4.1.1.1. Phát triển về số lượng các hợp tác xã nông nghiệp
a. Phân theo địa phương
Hiện nay, trên địa bàn huyện Mộc Châu có 36 Hợp tác xã đang hoạt động,
trong đó có 08 HTX thành lập trước khi Luật Hợp tác xã 2012 có hiệu lực (ngày
01/7/2013). Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 3367/UBND-KT ngày 03/11/2016 về việc triển khai thực hiện Luật Hợp tác xã năm 2012, UBND
huyện Mộc Châu chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tiến hành rà soát tình hình hoạt
động của các HTX trên địa bàn huyện, qua đó vận động, khuyến khích các HTX
hoạt động theo phương thức cũ chuyển đổi, kiện toàn lại theo Luật HTX năm
2012; giải thểcác HTX đã ngừng hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả. Kết quả đến tháng 8/2016, toàn bộ 08 Hợp tác xã hoạt động theo mô hình cũ đã hoàn
thành việc kiện toàn, chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012 (đạt tỷ lệ 100%); giải thể 07 HTX thuộc trường hợp giải thể bắt buộc theo đúng quy định tại Điều 54,
Luật Hợp tác xã năm 2012.
Nhìn chung các HTX đều hoạt động có hiệu quả, tuân thủ các quy định
của pháp luật. Trong những năm gần đây, hoạt động sản xuất kinh doanh của các
HTX đã có sự chuyển biến tích cực, nhiều HTX hoạt động sản xuất kinh doanh
có hiệu quả, tạo công ăn việc làm ổn định cho nhiều thành viên và người lao
động, góp phần xóa đói giảm nghèo; thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, con nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá; phát triển cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, phát triển các hoạt động dịch vụ giống, phân bón và chuyển giao cung ứng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; mở rộng kinh doanh liên kết với các thành phần kinh tế; khai thác có hiệu quả tiềm năng đất
đai, lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Trong bối cảnh nền kinh tế những năm 2010 suy giảm, các HTX nông nghiệp của huyện đã chủđộng xây dựng được phương án, kế hoạch sản xuất phù hợp; khai thác được tiềm năng, lợi thế vềđất đai, khí hậu của vùng... nhờđó, các
HTX đã dần khắc phục được những khó khăn, vướng mắc, đảm bảo sản suất kinh doanh có hiệu quả, tăng thu nhập, tạo việc làm ổn định cho người lao động. Các HTX nông nghiệp đã góp phần không nhỏ trong quá trình xóa đói giảm nghèo,
tạo công ăn, việc làm cho người lao động; góp phần đưa ngành nông nghiệp Mộc
Châu trở thành đơn vị dẫn đầu toàn tỉnh. Đến nay, hầu hết các HTX nông nghiệp
đã đi vào hoạt động ổn định, trong đó có 11 HTX đã tham gia vào chuỗi tiêu thụ
sản phẩm của công ty VinEco (04 HTX đang hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục để
tham gia đợt kiểm tra thứ 2 của VinEco; nhiều sản phẩm rau, hoa, quả sạch của các HTX trên địa bàn huyện đã được tiêu thụ tại các hệ thống siêu thị lớn tại Hà
Nội như Fivimart, Big C…. Nhiều HTX hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu
quả, có đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước như: Hợp tác xã Chanh leo Mộc
Châu, Hợp tác xã nông nghiệp 19/5, Hợp tác xã rau an toàn tự nhiên…
Bảng 4.1. Số lượng các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Mộc Châuphân theo địa phươngqua các năm
TT Xã, thị trấn 2012 2013 2014 2015 2016 2017 1 Thị trấn Nông trường 4 4 4 5 8 10 2 Thị trấnMộc châu 1 1 1 1 3 4 3 Đông Sang 0 1 2 3 4 6 4 Tân Lập 1 1 1 1 2 2 5 Chiềng Hắc 0 0 0 0 1 1 6 Mường Sang 0 0 0 0 4 6 7 Phiêng Luông 0 0 0 0 2 3 8 Quy Hướng 0 0 0 0 1 1 9 Tà Lại 0 0 0 0 1 1 10 Tân Hợp 0 0 0 0 1 1 11 Nà Mường 0 0 0 0 1 1 Tổng số 6 7 8 10 28 36
Nguồn: UBND huyện Mộc Châu (2017)
Từ sau khi có Luật HTX năm 2012 có hiệu lực, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Mộc Châu phát triển về các thủ tục pháp lý và hành chính. Sau khi có Luật HTX thì các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Mộc Châu đã phát triển nhanh về số lượng. Năm 2012 cả huyện mới
có 6 HTX nông nghiệp, đến năm 2017 cả huyện đã có 36 HTX nông nghiệp.
Trong đó thị trấn Nông trường Mộc Châu, xã Đông Sang, Mường Sang và thị trấn
Mộc Châu là các xã, thị trấn có sốlượng HTX nông nghiệp lớn nhất huyện.
b. Phân theo loại hình hoạt động
Theo tình hình thực tiễn phát triển của địa phương và sự phát triển của thị trường, loại hình HTX nông nghiệp ra đời chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực trồng
trọt, chăn nuôi là chủ yếu, loại hình HTX kinh doanh dịch vụ nông nghiệp phát
triển chậm, cụ thể tại bảng 4.2.
Bảng 4.2. Số lượng hợp tác xã nông nghiệp phân theo loại hìnhhoạt động TT Loại hình 2012 2013 2014 2015 2016 2017
1 Hợp tác xã dịch vụ
nông nghiệp 2 2 3 3 5 5
2 Hợp tác xã sản xuất
kinh doanh nông nghiệp 4 5 5 7 23 31
Tổng 6 7 8 10 28 36
Nguồn: UBND huyện Mộc Châu (2017)
Qua kết quả khảo sát, trên địa bàn huyện Mộc Châu có 2 loại hình HTX là HTX dịch vụ nông nghiệp và HTX sản xuất kinh doanh nông nghiệp:
Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp: Ngoài việc bảo đảm từ 3 - 4 khâu dịch vụ
thiết yếu cho hộthành viên, các HTX còn huy động vốn để tổ chức sản xuất kinh doanh tổng hợp tạo ra lợi nhuận cao hơn. Qua đó các HTX có điều kiện cung cấp dịch vụ cho thành viên tốt hơn. HTX có xu hướng mở rộng hoạt động sang lĩnh
vực khác như kinh doanh thương mại, dịch vụ tín dụng nội bộ, kinh doanh các
hoạt động phi nông nghiệp,…
Hợp tác xã sản xuất kinh doanh nông nghiệp là HTX tổ chức sản xuất kinh doanh và phục vụ sản xuất kinh doanh cho các hộ thành viên thuộc các ngành
như trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản như HTX Chanh leo, các HTX sản xuất
rau,.... Các HTX này đã đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường hiện nay.
Trên địa bàn huyện Mộc Châu có 31 HTX nông nghiệp chuyên sản xuất
kinh doanh nông nghiệp chiếm khoảng 86% số lượng các HTX trong lĩnh vực nông nghiệp của toàn huyện và 5 HTX kinh doanh dịch vụ nông nghiệp (chiếm
HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Mộc Châu tập trung vào phát triển các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của huyện và tận dụng tốt các lợi thế của huyện để
phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong sản xuất nông nghiệp.
c. Phân theo hình thức tổ chức
Việc chuyển đổi mô hình HTX kiểu cũ sang hoạt động theo Luật HTX
năm 2012 hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích đối với hoạt động của các HTX, đảm
bảo nguyên tắc tự nguyện, quản lý dân chủ, bình đẳng, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu của HTX. Đến nay, công tác chuyển đổi gặp phải không ít khó khăn, vướng mắc. Đến năm 2016 các
HTX thành lập theo Luật HTX năm 2003 được kiện toàn và hoạt động theo Luật
HTX năm 2012. Đến năm 2016 thì toàn bộ 28 HTX nông nghiệp và năm 2017 là
36 HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Mộc Châu đã chuyển đổi sang hoạt
động theo luật HTX năm 2012. Nguyên nhân của sự chuyển đổi chậm trễ sang hình thức hợp tác xã kiểu mới là do nhận thức của cán bộ chính quyền địa
phương cấp xã, cũng như cán bộ quản lý HTX còn hạn chế, mơ hồ về luật. Cùng
với đó, tại một sốđịa phương, dù HTX hoạt động kém hiệu quảkhông có gì để
chuyển đổi, song chính quyền địa phương lại muốn duy trì các HTX này để đáp
ứng được tiêu chí 13 trong xây dựng nông thôn mới trong khi chưa tìm ra hướng
khắc phục khó khăn cho các HTX.
Bảng 4.3. Số lượng hợp tác xã nông nghiệp phân theo hình thứctổ chức TT Diễn giải 2012 2013 2014 2015 2016 2017
1 Hợp tác xã kiểu mới 0 1 2 4 28 36
2 Hợp tác xã kiểu cũ 6 6 6 6 0 0
3 Tổng 6 7 8 10 28 36 Nguồn: UBND huyện Mộc Châu (2017)
Khác với Luật Hợp tác xã năm 2003, Luật Hợp tác xã năm 2012 chú trọng vào lợi ích của các thành viên trong HTX, để thu hút sự tham gia nhiệt tình và có trách nhiệm của các thành viên, đòi hỏi người đứng đầu HTX phải có kiến thức,
chuyên môn cũng như năng lực quản lý tốt, tạo được lòng tin đối với các thành
thực sựđoàn kết, tâm huyết với HTX, đặt lợi ích của thành viên và HTX lên trên
hết. Do đó, cần thường xuyên quan tâm công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng đội
ngũ kế thừa để gắn bó lâu dài phục vụ kinh tế tập thể. Cán bộ quản lý điều hành HTX phải là những người có tầm nhìn chiến lược trong hoạch định phương hướng, nhiệm vụ ngang tầm với xu thế hội nhập để khai thác tối đa lợi thế của
địa phương nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho thành viên và HTX. Do vậy, để
nâng cao lợi ích của thành viên và người lao động chính quyền huyện Mộc Châu
đã quyết liệt chỉ đạo các HTX nông nghiệp kiểu cũ trên địa bàn huyện chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình HTX kiểu mới. Với tinh thần đó, đến năm 2016 thì
toàn bộ các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Mộc Châu đã hoàn thành chuyển
đổi sang hoạt động theo Luật HTX năm 2012. Đặc biệt là trong năm 2016 thì số lượng HTX nông nghiệp được thành lập mới theo Luật HTX mới là rất lớn (18 HTX), góp phần rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho bà con và thành viên HTX. Các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Mộc Châu tập trung vào các sản phẩm thế mạnh như rau an toàn, trồng cây
ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi cá lồng... Trong 18 HTX được thành lập
năm 2016 có 13 HTX vềrau, hoa, cây ăn quả và trồng nấm; 2 HTX nuôi thủy sản;
1 HTX chăn nuôi; 1 HTX nông nghiệp vận tải và 1 HTX nuôi Ong. Các HTX hoạt
động hiệu quả góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân và thúc đẩy thực
hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ởđịa phương.
Hình 4.1. Lễ ra mắt hợp tác xã Rau an toàn ởxã Mường Sang
Việc thành lập các HTX nông nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc khắc phục những hạn chế của hình thức sản xuất nhỏ lẻ, thị trường tiêu thụ
không ổn định; giúp các thành viên tham gia HTX được tập huấn chuyển giao,
ứng dụng khoa học kỹ thuật, từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi,
phương thức sản xuất tạo ra những sản phẩm nông nghiệp sạch, có thương hiệu, nâng cao giá trị kinh tế trên một diện tích đất canh tác, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm và bảo vệ môi trường. Các HTX còn có vai trò quan trọng trong việc
định hướng hỗ trợ, cung ứng cho các thành viên về vật tư nông nghiệp, giống và
vận chuyển, bao tiêu sản phẩm với mức giá ổn định.
4.1.1.2. Phát triển về số lượng thành viên hợp tác xã nông nghiệp
Thành viên hợp tác xã nông nghiệp là các thành viên nòng cốt để phát triển kinh tế hợp tác và chủ yếu là các hộ nông dân sản xuất nhỏ lẻ, đặc biệt là có nhiều hợp tác xã có các thành viên là người dân tộc thiểu số. Các HTX nông nghiệp thành lập với mục tiêu hoạt động là hợp tác, tương trợ lẫn nhau trong hoạt
động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho các thành viên; đáp ứng các nhu cầu và nguyện vọng chung của thành viên về kinh tế và đời sống, phục vụ và hỗ trợ
thành viên phát triển sản xuất, kinh doanh, tăng thêm lợi ích cho các thành viên. Do vậy, sự phát triển của các HTX nông nghiệp là tiền đềđể phát triển kinh tế hộ
nông dân, giúp xóa đói giảm nghèo và giúp đỡ nhau cùng phát triển. Trong giai
đoạn từ 2012 đến 2016 thì số lượng thành viên HTX nông nghiệp trên địa bàn
huyện Mộc Châu đã có sự phát triển nhanh chóng. Tuy sốlượng thành viên HTX
chỉ là các thành viên nòng cốt của HTX, nhưng sự phát triển HTX đã kéo theo sự
phát triển chung của nông nghiệp trên địa bàn toàn huyện. Số lượng thành viên
của HTX được tăng qua các năm do sự phát triển mới của các HTX (sốlượng đã
tăng từ 110 thành viên năm 2012 lên 560 thành viên năm 2016, trung bình tăng
hơn 50%/năm). Tuy nhiên số thành viên bình quân/HTX tương đối ổn định (từ
18-21 người) qua các năm(tăng bình quân hơn 2%/năm), cụ thể biểu số 4.4. Các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Mộc Châu phát triển không chỉ mang lại lợi ích của riêng các thành viên trong HTX mà sự phát triển
đó còn mang lại việc làm, tăng thu nhập và giúp bao tiêu sản phẩm nông nghiệp
cho rất nhiều hộ nông dân sản xuất quanh khu vực của HTX. Do các HTX thành lập mới chủ yếu dựa trên sự góp vốn, đất sản xuất của các hộ trong nhóm do vậy số lượng thành viên, thành viên của các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Mộc Châu hiện nay còn khá ít.
Bảng 4.4. Quy mô thành viên của các hợp tác xã nông nghiệp huyện Mộc Châu TT Diễn giải 2012 2013 2014 2015 2016 TĐPT BQ (%) 1 Tổng số thành viên (người) 110 143 167 198 560 150,21 2 Số lượng thành viên bình quân/HTX (người) 18 20 21 20 20 102,67
Nguồn: UBND huyện Mộc Châu (2016)
Vai trò của các HTX nông nghiệp huyện Mộc Châu mang lại hiện nay là khá lớn vì nó không chỉ góp phần hỗ trợ sản xuất, bao tiêu sản phẩm cho các hộ
thành viên của HTX mà nó còn giúp cho rất nhiều các hộ nông dân, nhưng các
hộ này phải bảo đảm sản xuất theo quy trình của HTX. Do lượng thành viên chủ chốt của các HTX nông nghiệp còn ít nên khi các HTX ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm thì sẽ không đủ sản phẩm cung cấp cho các đơn vị thu mua sản phẩm nên các HTX nông nghiệp sẽ thu mua lại sản phẩm của các hộ nông dân
khác và bán cho các đơn vị thu mua. Trong thời gian tới các HTX nông nghiệp
ở Mộc Châu sẽ có sự phát triển nhanh về số lượng thành viên, khi các hộ nông dân khác thấy được lợi ích và vai trò của các HTX nông nghiệp trong sản xuất, kinh doanh.
4.1.2. Phát triển về tài sản và nguồn vốn của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Mộc Châu
Nguồn vốn và tài sản là điều kiện tiên quyết cho hoạt động của các HTX nông nghiệp nói riêng và các hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung. Do vậy, các HTX nông nghiệp nào có nhiều tài sản và nguồn vốn thì sẽcó điều kiện phát triển nhanh và mạnh hơn các HTX khác. Tuy nhiên, đối với các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Mộc Châu thì tài sản và nguồn vốn hoạt động của các HTX nông nghiệp chủ yếu dựa trên sự góp vốn của các thành viên và chủ yếu là sự góp vốn bằng đất sản xuất hoặc tài sản sản xuất của các hộ nông dân, chỉ có một số ít thành viên sáng lập HTX có điều kiện về nguồn vốn thì thực hiện góp vốn vào HTX. Do vậy, nguồn vốn và tài sản của các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Mộc Châu còn khá thấp do xuất phát điểm thấp từ chính các thành viên HTX.
Bảng 4.5. Tổng tài sản và vốn của các hợp tác xã nông nghiệp huyện Mộc Châu qua các năm
ĐVT: triệu đồng Diễn giải 2012 2013 2014 2015 2016 TĐPT BQ (%) Tài sản và vốn cố định 10.100 10.150 10.650 13.650 21.160 120,31 Tài sản và vốn lưu động 6.400 6.550 7.450 9.050 17.410 128,43 Tổng tài sản và nguồn vốn 16.500 16.700 18.200 22.700 38.570 123,65 Tài sản và nguồn vốn bình quân 1 thành viên 150,00 116,78 108,98 114,65 68,88 82,32