HTX nông nghiệp thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp: HTX nông
nghiệp làm được những việc mà từng người, từng hộ không làm được hoặc làm
không có hiệu quả. HTX nông nghiệp thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ trang trại liên kết, hợp tác, thành lập HTX. HTX nông nghiệp góp phần nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm được nhiều khoản chi
phí trong đầu tư cho sản xuất, kinh doanh; huy động được nhiều vốn, nhiều nhân
lực, chế ngựđược thiên tai, đáp ứng kịp thời yêu cầu sản xuất, kinh doanh; cung cấp sản phẩm cho xã hội, góp phần tăng trưởng kinh tế, góp phần vào ngân sách
nhà nước. HTX nông nghiệp khai thác đựơc tiềm năng trong dân cư để mở mang
ngành nghề, phát triển sản xuất, tăng nguồn hàng xuất khẩu, đóng góp vào sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, 2007).
HTX nông nghiệp hỗ trợ người nghèo, giúp đỡ họ cùng phát triển: Bởi lẽ
HTX nông nghiệp không chỉ gắn bó các thành viên về kinh tếmà còn được hình thành và phát triển trên cơ sở tình làng nghĩa xóm, góp phần thực hiện các chính sách xã hội trên địa bàn như cung ứng các mặt hàng chính sách cho vùng thiên tai bão lụt, tham gia xoá đói, giảm nghèo; phòng chống các tệ nạn xã hội. HTX nông nghiệp còn tạo điều kiện cho những người lao động, những người sản xuất nhỏ phát triển marketing, nhờ đó những khả năng mở rộng được thị trường trong
và ngoài nước đảm bảo sự cân bằng và chẳng những có thể trụ vững trong thị trường cạnh tranh, mà còn không ngừng phát triển, không bị phá sản trở thành gánh nặng lao động thất nghiệp cho xã hội (Bùi Quang Vinh, 2014).
HTX nông nghiệp là mô hình tổ chức sản xuất có tính xã hội chủ nghĩa: Trước hết, đó là các đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ, vệ tinh của các doanh
nghiệp nhà nước; là đơn vị liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế khác và có thểlà đơn vị xuất nhập khẩu. Tính xã hội của hợp tác xã nông nghiệp được thể hiện ở chỗ là một tổ chức kinh tế của những người lao động, tập hợp được
đông đảo mọi người tham gia nhằm giúp đỡ lẫn nhau, tăng thêm sức mạnh trong
sản xuất kinh doanh, dịch vụ góp phần tạo công ăn việc làm và thu nhập chính
đáng và ở việc HTX hỗ trợ người nghèo. Trong mọi hoạt động của mình, HTX
còn có nghĩa vụ giáo dục tinh thần hợp tác cho thành viên, khuyến khích sự hợp
tác không chỉ trong nội bộ thành viên của HTX mà còn giữa các HTX. Ngoài
chăm lo về mặt kinh tế, HTX còn chăm lo cả về mặt tinh thần cho thành viên
thông qua các hoạt động chung của HTX (Phạm Minh Chính, 2014).
HTX nông nghiệp đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật, quản lý, công nghệ mới vào sản xuất: ở những nước nông nghiệp như nước ta thì HTX nông nghiệp là hình thức kinh tế tập thể nông dân vì vậy hoạt động của HTX nông nghiệp có tác động to lớn, tích cực đến hoạt động sản xuất của hộ nông dân. Nhờ có hoạt động của HTX các yếu tố đầu vào và các khâu dịch vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp
được cung cấp kịp thời đầy đủ đảm bảo chất lượng, các khâu sản xuất tiếp theo
được đảm bảo làm cho hiệu quả sản xuất của hộnông dân được nâng lên. Thông
qua hoạt động dịch vụvai trò điều tiết của HTX nông nghiệp được thực hiện, sản xuất của hộ nông dân được thực hiện theo hướng tập trung, tạo điều kiện hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên môn hoá (Kim Quốc Chính, 2014).
HTX là nơi tiếp nhận những trợ giúp của Nhà nước tới hộ nông dân, vì
vậy hoạt động của HTX có vai trò làm cầu nối giữa Nhà nước với hộ nông dân
một cách có hiệu quả, khi có nhiều tổ chức tham gia hoạt động dịch vụ cho hộ
nông dân, hoạt động của HTX là đối trọng buộc các đối tượng phải phục vụ tốt cho nông dân (Lê Huy Ngọ, 2014).