a. Phát triển các ngành thương mại, dịch vụ
Hoạt động thương mại phát triển khá, thị trường hàng hóa, dịch vụ cơ bản
đáp ứng các hoạt động kinh tế và đời sống nhân dân. Ngày 12/6/2016, siêu thị
Mường Thanh, là siêu thị đầu tiên có quy mô lớn đã khai trương, đi vào hoạt
động, góp phần kích thích ngành thương mại, dịch vụ của huyện phát triển. Tổng
mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 2.356,85 tỷ
đồng (giá hiện hành), tăng 11,4% so với cùng kỳnăm 2017 (UBND huyện Mộc Châu, 2018).
Công tác quản lý thị trường, giá cảđược tăng cường chỉđạo; kiểm tra, giám sát chặt chẽ các hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn; xử lý nghiêm các hành vi gian lận thương mại, hàng giả, hàng lậu... Trong năm, Sở Kế hoạch và Đầu tư
đã cấp 66 Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp trên địa bàn huyện Mộc
Châu; UBND huyện đã cấp 699 giấy chứng nhận đăng ký hộkinh doanh; hướng dẫn, thẩm định, cấp mới 17 Giấy chứng nhận đăng ký HTX; thành lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra 121 cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện, phát hiện và xử lý 83 trường hợp, xử phạt 245,92 triệu đồng (UBND huyện Mộc Châu, 2018).
b. Phát triển du lịch
Đề xuất với cấp có thẩm quyền 05 cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư vào
Khu du lịch quốc gia Mộc Châu; chính sách hỗ trợ phát triển bản du lịch cộng
đồng trên địa bàn tỉnh; chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực; chính sách phát triển cây ăn quả; chính sách vềđất đai.
Đề xuất với UBND tỉnh giao lập các dự án quy hoạch chi tiết tại khu, điểm du lịch; phối hợp với các sở, ngành của tỉnh cung cấp thông tin phục vụ xây dựng Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Mộc Châu; đẩy mạnh các hoạt
động xúc tiến đầu tư,đặc biệt là các dự án xây dựng hạ tầng; các nhà đầu tư vào
khu du lịch Quốc gia Mộc Châu trong đó tập trung chỉđạo triển khai thực hiện kế
hoạch xây dựng bản du lịch cộng đồng (Bản Áng 1, xã Đông Sang) gắn với thực hiện Đề án “Phát triển sản phẩm văn hóa, nghệ thuật tiêu biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La phục vụ phát triển du lịch”; chỉ đạo xây dựng, hình thành các sản phẩm du lịch như: Khu di tích lâm viên bia Tây Tiến, Trại bò mẫu Dairy Farm,
Vặt Hồng... (UBND huyện Mộc Châu, 2018).
Chỉ đạo tăng cường công tác quản lý chất lượng dịch vụ, phục vụ khách du lịch tại các điểm du lịch trên địa bàn huyện; ban hành quy chế quản lý hoạt động tham quan du lịch khu vực núi Pha Luông; tổ chức khảo sát lựa chọn một số hộ
gia đình tại Bản Áng I, xã Đông Sang đểthí điểm triển khai thực hiện mô hình du
lịch cộng đồng theo Quy chế quản lý bản du lịch cộng đồng; chỉ đạo khảo sát, đề
xuất xây dựng phương án quản lý hoạt động du lịch tại thác Dải Yếm, xã Mường
Sang và điểm tham quan du lịch đồi chè tiểu khu 69, thị trấn Nông trường Mộc
Châu (UBND huyện Mộc Châu, 2018).
Chỉ đạo tổ chức thành công các lễ hội, ngày hội truyền thống như: Lễ hội
Cầu Mưa tại bản Nà Bó 1, xã Mường Sang; Lễ hội Hết Chá tại bản Áng, xã Đông
Sang gắn với đón Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia; Hội hoa xuân Mộc Châu, Ngày hội hái quả huyện Mộc Châu lần thứ III, Hội trà cao nguyên Mộc Châu lần thứ nhất; Ngày hội văn hóa các dân tộc Mộc Châu năm
2017; Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Mộc Châu; hội thi hoa hậu bò sữa... (UBND huyện Mộc Châu, 2018).
Các hoạt động tuyên truyền quảng bá tiếp tục được đẩy mạnh; ban hành logo du lịch Mộc Châu; duy trì tốt chuyên mục “Mộc Châu - Tiềm năng và cơ
hội” trên Cổng thông tin điện tử huyện; phối hợp với trên 50 lượt báo, đài trung
ương, các tỉnh và khu vực tổ chức quay phim, xây dựng tin, bài, phóng sự tuyên
truyền quảng bá cho du lịch Mộc Châu. Trong năm thu hút được trên 1.050 nghìn
lượt khách tăng 40% so với cùng kỳnăm 2017, doanh thu xã hội đạt trên 950 tỷ
đồng, tăng 90% so với cùng kỳ; đến nay trên địa bàn huyện có 134 cơ sở lưu trú
du lịch với 1.242 phòng, 2.539 giường, tăng 09 cơ sở với 208 phòng, 401 giường
so với năm 2017 (UBND huyện Mộc Châu, 2018).