Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 83)

NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỘC CHÂU 4.2.1. Nhóm yếu tố chủ quan từ hợp tác xã nông nghiệp

4.2.1.1. Trình độ của cán bộ quản lý hợp tác xã nông nghiệp

Đội ngũ cán bộ quản lý HTX nông nghiệp thường lớn tuổi, nhiệt tình nhưng

năng lực, trình độ còn hạn chế, việc điều hành vẫn làm theo cảm tính, chưa có quy

chế làm việc rõ ràng, phân công trách nhiệm còn chung chung. Do khó khăn trong

thu hút cán bộ trẻ có trình độ về làm việc tại HTX nông nghiệp, nên việc áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, đưa các thiết bị cơ giới vào sản xuất còn hạn chế. Hiện hoạt động của nhiều HTX nông nghiệp chưa theo kịp xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường, tích lũy nội bộ HTX nông nghiệp còn khó khăn; không ít cán bộ

HTX nông nghiệp thiếu kiến thức về pháp luật, quản lý kinh tế, quản trị doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp, trình độ ngoại ngữ, tin học...

Theo kết quả phỏng vấn cán bộ HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Mộc Châu, cho thấy trình độ học vấn của đội ngũ cán bộ chủ chốt của HTX nông nghiệp với các chức danh là: Giám đốc, phó giám đốc, cán bộ kiểm soát và cán

bộ kế toán chưa cao. Nhìn chung đều có trình độ trung học cơ sở và trung học

phổ thông, và số cán bộ quản lý HTX nông nghiệp có trình độ học vấn trung học

phổthông đều từ70 đến 85%, đây là tiền đề quan trọng để các HTX nông nghiệp

huyện Mộc Châu tiếp cận được với các chủ trương, chính sách, và các tiến bộ

khoa học kỹ thuật, tiếp cận thị trường để áp dụng và hoạt động của các HTX và

đưa các HTX nông nghiệp phát triển trong thời gian tới.

Trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý HTX nông nghiệp có trình độ

nghiệp có trình độ đại học khoảng 37%, trình độ của phó giám đốc HTX có trình

độ từcao đẳng trở lên chiếm khoảng 34%, trong đó có khoảng 4% số cán bộ có

trình độ trên đại học. Số lượng kế toán có trình độ cao đẳng và đại học trở lên

chiếm tỷ lệ lớn nhất với trên 43%. Trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý các HTX nông nghiệp ngày càng tăng lên, số lượng cán bộ được đào tạo ngày càng nhiều, đây là cơ hội tốt cho việc tiếp cận các chủtrương, chính sách của Đảng và

nhà nước. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều cán bộ quản lý của các HTX nông

nghiệp ở huyện Mộc Châu rất nhanh nhạy trong việc tiếp cận các khoa học kỹ

thuật và thị trường để đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh của các HTX của

mình, đảm bảo sự phát triển bền vững của HTX như HTX Chanh leo Mộc Châu,

HTX 19/5, HTX rau an toàn tự nhiên,…

Bảng 4.15. Trình độ của Hội đồngquản trị và Ban giám đốc hợp tác xã Diễn giải ĐVT Giám đốc Phó Giám đốc Kiểm soát Kế toán Tính chung 1. Tuổi Năm 47,46 44,00 40,33 37,86 43,94

2. Sốnăm kinh nghiệm Năm 3,88 3,27 3,00 2,71 3,38

2. Trình độ học vấn - Tiểu học % 0,00 0,00 8,33 0,00 1,52 - Trung học cơ sở % 29,17 17,39 16,67 14,29 21,21 - Trung học phổ thông % 70,83 82,61 75,00 85,71 77,27 3. Trình độ chuyên môn

- Chưa qua đào tạo % 33,33 43,48 41,67 28,57 37,88

- Sơ cấp % 8,33 8,70 8,33 0,00 7,58

- Trung cấp % 16,67 13,04 25,00 28,57 18,18

- Cao đẳng % 4,17 13,04 8,33 14,29 9,09 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đại học % 37,50 17,39 16,67 28,57 25,76

- Sau đại học % 0,00 4,35 0,00 0,00 1,52

Nguồn: Số liệu điều tra (2017)

Tuy nhiên, trình độ của cán bộ quản lý HTX nông nghiệp huyện Mộc

Châu trình độ chưa cao, khó đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và phát triển kinh tế

trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cạnh trạnh cao như hiện nay. Để cán bộcó đủ khả năng tiếp cận được với những tiến bộ khoa học kỹ thuật, khoa học công nghệ và trong cả sản xuất, kinh doanh, quản lý thì các cấp chính quyền và

các HTX nông nghiệp cần phải có chính sách thu hút người có trình độ cao vào làm việc trong các HTX nông nghiệp hoặc thu hút những người này vào làm thành viên của các HTX nông nghiệp và tăng cường công tác đào tạo, tập huấn

nâng cao trình độ cho cán bộ HTX nông nghiệp.

4.2.1.2. Trình độ và nhu cầu của thành viên các hợp tác xã nông nghiệp

Mộc Châu là huyện vùng cao của tỉnh Sơn La với đa phần là người dân tộc thiểu số. Tuy có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông

nghiệp, có điều kiện kinh tế, xã hội khá phát triển nhưng với đặc thù chung của

một huyện miền núi thì trình độ nhận thức của người dân còn thấp, đặc biệt là các hộ nông dân sản xuất nông nghiệp. Do vậy, đa phần các thành viên HTX nông nghiệp ở Mộc Châu là chưa qua đào tạo. Các thành viên HTX khác có trình

độ chuyên môn cao đẳng, đại học là rất ít và chủ yếu là các thành viên là người

Kinh, từdưới xuôi lên và là thành viên sáng lập HTX, là các thành viên tiêu biểu của các HTX nông nghiệp để đi đầu trong các phong trào sản xuất, kinh doanh cho các hộ thành viên khác trong HTX nông nghiệp.

Bảng 4.16. Trình độ của thành viên các hợp tác xã

Diễn giải ĐVT Sốlượng

1. Sốnăm tham gia hợp tác xã Năm 3,23

2. Trình độ học vấn - Không biết chữ % 7,00 - Tiểu học % 42,54 - Trung học cơ sở % 19,63 - Trung học phổ thông % 30,83 3. Trình độ chuyên môn

- Chưa qua đào tạo % 62,50

- Sơ cấp % 18,33

- Trung cấp % 14,23

- Cao đẳng % 0,83

- Đại học % 4,11

Nguồn: Số liệu điều tra (2017)

Tỷ lệ thành viên các HTX nông nghiệp có trình độ cao còn rất thấp, còn

lại đa phần là các thành viên người dân tộc thiểu số chưa qua đào tạo do vậy đã

huyện Mộc Châu. Do trình độ của các thành viên HTX nông nghiệp còn thấp nên việc áp dụng các quy trình kỹ thuật sản xuất mới, sản xuất theo chuỗi giá trị khép

kín, đảm bảo các yêu cầu về chất lượng, quy cách sản phẩm và ứng dụng công

nghệ cao vào sản xuất trong các HTX nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn.

Khi kinh tế, xã hội phát triển, sản xuất của các hộ thành viên phát triển thì yêu cầu về dịch vụ của các thành viên ngày càng cao. Việc nhu cầu của các thành (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

viên ngày càng tăng là áp lực cho các HTX nông nghiệp phải nâng cao chất

lượng dịch vụ và các sản phẩm dịch vụ cung cấp đểđảm bảo cung cấp kịp thời và nâng cao chất lượng phục vụ cho các thành viên. Do vậy, nhu cầu của thành viên ngày càng nhiều, càng yêu cầu cao thì nó lại là động lực cho các HTX nông nghiệp ngày càng phát triển.

Bảng 4.17. Nhu cầu của thành viên về các dịch vụ của HTX nông nghiệp

ĐVT: % Tên dịch vụ Rất cần Cần Ít cần thườBình ng Không cần Thủy nông 21,67 21,67 5,83 6,67 44,16 Bảo vệ thực vật 31,67 49,17 0,83 0,83 17,44 Thú y 8,33 15,00 2,50 1,67 72,50 Khuyến nông 16,67 70,00 4,17 2,50 6,66 Bảo vệđồng ruộng 20,83 32,50 9,17 6,67 30,82 Cung ứng giống, vật tư 31,67 59,17 3,33 0,83 4,86 Làm đất 15,00 35,00 5,83 7,50 36,66 Thu hoạch 30,83 42,50 7,50 6,67 12,50 Tiêu thụ sản phẩm 63,33 33,33 0,83 0,00 2,51 Hướng dẫn quy trình sản xuất 46,67 50,00 1,67 0,00 1,66

Hướng dẫn quy trình thu

hoạch, bảo quản 44,17 48,33 4,17 0,83 2,50 Nguồn: Số liệu điều tra (2017)

Qua khảo sát, nhu cầu của các thành viên HTX nông nghiệp là rất phong

phú và đa dạng. Tuy nhiên các dịch vụ mà các thành viên yêu cầu cao và nhu cầu

lớn được phục vụđó là các nhu cầu vềhướng dẫn quy trình sản xuất; hướng dẫn quy trình bảo quản, thu hoạch sản phẩm; tiêu thụ sản phẩm; khuyến nông; bảo vệ

thực vật; cung ứng giống, vật tư đầu vào cho sản xuất; thu hoạch sản phẩm,…

đây là các nhu cầu khi mà trình độ sản xuất của người dân ngày càng cao và họ

hướng tới nâng cao chất lượng sản phẩm để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp và nó cũng là các nhu cầu khá khó, đòi hỏi các HTX nông nghiệp huyện Mộc Châu cần phải có sự phát triển mạnh mẽđể mang tới các dịch vụ tốt nhất cho các thành viên.

4.2.1.3. Nguồn lực của các hợp tác xã nông nghiệp

a. Đất sản xuất

Trong sản xuất nông nghiệp thì đất sản xuất có vai trò vô cùng quan trọng, là yếu tố tiên quyết trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Nếu nguồn lực đất đai

bị hạn chế thì rất khó để mở rộng quy mô sản xuất. Mộc Châu tuy là huyện miền núi có diện tích đất tự nhiên khá lớn, nhưng diện tích đất sản xuất của các HTX nông nghiệp còn khá thấp. Nguyên nhân chủ yếu là quyền sử dụng đất được chia

cho người dân với số lượng có hạn, trong khi đó đất sản xuất của các HTX nông

nghiệp chủ yếu là do đất góp của các thành viên HTX, do vậy quy mô diện tích

đất sản xuất của các HTX nông nghiệp huyện Mộc Châu hiện nay phụ thuộc rất lớn vào sốlượng thành viên HTX.

Hộp 4.5. Khó khăn vềđất sản xuất của hợp tác xã nông nghiệp

Đất sản xuất của các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Mộc Châu trong những năm vừa qua có sự phát triển khá nhanh nhưng vẫn còn rất hạn chế, kể cả đối với những HTX nông nghiệp đã phát triển mạnh, có uy tín và có liên kết tiêu thụđầu ra cho các thành viên HTX nông nghiệp như HTX rau an toàn tự

nhiên (với quy mô sản xuất trên 20ha); HTX dịch vụ và phát triển nông nghiệp 19/5 (với quy mô sản xuất trên của thành viên và liên kết với hộ nông dân các dân tộc trên địa bàn huyện khoảng 90ha); HTX chanh leo Mộc Châu (với diện

Với quy mô sản xuất như hiện tại thì HTX rau an toàn An Tâm của chúng tôi khó có thể tiếp cận được với các đối tác lớn để cung cấp rau cho họđược vì khi đó họ

yêu cầu về sốlượng và chủng loại rau là khá lớn nhưng với quy mô sản xuất như hiện nay của chúng tôi thì không thểđáp ứng được. Do vậy, để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát triển của HTX trong thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn.

Nguồn: Phỏng vấn sâu bà Nguyễn Thị Tâm, Giám đốc HTX rau an toàn An Tâm, Mộc Châu (2017)

tích của HTX là khoảng 37ha và liên kết với các hộ nông dân khác khoảng 20ha);… còn lại các HTX nông nghiệp khác quy mô đất sản xuất còn rất thấp

như HTX rau an toàn An Tâm Mộc Châu có diện tích đất sản xuất khoảng 5ha;

HTX hoa Mộc Châu với quy mô sản xuất khoảng 7ha;… Cùng với đó là nhiều HTX nông nghiệp hiện nay chưa có đất để xây dựng trụ sở làm việc, có một số

HTX nông nghiệp có trụ sở chính là nhà riêng của giám đốc HTX hoặc các thành viên trong ban quản lý HTX.

b. Nguồn vốn của các hợp tác xã (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các HTX nông nghiệp huyện Mộc Châu chủ yếu được thành lập trên sự

góp vốn của các thành viên sáng lập HTX. Trong khi đó thành viên các HTX

nông nghiệp huyện Mộc Châu có xuất phát điểm thấp, chủ yếu là các hộ nông

dân, người dân tộc thiểu số với sự góp vốn chủ yếu là đất sản xuất. Do vậy, sau khi thành lập HTX nông nghiệp thì các HTX hoạt động gắn với sản phẩm chủ lực

của vùng và sản xuất trên nền sản xuất nông nghiệp của các hộ thành viên. Với

xuất phát điểm như vậy thì nguồn vốn cho sản xuất, kinh doanh của các HTX

nông nghiệp huyện Mộc Châu còn nhiều hạn chế. Hiện nay, chỉ có một số ít

HTX nông nghiệp phát triển dựa trên các mối quan hệ, liên kết của các thành

viên chủ chốt trong HTX và thực hiện sản xuất, kinh doanh liên kết theo chuỗi và

đã áp dụng kỹ thuật công nghệ cao, tiên tiến vào sản xuất, trong đó có nhiều mô

hình HTX liên kết với các siêu thị lớn để mở rộng tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên,

sốlượng các HTX nông nghiệp ở Mộc Châu làm được điều này còn rất hạn chế.

Đồ thị 4.3. Đánh giá của lãnh đạo các hợp tác xã nông nghiệp về nguồn vốn sản xuất, kinh doanh

Các HTX nông nghiệp hiện nay tuy có tư cách pháp nhân, có con dấu nhưng để vay vốn đầu tư sản xuất kinh doanh từ ngân hàng và các quỹ tín dụng nhân dân thì cần phải có tài sản thế chấp. Nhưng hiện nay, hầu như tất cả các HTX nông

nghiệp trên địa bàn huyện đều không có tài sản thế chấp (ngoại trừ HTX 19/5) nên

không thể đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng hay quỹ tín dụng nhân dân. Các HTX nông nghiệp đứng ra vay tiền chủ yếu là vay dưới hình thức cá nhân các thành

viên trong HTX (giám đốc, phó giám đốc) dùng tài tài cá nhân để thế chấp.

Nguồn: Phỏng vấn sâu Ông Nguyễn Đức Huy, Chủ tích hội đồng quản trị quỹ tín dụng nhân dân thị trấn Nông trường Mộc Châu (2017)

Qua khảo sát 66 cán bộ lãnh đạo của các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Mộc Châu thì có tới hơn 70% cán bộlãnh đạo HTX nông nghiệp cho rằng các HTX nông nghiệp đang thiếu vốn để cho sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các vốn đầu tư dài hạn cho sản xuất và cơ sở vật chất trong sản xuất như nguồn vốn

đểthay đổi công nghệ sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp như đầu tư nhà lưới, nhà sơ chế, bảo quản,… Chính khó

khăn về vốn này làm hạn chếđến sự phát triển của các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện, đặc biệt là đối với các HTX nông nghiệp mới thành lập.

Hộp 4.6. Ý kiến của khó khăn trong vay vốn của các hợp tác xã nông nghiệp huyện Mộc Châu

4.2.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý và điều hành hoạt động của các hợp tác xã

nông nghiệp huyện Mộc Châu

Với phương châm "chung sức cùng thành công", mô hình hợp tác xã kiểu

mới theo Luật Hợp tác năm 2012 nhiều HTX nông nghiệp kiểu cũ đã chuyển đổi sang mô hình HTX kiểu mới, các HTX nông nghiệp được thành lập mới đã thành

lập trên cơ sở tự nguyện tham gia của các thành viên và hoạt động theo mô hình

HTX kiểu mới. Sự thay đổi mô hình quản lý theo Luật HTX năm 2012 đã làm

cho nhiều HTX nông hoạt động hiệu quả với nhiều hình thức kinh doanh thúc

đẩy phát triển nông nghiệp. Có một số HTX nông nghiệp đã vươn lên đủ lớn mạnh, khẳng định được uy tín và vị thế trên thương trường. Hiện nay, bộ máy quản lý của các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Mộc Châu đã tiết giảm và tinh gọn theo hướng bao gồm có Hội đồng quản trị, Giám đốc, Phó giám đốc, Ban kiểm soát HTX nông nghiệp và kế toán của các HTX. Với tính tinh gọn bộ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Châu chỉ gồm từ 4 – 8 người, bao gồm tất cả các chức danh theo quy định nhưng

sốlượng cán bộ quản lý của từng HTX thì tùy thuộc vào điều kiện của từng HTX nông nghiệp.

Nhìn chung tổ chức bố máy quản lý của các HTX nông nghiệp huyện Mộc

Châu đều gọn nhẹ, cơ cấu tổ chức được cải tiến, chức năng, quyền hạn dược quy

định rõ ràng nên thuận lợi hơn cho công tác quản lý. Các HTX nông nghiệp thành lập mới bố trí khoảng 4 – 8 cán bộ quản lý, trong đó Hội đồng quản trị gồm 2 – 3

người, đa số chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Giám đốc; Ban kiểm soát từ 1 – 2

người, cán bộ chuyên môn 2 – 3 người và tổtrưởng, đội trưởng 2 – 5 người; kế toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 83)