Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển hợp tác xã nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 33 - 37)

2.1.5.1. Nhóm yếu tố chủ quan từ hợp tác xã nông nghiệp

a. Trình độ của cán bộ quản lý hợp tác xã nông nghiệp

Trình độ, năng lực Ban quản trị HTX nông nghiệp: là một nhân tố quan trọng

ảnh hưởng tích cực đến các quyết định phát triển HTX, việc ra các quyết định phụ

thuộc vào trình độ, giới tính, độ tuổi và nhận thức vì Ban quản trị của các HTX nông nghiệp chủ yếu là các nông dân sản xuất đứng lên thành lập HTX, do vậy trình độ, nhận thức của họ còn hạn chếhơn với các HTX khác hoặc các doanh nghiệp. Hội

đồng quản trị HTX có trình độ càng cao sẽ nhìn nhận sự vật hiện tượng đầy đủhơn,

phân tích sự vật hiện tượng sâu sắc hơn và xử lý công việc đúng đắn hơn nên khả

năng ra các quyết định có tính khả thi cao (Liên minh HTX Việt Nam, 2010).

b. Trình độ và nhu cầu của thành viên các hợp tác xã nông nghiệp

Trình độ lao động: bao gồm trình độ tay nghề và trình độ chuyên môn

tay đội ngũ thành viên và người lao động đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh, dịch vụ cả về sốlượng, chất lượng cũng như trách nhiệm với công việc…,

đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển, mở rộng quy mô, nâng cao năng lực

cạnh tranh về chất lượng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường và có xu hướng thiết lập tốt các mối quan hệ hợp tác, liên doanh liên kết với các thành phần kinh tế

khác để tạo ra lợi ích nhiều hơn (Liên minh HTX Việt Nam, 2010).

Nhu cầu của thành viên tham gia HTX nông nghiệp, sự thành công của HTX cần có niềm tin và sựủng hộ từ thành viên, họ có chung một mục đích, nhu

cầu và có niềm tin cùng nhau hợp tác góp vốn, góp sức nhằm đem lại lợi ích cao

hơn, nhìn thấy lợi ích của mình khi tham gia HTX và biết chia sẻ, giúp đỡcác đối

tác khác với thiện chí và thân thiện, đó chính là nhân tố thuận lợi cho HTX phát triển, là chiếc chìa khóa của sự thành công.

c. Nguồn lực của các hợp tác xã nông nghiệp

Nguồn lực của HTX nông nghiệp (đất, lao động, vốn), là nhân tốảnh hưởng lớn đến sự phát triển HTX nông nghiệp. Khi HTX nông nghiệp có điều kiện tốt về

vốn, đất đai, lao động thì sẽ quan tâm nhiều đến việc mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh, thiết lập quan hệ hợp tác với các đối tác và có khảnăng liên

kết tiến tới thành lập các HTX, liên hiệp HTX có quy mô lớn hơn. Nếu nguồn lực

về vốn, lao động, đất đai, công nghệ thông tin, quản lý yếu kém thì cũng khó để

hợp tác xã mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển ổn định, lâu dài (Liên minh HTX Việt Nam, 2010).

d. Tổ chức bộ máy quản lý và điều hành hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp huyện Mộc Châu

Tổ chức bộ máy quản lý, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển HTX nông

nghiệp. Khi HTX có cơ cấu tổ chức quản lý điều hành khoa học, hợp lý hoạt

động có hiệu quả, cán bộ quản lý HTX có năng lực và trình độ quản lý điều hành tốt, có tâm huyết với HTX, đây là yếu tố thuận lợi đưa HTX phát triển. Ngược lại, bộ máy quản lý điều hành cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả, trình độnăng

lực của đội ngũ cán bộ quản lý hạn chế sẽlàm cho HTX không phát huy được vai

trò, không năng động và thích ứng kịp trong cơ chế thị trường dẫn tới kìm hãm

sự phát triển của HTX nông nghiệp (Quốc hội, 2012).

Phương thức điều hành HTX nông nghiệp. Ở tất cả các ngành nghề tổ

cho chính thành viên HTX nông nghiệp, vì thế thiếu đi kinh tế hộ, kinh tế thành

viên thì HTX không có ý nghĩa gì cả. Chỉ những HTX do chính những thành viên

thành lập, quản lý và điều hành theo sáng kiến của họ và lợi ích của thành viên, tập thể và xã hội được coi trọng, phân phối một cách hợp lý, hiệu quảđược kiểm nghiệm trên thực tế thì mới có giá trị và khuyến khích được HTX phát triển (Quốc hội, 2012).

2.1.5.2. Nhóm yếu tố về khách quan

a. Chủ trương chính sách phát triển hợp tác xã nông nghiệp

Chính sách, có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển HTX nông nghiệp. Đây là

yếu tố tạo hành lang pháp lý đồng thời cũng là định hướng phát triển HTX , khi có

một hệ thống chính sách đồng bộ, hợp lý, sự quản lý điều hành của Nhà nước đối với hoạt động của HTX chặt chẽ và hiệu quả sẽ làm cho HTX phát triển đúng hướng đạt yêu cầu do Đảng, Nhà nước đề ra. Ngược lại, hệ thống chính sách thiếu

đồng bộ, nhiều sự bất cập, lúng túng trong tổ chức thực hiện, không phù hợp với thực tiễn, buông lỏng sự quản lý của Nhà nước sẽ làm cho HTX phát triển không

đúng quy luật, bản chất của HTX và thiếu tính bền vững (Đào Xuân Cần, 2012b).

b. Vai trò của chính quyền địa phương

Từđịnh hướng phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ mới: chuyển dịch cơ

cấu kinh tế, phát triển mạnh các ngành công nghiệp và dịch vụ, khai thác có hiệu quả các tiềm năng, nguồn lực của địa phương. Tuy nhiên phát triển các HTX nông nghiệp không chỉ góp phần phát triển kinh tế xã hội ởđịa phương mà nó còn có ý nghĩa về mặt chính trị, sử dụng nguồn lực tại địa phương. Do vậy vai trò của chính

quyền địa phương có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển của các

HTX nông nghiệp. Chính quyền địa phương các vai trò tốt, tạo điều kiện thuận lợi,

đứng lên hỗ trợ liên kết các hộ nông dân, hình thành nên các HTX thì sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các HTX nông nghiệp phát triển ổn định, lâu dài góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương (Nguyễn Văn Giàu, 2012).

c. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các hợp tác xã nông nghiệp

Thị trường đầu vào, đầu ra cho nông nghiệp: Kinh tế nông hộ không thể tự

thân trở thành một đơn vị kinh tế hàng hóa phát triển trong nền kinh tế thị trường

trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của các doanh nghiệp lớn, trước hết trong dịch vụ“đầu vào”, “đầu ra” của kinh tế nông hộ. Do vậy, tất yếu các nông hộ phải liên kết lại với nhau trong các tổ chức kinh tế hợp tác của mình, tạo ra sức mạnh

mới cạnh tranh trong thịtrường, tự bảo đảm hoạt động dịch vụ“đầu vào”,” đầu ra” cho kinh tế hộ đạt kết quả cao hơn. Vì thế HTX nông nghiệp trở thành chỗ dựa

vũng chắc để kinh tế hộ trở thành đơn vị sản xuất hàng hóa tự chủ có khả năng

cạnh tranh đạt hiệu quả cao trong nền kinh tế thịtrường (Đặng Kim Sơn, 2006).

d. Khoa học công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp

Khoa học công nghệ: có ảnh hưởng đến sự phát triển của tất cả các ngành,

lĩnh vực, đặc biệt là đối với sản xuất nông nghiệp. Đối với HTX nông nghiệp khoa học và công nghệ có tầm quan trọng đặc biệt, khi sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệvà được ứng dụng rộng rãi vào mọi mặt của đời sống thì

đòi hỏi các HTX phải tăng cường sự liên doanh, liên kết với nhau và với các

thành phần kinh tếkhác để tận dụng hết công suất của công nghệ, tránh lãng phí, tiết kiệm chi phí đồng thời tạo ra sự chuyên môn hóa trong sản xuất kinh doanh,

chuyển đổi cơ cấu nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, tăng

sức cạnh tranh trên thị trường (Nguyễn Văn Giàu, 2012).

e. Nhu cầu hợp tác trong phát triển sản xuất nông nghiệp

Nhu cầu hợp tác kinh tế: Khi sản xuất hàng hóa càng phát triển, sự cạnh

tranh trong cơ chế thị trường ngày càng gay gắt, nhu cầu hưởng thụ dịch vụ của

con người đòi hỏi khắt khe hơn, để đáp ứng được yêu cầu thị trường và phát triển

lâu dài thì những người lao động riêng lẻ, các hộ cá thể, các doanh nghiệp vừa và nhỏ càng có nhu cầu phải liên kết, hợp tác với nhau. Ở nước ta lực lượng sản xuất phát triển không đều, vì vậy cần phải phát triển kinh tế nhiều thành phần để

có quan hệ sản xuất phù hợp, cần có sự hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau giữa các đối tác kinh tếđể cùng tồn tại và phát triển (Nguyễn Văn Giàu, 2012).

g. Nhận thức của người dân về lợi ích của kinh tế hợp tác

Đại bộ phận người dân chưa có sự nhận thức đầy đủ về HTX, có cái nhìn

thiếu thiện cảm với mô hình kinh tế này, các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân

chưa hiểu rõ một cách đầy đủ, chính xác về bản chất, vai trò và nguyên tắc tổ

chức hoạt động của HTX cho nên chưa sẵn sàng tham gia HTX hoặc chưa thực

hiện đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm đối với HTX. Việc phát triển HTX đòi hỏi

phải qua giai đoạn lịch sử lâu dài, không nóng vội, phải nâng cao trình độ dân trí, quán triệt tư tưởng nhận thức, trang bị đầy đủ về lý luận HTX cho thành viên HTX (thành viên) và nhân dân, thực hiện đúng các nguyên tắc tổ chức hoạt động của HTX, đó chính là một trong những yếu tố quan trọng để HTX phát triển bền vững (Nguyễn Văn Giàu, 2012).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)