Nội dung nghiên cứu phát triển hợp tác xã nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 29 - 33)

2.1.4.1. Phát triển về quy mô hợp tác xã nông nghiệp

a. Phát triển về số lượng các hợp tác xã nông nghiệp

Phát triển HTX nông nghiệp theo số lượng được đánh giá thông qua các

chỉ tiêu: Số HTX nông nghiệp biến động qua các năm; số HTX theo các hình

thức tổ chức biến động qua các năm; nguyên nhân biến động các HTX theo từng

Thứ nhất, mô hình hợp tác xã dịch vụ hỗ trợ: HTX chỉ làm một số khâu mà thành viên làm riêng rẽ không hiệu quả. Chẳng hạn, HTX làm dịch vụ thuỷ

lợi, dịch vụ bảo vệ thực vật, dịch vụ khuyến nông, hướng dẫn khoa học kỹ thuật, dịch vụlàm đất, cung ứng vật tư...Hình thức này khá phổ biến trong nông nghiệp vì nó giảm được chi phí sản xuất cho hộ thành viên, bảo đảm các quyền tự chủ

của hộ, mở ra nhiều cơ hội tiếp cận thị trường. Ngoài mô hình chủ yếu này, trong nông nghiệp đang có sự tồn tại và phát triển các mô hình HTX khác như:

Mô hình HTX vừa dịch vụ, vừa kinh doanh tổng hợp: cùng với việc triển

khai đa dạng các dịch vụ nông nghiệp, HTX đã chuyển mạnh sang phát triển sản

xuất- kinh doanh ở các lĩnh vực khác như tổ chức chế biến nông sản, phát triển ngành nghề, kinh doanh thương mại, xây dựng, gia công đồ mộc, may mặc, đầu

tư liên doanh với các doanh nghiệp khác. Mô hình này đã huy động được vốn

đầu tư lớn, có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, giải quyết được nhiều việc làm cho các hộ nông dân lúc nông nhàn (Liên minh HTX Việt Nam, 2005).

Mô hình HTX chuyên ngành: các HTX tập trung đầu tư chuyên sâu vào

các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng và hàm lượng công nghệ cao, các sản phẩm sạch, sản phẩm sinh thái hoặc đầu tư chuyên canh, chuyên ngành như:

HTX trồng hoa cây cảnh, HTX sản xuất rau an toàn, HTX cây ăn quả, HTX bò

sữa, HTX chăn nuôi gà, HTX chăn nuôi lợn, HTX nuôi thủy sản (Liên minh

HTX Việt Nam, 2005).

Mô hình HTX trang trại: do nhiều trang trại liên kết, hợp tác lại với nhau. HTX trang trại tập trung vào các khâu dịch vụ, hỗ trợ các trang trại thành viên trong việc cung ứng giống, bảo vệ thực vật, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, tìm kiếm thông tin, tiêu thụ sản phẩm (Liên minh HTX tỉnh Bắc Ninh, 2012).

Thứ hai, hợp tác xã sản xuất tập trung: Thành viên góp vốn, đất đai, phương tiện hình thành tài sản tập thểđể thế chấp vay vốn ngân hàng, vay nội bộ,

tổ chức sản xuất tập trung như các doanh nghiệp khác. Thành viên được hưởng

tiền công, tiền lương, lãi vốn góp... Mô hình này đã huy động được nguồn vốn

lớn, phương tiện được giao cho thành viên quản lý, sử dụng; tài sản được nhóm

thành viên góp vốn được giao cho nhóm tổ chức sản xuất kinh doanh. Do vậy mà

nguồn vốn được bảo toàn, hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng (Liên minh HTX

Việt Nam, 2005).

Thứ ba, mô hình hỗn hợp giữa dịch vụ hỗ trợ thành viên và sản xuất tập trung: Mô hình này phát triển tương đối mạnh ở các HTX nông nghiệp, HTX

thuỷ sản. Chẳng hạn, HTX có một số cơ sở sản xuất tập trung máy móc, phương

tiện vận tải, mặt nước, đất canh tác, trạm trại giống, xưởng sản xuất, cửa hàng, tổ điện nước, phục vụ thành viên với giá ưu đãi, phục vụ nhu cầu xã hội theo giá thị trường. Hiện nay, trong lĩnh vực nông nghiệp có nhiều HTX điển hình kinh doanh tổng hợp đã góp phần vào sự chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, đa dạng hình thức sở hữu, phương thức hoạt động phù hợp với xu hướng đô thị hoá, giải

quyết vấn đề việc làm theo hướng “ly nông bất ly hương, giữ đất, thêm nghề”

(Liên minh HTX Việt Nam, 2010).

b. Phát triển về số lượng thành viên hợp tác xã nông nghiệp

Thành viên hợp tác xã nông nghiệp là các thành viên nòng cốt để phát triển kinh tế hợp tác và chủ yếu là các hộ nông dân sản xuất nhỏ lẻ, đặc biệt là có

nhiều hợp tác xã có các thành viên là người dân tộc thiểu số. Các HTX nông

nghiệp thành lập với mục tiêu hoạt động là hợp tác, tương trợ lẫn nhau trong hoạt

động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho các thành viên; đáp ứng các nhu cầu và nguyện vọng chung của thành viên về kinh tế và đời sống, phục vụ và hỗ trợ

thành viên phát triển sản xuất, kinh doanh, tăng thêm lợi ích cho các thành viên (Liên minh HTX Việt Nam, 2005).

Quy mô thành viên và sự biến động về quy mô thành viên: Đánh giá về số lượng thành viên và số thành viên bình quân trên một HTX, thể hiện vai trò của HTX ở khu vực nông thôn. Sự phát triển về số lượng thành viên các HTX nông nghiệp thể hiện sự phát triển chung của các HTX nông nghiệp. Số lượng thành viên HTX nông nghiệp ngày càng phát triển thì các HTX nông nghiệp ngày càng phát triển. Do vậy, nghiên cứu phát triển các HTX nông nghiệp cần phải tập trung phân tích sự phát triển về số lượng thành viên HTX, chất lượng của thành viên HTX nông nghiệp (Liên minh HTX Việt Nam, 2010).

2.1.4.2. Phát triển về tài sản và nguồn vốn của các hợp tác xã nông nghiệp

trên địa bàn huyện Mộc Châu

Quy mô tài sản, nguồn vốn sự biến động tài sản và nguồn vốn theo từng

loại hình HTX: đánh giá nguồn vốn sở hữu của HTX và nguồn vốn vay. Đồng

thời phân ra theo từng loại hình HTX là: HTX dịch vụ nông nghiệp và HTX chuyên ngành, số vốn bình quân/HTX. Qua đó đề xuất giải pháp tạo nguồn vốn cho HTX hoạt động và mở rộng dịch vụ sản xuất kinh doanh.

Nghiên cứu các nguồn lực của các hợp tác xã nông nghiệp sẽ giúp cho chúng ta nắm được các nguồn lực của hợp tác xã nông nghiệp đưa vào hoạt động

sản xuất, kinh doanh, hướng sản xuất kinh doanh và sự tham gia vào thị trường

của các hợp tác xã nông nghiệp. Từ đó giúp chúng ta tìm ra được nguồn lực nào mạnh, nguồn lực nào yếu của các hợp tác xã nông nghiệp. Trên cơ sở đó tìm ra

những giải pháp, chính sách phù hợp để phát triển HTX nông nghiệp một các hợp lý, hiệu quả(Đỗ Kim Chung, 1999).

2.1.4.3. Phát triển các loại hình dịch vụ và sản phẩm của các hợp tác xã nông

nghiệp trên địa bàn huyện Mộc Châu

Hiện nay, các HTX nông nghiệp chuyên về các dịch vụ nói chung và các HTX nông nghiệp chuyên canh nói riêng cũng đang cung cấp các dịch vụ, sản phẩm cho các thành viên hợp tác xã để nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp. Do vậy, nghiên cứu sự phát triển HTX nông nghiệp cần phải tập trung nghiên cứu sự phát triển các loại hình dịch vụ và sản phẩm của các HTX nông nghiệp như dịch vụ cung ứng đầu vào, dịch vụ bao tiêu sản phẩm, dịch vụ hướng dẫn sản xuất và các loại hình dịch vụ khác (Liên minh HTX Việt Nam, 2010).

2.1.4.4. Liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các hợp tác xã nông

nghiệp huyện Mộc Châu

Hợp tác, liên kết sản xuất, kinh doanh giữa hợp tác nông nghiệp với nhau và với các tổ chức kinh tế khác là tất yếu trong quá trình phát triển hợp tác xã nông nghiệp. Hợp tác trong sản xuất kinh doanh sẽ giúp cho các HTX nông nghiệp có thể tiếp thu, phổ biến kỹ thuật, truyền đạt kinh nghiệm, góp vốn kinh doanh… từ đó góp phần thúc đẩy HTX nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững (Nguyễn Ngọc Vinh và Đỗ Kim Chung, 2017).

Phát triển các mối liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các HTX nông nghiệp cần chú trọng vào đẩy mạnh liên kết giữa các hợp tác xã với nhau cả

về mặt kinh tế, xã hội và về tổ chức, từng bước hình thành các liên hiệp hợp tác

xã chuyên ngành, đa ngành vững mạnh và phát triển với quy mô khác nhau, từ

liên hiệp hợp tác xã huyện, tỉnh tới các liên hiệp hợp tác xã hoạt động liên tỉnh, liên vùng và trong phạm vi cả nước. Đây là nhân tố cực kỳ quan trọng bảo đảm sự phát triển lớn mạnh hơn và vững chắc hơn của khu vực hợp tác xã trong giai

2.1.4.5. Kết quả và hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp

Nghiên cứu, đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã nông nghiệp có tác động trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của các HTX nông nghiệp, giúp đánh giá tiềm năng phát triển của HTX nông nghiệp trong

tương lai, đánh giá xem mô hình HTX nông nghiệp nào phát triển hiệu quả nhất

để có giải pháp nhằm phát triển HTX nông nghiệp trong thời tương lai cho phù

hợp và hiệu quả (Nguyễn Ngọc Vinh và Đỗ Kim Chung, 2017).

Doanh thu và lãi hàng năm của HTX: phản ánh kết quả dịch vụ, kết quả

sản xuất kinh doanh hàng năm của HTX. Trong đó phân ra theo từng loại hình

HTX là HTX dịch vụ nông nghiệp và HTX chuyên ngành. Qua đó rút ra hiệu quả

của từng loại hình HTX, từđó đề xuất giải pháp củng cố, phát triển cho từng loại hình HTX (Liên minh HTX Việt Nam, 2010).

Thu nhập bình quân hàng năm của lao động trong HTX: Phản ánh về việc làm và thu nhập được mang lại từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của HTX. Số lãi được phân phối hàng năm: phản ánh hình thức phân phối lãi của HTX, khảnăng tăng tích lũy tái đầu tư cơ sở hạ tầng của HTX, mức độ phân phối lãi cho thành viên HTX thông qua vốn góp và sử dụng dịch vụ của HTX. Đây là

chỉ tiêu phản ánh quan hệ giữa lợi ích của HTX với lợi ích của thành viên (Liên minh HTX Việt Nam, 2010).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 29 - 33)