a. Quan điểm phát triển hợp tác xã nông nghiệp
Phát triển HTX nông nghiệp phải gắn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới, áp dụng khoa học công nghệ mới vào trong sản xuất để nâng cao giá trị sản xuất, nâng cao thu nhập cho thành viên, góp phần xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Phát triển HTX nông nghiệp của huyện Mộc Châu phải gắn liền với thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trong kế hoạch kinh tế - xã hội của huyện. Cụ thể là HTX nông nghiệp phải phát triển theo hướng: (i) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
trong nội bộ ngành nông nghiệp: tăng giá trị trồng trọt trên đơn vị canh tác thông qua chuyển đổi tăng doanh thu từ sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi sang các cây trồng có giá trị kinh tế cao như chuyển đổi diện tích trồng cây susu sang trồng chanh leo, chuyển đổi sang trồng rau an toàn theo quy trình VietGAP, thay đổi các giống cây ăn quả chất lượng cao,…. Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản, theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung, quy mô lớn, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
Phát triển HTX nông nghiệp phải tuân thủ theo luật HTX năm 2012, bảo
đảm nguyện tắc tự nguyện, dân chủ, tự chịu trách nhiệm. Tổ chức và hoạt động của HTX không giới hạn bởi địa giới hành chính.
Xây dựng phát triển các HTX nông nghiệp dựa trên tinh thần tự nguyện và mở đối với mọi thành viên xã hội mong muốn sử dụng dịch vụ của HTX, sẵn sàng chấp thuận các trách nhiệm của thành viên HTX, không phân biệt giới tính, xã hội, chủng tộc, chính trị hoặc tôn giáo. Thành viên tham gia HTX bao gồm thể
nhân và pháp nhân như: cá nhân, hộ gia đình, trang trại, HTX, doanh nghiệp,
trung tâm kinh tế …
HTX là tổ chức mang tính dân chủ được kiểm soát bởi các thành viên là
những người tham gia vào việc xác định các chính sách và ra quyết định của
HTX với tư cách vừa là đồng sở hữu vừa đồng sử dụng dịch vụ của HTX. Mọi
hoạt động của HTX như sản xuất kinh doanh, tài chính, phân phối thu nhập, trích
lập quỹ, các đóng góp xã hội phải được công khai tới các thành viên trong đại hội
hoặc bằng các hình thức thông tin khác.
HTX được phép sản xuất kinh doanh, dịch vụ ,vừa phục vụ nhu cầu
thành viên HTX, vừa đáp ứng nhu cầu thị trường bên ngoài, không giới hạn về địa giới hành chính.HTX phục vụ các thành viên của mình một cách hiệu quả
và tăng cường phong trào HTX bằng cách hợp tác với nhau trên bình diện địa
phương, vùng, quốc gia và quốc tế, theo chuyên ngành hoặc dưới hình thức
hợp lực thành viên.
Phát triển HTX nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ nhằm mục đích vừa đáp ứng các nhu cầu sản xuất và đời sống của thành viên
vừa đáp ứng các nhu cầu nông sản thực phẩm cung cấp cho thị trường trong và
ngoài huyện, hướng đến xuất khẩu.
Xuất phát từ nhu cầu hợp tác của hộ thành viên và nhu cầu của thị trường
để thành lập HTX nông nghiệp. HTX thành lập trước hết là phục vụ nhu cầu của
thành viên, sau đó là đáp ứng nhu cầu của thịtrường để có lợi nhuận tăng tích lũy
và bảo đảm HTX phát triển bền vững. Hoạt động của HTX không chỉ bó hẹp ở
một ngành, một lĩnh vực hoặc bó hẹp trong một địa giới hành chính nhất định. Từ đó đòi hỏi HTX nông nghiệp vừa bảo đảm các dịch vụ thiết yếu cho các hộ
thành viên HTX và hộnông dân trên địa bàn, vừa phải mở rộng các dịch vụ khác mà các hộkhông làm được, hoặc các hộlàm được nhưng hiệu quả thấp.
Phát triển HTX nông nghiệp trên cơ sở khai thác tiềm lực của từng thành viên là chủ yếu, chính sách hỗ trợ khuyến khích của nhà nước là động lực quan trọng. HTX muốn tồn tại phát triển thì phải bảo đảm duy trì, phát triển các yếu tố
khai thác các yếu tố này, ngay từ khi thành lập HTX cần thực hiện đa dạng hóa thành viên HTX nhằm thu hút mở rộng thành viên HTX là các hộ sản xuất kinh doanh giỏi là trang trại, là các HTX và doanh nghiệp. Để khai thác tiềm năng sẵn có về: kinh nghiệm kinh doanh của Giám đốc doanh nghiệp, chủ trang trại; về
tiềm lực tài chính, về thị trường, về quản trị kinh doanh. Từ đó tạo ra sự liên kết giữa hộ thành viên HTX với chủ trang trại, với giám đốc doanh nghiệp ngay trong nội tại HTX, dưới sự quản lý chung của hội đồng quản trị HTX và sự chỉ
đạo, điều hành của chủ tịch hội đồng quản trị và giám đốc HTX. Mặt khác, HTX
nông nghiệp là một khu vực đang gặp rất nhiều khó khăn về vốn, cơ sở vật chất và hiệu quả kinh doanh. Do đó cần được hưởng các ưu đãi Nhà nước thông qua
các chính sách riêng đối với HTX nông nghiệp.
b. Định hướng phát triển hợp tác xã nông nghiệp huyện Mộc Châu
Củng cố và phát triển các HTX nông nghiệp trên cơ sở khuyến khích và
tạo điều kiện để các HTX nông nghiệp mở rộng sản xuất - kinh doanh dịch vụ
tổng hợp, đa ngành hướng vào mục tiêu hỗ trợ kinh tế hộ thành viên và khai thác mọi nguồn lực để phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt
động của HTX. Kiên quyết không phát triển HTX nông nghiệp theo sốlượng và phong trào mà gắn chặt với nhu cầu hợp tác hóa của cư dân địa phương, gắn chặt với sản xuất và kinh doanh theo hướng kinh tế thị trường, khai thác có hiệu
quả các điển hình tiên tiến. Xây dựng các HTX nông nghiệp mới ở những nơi
có đủ điều kiện chín muồi, các xã điểm nông thôn mới, quan tâm tới những tổ
hợp tác, câu lạc bộ năng suất cao, các trang trại…, cụ thể hóa các chính sách hỗ
trợ, quy định mốc thời gian, thời điểm hỗ trợ thích hợp để vận động thành lập mới HTX nông nghiệp.
Xây dựng thương hiệu cho loại cây trồng, vật nuôi chủ lực của HTX nông nghiệp; Xây dựng vùng chuyên canh và chế biến gắn liền với thế mạnh của địa
phương; Các ngành chức năng cần tăng cường công tác khuyến nông, lâm, ngư
để HTX nông nghiệp mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp,
đạt hiệu quả kinh tế. Ưu tiên xây dựng các mô hình trình diễn về giống, kỹ thuật thâm canh, mô hình nông nghiệp công nghệ cao cho HTX nông nghiệp.
Tiếp tục hoàn thiện quy hoạch phát triển HTX nông nghiệp ở những vùng sản xuất hàng hóa tập trung, gắn vùng nguyên liệu với nhà máy chế biến, các vùng có hồ chứa nước lớn và có các công trình thủy lợi công trình nước
nghiệp thuộc các thành phần kinh tế có chương trình gắn với HTX nông nghiệp thông qua hình thức: Góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết từng bước mở rộng
mô hình này và xem đó là phương thức chủ yếu để củng cố và mở rộng mối
quan hệ giữa HTX và doanh nghiệp; hỗ trợ đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho Ban quản lý HTX nông nghiệp, chú trọng công tác đào tạo kế toán HTX đáp ứng với nhu cầu phát triển HTX; hỗ trợ HTX nông nghiệp xây dựng thương
hiệu, mở rộng thị trường, tiếp thị sản phẩm, vay vốn ngân hàng, xây dựng quy trình sản xuất cây trồng, vật nuôi theo tiêu chuẩn GAP.