĩa chủ trương đường lối của Đảng và chế độ, chính sách của Nhà nước. Từ đó đem lại niềm tin và sự quan tâm hơn của mọi người dân. Đồng thời, nó có tác dụng chi phối, can thiệp, ảnh hưởng đến kết quả tổ chức thực hiện chính sách BHYT. Mục đích là giúp cho quần chúng nhân dân nói chung và nông dân nói riêng hiểu biết sâu sắc, đầy đủ về chính sách BHYT và kết quả cuối cùng là số lượng nông dân tham gia BHYT ngày một đông hơn.

Đánh giá chung thì hiện nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về y tế đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh, tuy nhiên trong bối cảnh y tế thường xuyên chịu nhiều tác động của kinh tế - xã hội; Để đáp ứng tốt yêu cầu quản lý của Ngành, cũng như bắt kịp các thành tựu về kinh tế - xã hội, pháp luật về y tế cần phải được thể chế hóa quy phạm pháp luật, xây dựng mới các văn bản để đáp ứng yêu cầu tiến bộ khoa học công nghệ trong y học, góp phần xây dựng nền y tế Việt Nam công bằng, hiệu quả và phát triển. Bộ Y tế đề xuất, chương trình xây dựng Luật năm 2016 – 2018 liên quan đến lĩnh vực Y tế dự kiến bao gồm: Luật phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia; Luật về máu và tế bào gốc; Luật Dân số; Luật chuyển đổi giới tính.

Công tác ban hành văn bản và thực hiện văn bản mà bộ Y tế đưa ra đối với KCB BHYT còn chưa sát với thực tế cụ thể là thông tư 37 ngày 1/12/2015 “Quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc” nhưng khi đưa vào thực hiện thì phải điều chỉnh rất nhiều, gây khó khăn cho đơn vị thực hiện trong việc khám chữa bệnh tại các Bệnh viện từ trung ương đến địa phương vì thiếu rất nhiều danh mục mà bộ y tế phải bổ sung và cấp mã tương đương đến 05 lần vẫn chưa ổn định.

Việc ban hành văn bản giữa BHXH và Bộ Y tế chưa thống nhất trong việc giám định chi phí thuốc cũng như chi trả dịch vụ kỹ thuật mà đơn vị KCB đã thực hiện dẫn đến cơ sở KCB bị xuất toán rất nhiều chi phí vô lý khi áp dụng văn bản của bộ Y tế nhưng cơ quan BHXH không đồng ý thanh toán như chi phí

công khám bệnh, găng tay, chi phí chụp X quang, siêu âm…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bảo hiểm y tế cho nông dân trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)