huyện Mộc Châu
4.2.3.1. Các kết quả đạt được
Nhìn chung, các HTX nông nghiệp đã tập trung đầu tư, đổi mới trang thiết bị, mở mang thêm ngành nghề, tích cực huy động vốn, tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho thành viên và người lao động. Các HTX nông nghiệp hiện nay, đa số có xu hướng hoạt động sản xuất kinh
doanh đa ngành nghề nhằm hỗ trợ nhau, thể hiện sự phát triển bền vững, tính ưu
việt và tính tích cực của HTX nông nghiệp .
Vai trò rõ nhất của các HTX nông nghiệp là trợ giúp kinh tế hộ phát triển;
đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới trong trồng
trọt và chăn nuôi, làm nòng cốt trong công tác phòng trừ dịch bệnh, chuyển đổi
cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Nhiều HTX nông nghiệp đã biết phát huy sức mạnh,
lợi thế từng địa phương để sản xuất ra sản phẩm chất lượng, thích ứng ngày càng tốt hơn với cơ chế thị trường; từng bước đổi mới về tổ chức và hoạt động trợ giúp nông dân hợp tác, liên kết sản xuất, kinh doanh với nhiều loại hình doanh nghiệp
khác thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa, mở mang các loại ngành, nghề,
giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho hàng vạn thành viên và người lao động, góp phần tích cực tăng trưởng hiệu quả sản xuất kinh tế hộ gia đình. Các chuỗi rau, củ, quả, thủy sản an toàn do các sở, ngành và UBND huyện hỗ trợ, xây dựng với nòng cốt là các HTX được duy trì và tiếp tục phát triển nhân rộng cung cấp sản phẩm rau, quả, thịt an toàn ngày càng tăng ra thị trường; hệ thống cửa hàng kinh doanh rau, quả, thịt an toàn có xác nhận đã được hình thành và đang được nhân rộng ra các huyện, thành phố trong tỉnh, là địa chỉ tin cậy cung cấp thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn cho người tiêu dùng.
Phát triển và tập trung vào các mô hình với thế mạnh của huyện như: mô
hình HTX sản xuất rau, củ, quả an toàn; mô hình HTX trồng hoa công nghệ cao;
mô hình HTX chăn nuôi thủy sản; mô hình HTX chăn nuôi gia súc, gia cầm; mô
hình HTX chanh leo; mô hình HTX cây ăn quả... Chú trọng tập trung vào liên
doanh, liên kết và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản; tham gia tích cực vào các chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm do Liên minh HTX tỉnh và Liên minh HTX Việt Nam và các doanh nghiệp kết nối; tập trung đổi mới, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất các sản phẩm chủ lực. Với sự quan tâm, tạo
sản xuất, các mô hình HTX nông nghiệp ở Mộc Châu đã và đang dần trở thành nhân tố quan trọng trong thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, góp phần xóa
đói, giảm nghèo, tạo nhiều việc làm, cải thiện, nâng cao thu nhập cho các thành viên tham gia HTX nông nghiệp và người lao động trên địa bàn huyện.
Hàng năm, HTX nông nghiệp đều xây dựng phương án sản xuất kinh
doanh, dịch vụ; tổ chức bộ máy gọn nhẹ, có con dấu và hoạt động theo đúng
Luật. Để nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động, các HTX nông nghiệp đã chỉ
đạo các thành viên tuân thủ nghiêm quy trình sản xuất. Các sản phẩm rau, quả được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng, từ nguồn đất, nước, giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho đến quá trình chăm sóc, thu hái và tiêu thụ sản phẩm
và được người tiêu dùng đánh giá cao. Các HTX nông nghiệp còn chủđộng trong
các khâu quản lý, dịch vụ và liên kết bao tiêu sản phẩm. Trước mỗi vụ sản xuất, các HTX nông nghiệp đều hướng dẫn nông dân lựa chọn giống cây trồng phù hợp, vận động hội viên nông dân xuống giống đồng loạt, đúng thời vụ, tạo thuận lợi cho việc chăm sóc, hạn chế được sâu bệnh, nâng cao năng suất trên đơn vị
diện tích canh tác.
4.2.3.2. Những hạn chế và tồn tại
Tuy các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Mộc Châu đã đạt được những kết quả khảquan nhưng vẫn còn một số HTX nông nghiệp của huyện hoạt
động còn hạn chế; nhiều HTX nông nghiệp hoạt động cầm chừng, kết quả hoạt
động sản xuất không cao; quy mô hoạt động tuy tăng nhưng còn nhỏ lẻ, manh mún so với thành phần kinh tế khác.
Công tác tổ chức, quản lý, điều hành của một số HTX nông nghiệp còn
yếu, các điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh không đảm bảo như thiếu vốn,
thiếu trang thiết bị, máy móc, chưa áp dụng được tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất. Trình độ, năng lực quản lý của Hội đồng quản trị còn hạn chế,
chưa năng động, sáng tạo. Một số HTX nông nghiệp quy mô nhỏ, hiệu quả sản
xuất kinh doanh không ổn định, chất lượng hoạt động không cao.
Một số HTX nông nghiệp còn lúng túng trong xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ; quá trình triển khai thực hiện còn đơn điệu, chủ yếu hoạt động trên một số loại hình sản xuất kinh doanh, dịch vụ truyền thống, chưa
đa dạng hóa ngành, nghề có thế mạnh. Một số HTX nông nghiệp không tổ chức
hoạt động cụ thể, không có báo cáo tài chính công khai, minh bạch, chưa tạo
được lòng tin cho thành viên và người lao động.
Một số thành viên do chưa nhận thức đầy đủ về Luật HTX nên khi tham
gia HTX nông nghiệp không đóng góp hoặc góp không đủ vốn quy định; còn coi việc quản lý, điều hành HTX nông nghiệp là nhiệm vụ của Hội đồng quản trị,
cho nên chưa thể hiện được tính tự nguyện, chưa nhận thức được yêu cầu và nguyên tắc của mô hình HTX nông nghiệp kiểu mới, chưa thấy lợi ích và trách nhiệm của mình khi tham gia thành viên HTX nông nghiệp.
Hoạt động của các HTX nông nghiệp còn thiếu gắn bó với nhau, chưa có
sự liên kết hệ thống cả về sản xuất kinh doanh, dịch vụ và về tổ chức; thực tế cho thấy, hoạt động của nhiều HTX nông nghiệp chưa đúng với bản chất như: Chưa
mạnh dạn góp vốn điều lệ, hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, chưa
hạch toán kế toán riêng ...; một số HTX nông nghiệp các thành viên chỉ góp vốn
tượng trưng, việc điều hành sản xuất kinh doanh, dịch vụ do vài cá nhân đảm
nhiệm giống như hình thức doanh nghiệp tư nhân.
Một số cán bộ quản lý HTX nông nghiệp chưa nhiệt tình, tâm huyết làm
ảnh hưởng đến sự phát triển của HTX nông nghiệp; phần lớn các HTX nông
nghiệp có rất ít cán bộ trẻcó năng lực, trình độ trực tiếp tham gia Hội đồng quản trị của HTX nông nghiệp. Một số chính sách đã ban hành, nhưng chưa cụ thể,
chưa sát với thực tế, khó thực hiện nên tính khảthi đạt hiệu quảchưa cao.
4.2.3.3. Nguyên nhân của các tồn tại và hạn chế
Nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương về kinh tế tập thể, HTX nông nghiệp chưa đầy đủ, chưa thông suốt; chưa thấy được vị trí, vai trò, bản chất, yêu cầu và tầm quan trọng của thành phần kinh tế tập thể đối với
sự phát triển kinh tế-xã hội nên chưa tạo được bước chuyển biến mạnh mẽ,
chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh và từng địa phương; cá biệt vẫn còn một số cấp ủy, chính quyền cơ sở nhận thức chưa đúng về HTX nông nghiệp kiểu mới nên chưa vào cuộc nên số lượng HTX nông nghiệp kiểu mới phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu của thực tiễn.
Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật HTX 2012 và các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với HTX nói chung và HTX nông nghiệp ban hành chậm, thiếu đồng bộ, thiếu hấp dẫn, chưa sát với điều kiện thực tế nên HTX nông
nghiệp khó tiếp cận, chưa tạo được động lực cho HTX nông nghiệp phát triển.
quy hoạch, kế hoạch vốn, thị trường, quản trị, công nghệ, nguồn nhân lực; năng lực nội tại, điều kiện hoạt động còn nhiều bất cập như: mặt bằng; vốn; cơ sở vật
chất; công nghệ; trình độ quản lý thấp, yếu; quy mô còn nhỏ lẻ, manh mún.
Nhiều HTX nông nghiệp còn lúng túng, thiếu định hướng hoạt động rõ
ràng, lợi ích mang lại cho thành viên ít, chưa đáp ứng được nhu cầu và đòi hỏi
bức xúc của thành viên, do đó thành viên còn thờ ơ, thiếu gắn bó với HTX nông nghiệp; đội ngũ cán bộ quản lý HTX nông nghiệp cũng còn nhiều yếu kém, chưa nhiệt tình, tâm huyết, tâm lý ỷ lại, trông chờ sự hỗ trợ từ Nhà nước...
Công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng và tăng cường cán bộ quản lý, khoa học kỹ thuật cho lĩnh vực kinh tế tập thể, HTX nông nghiệp chưa được
quan tâm đúng mức, hiệu quả chưa cao.Việc liên doanh, liên kết với các tổ chức
doanh nghiệp còn yếu trong khâu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và tiêu thụ sản
phẩm của các HTX nông nghiệp.